Chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của giấc ngủ trong sự phát triển chiều cao, nhất là giấc ngủ ban đêm. Theo nhiều tài liệu khoa học, chính lúc ngủ say và sâu đã kích thích tuyến yên tiết ra hoóc môn tăng trưởng.
- Tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi thể hiện ở những lĩnh vực phát triển nào?
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay quấy khóc là do đâu?
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, hoóc môn lăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm khoảng 11-12 giờ đêm khi trẻ đã ngủ say. Khi tiếp nhận hoóc môn này, xương người sẽ mọc dài thêm ở 2 đầu.
Những trẻ có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho việc phát triển chiều cao (như về di truyền, dinh dưỡng hoặc vận động cơ thể phù hợp), nhưng nếu tuyến yên không thể tiết ra được hoóc môn tăng trưởng thì cơ thể cũng sẽ không thể phát triển chiều cao tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Trẻ ngủ quá muộn, ngủ nhiều vào ban ngày thì lượng hoóc môn tiết ra rất ít, trẻ thường chậm lớn, chậm phát triển chiều cao hơn. Các nhà khoa học ở Trường đại học Wisconsin (Mỹ) đặt một thiết bị cảm biến vào xương chân những chú cừu non và kết luận 90%
sự lớn của xương diễn ra trong giấc ngủ.
Ngoài ra, để có thể tối đa hóa chiều cao cho trẻ, cần quan lâm đến quá trình hình thành của một loại hoóc môn có tên là somatotropin. Hoóc môn này nắm giữ vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định trong việc tạo nên các tế bào sụn (các tế bào sụn này tham gia tích cực vào việc tăng chiều dài của các xương như xương tay, xương chân…). Bên cạnh đó, nó cũng kích thích cơ thể sản sinh thêm một loại hoóc môn gọi là somatomedin. Loại hoóc môn này giúp lăng trưởng chiều cao trong khoảng một giờ sau khi bắt đầu giấc ngủ. Đây cũng chính là lý do tại sao trẻ em nên ngủ đều đặn và đúng giờ quy định.
Bí quyết dinh dưỡng giúp trẻ tăng chiều cao tối ưu
Để trẻ có thể ngủ sâu vào ban đêm, trước khi đi ngủ 30 phút, các bậc phụ huynh cần chú ý những điều sau:
– Tránh cho trẻ ăn quá no, hoặc làm cho hệ thần kinh quá hưng phấn. Vui quá hoặc buồn quá đều làm cho bé không thể có giấc ngủ sâu và có thể gặp ác mộng. Không nên cho trẻ đùa giỡn quá mức, la hét, xem phim có yếu tố bạo lực hay gây sợ hãi vào buổi tối.
– Tốt nhất hãy tập cho bé ngủ riêng. Hãy giúp trẻ trở về trạng thái tinh thần ổn định, thoải mái và nhẹ nhàng trước khi đi vào giấc ngủ say.
– Với trẻ sơ sinh, hãy quan sát trẻ để biết vào giờ nào thì trẻ bắt đầu giụi mắt, mút tay, và hơi vật vã một chút. Đó là những dâu hiệu trẻ buồn ngủ.
– Hãy lập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ và đi ngủ sớm (vào khoảng 21h), ngủ trưa khoảng 60 phút) và ngủ sâu trong môi trường yên tĩnh và thoáng đãng. Không cần đánh thức trẻ trên 1 tuổi dậy bú đêm nếu trẻ ngủ say. Ở tuổi này trẻ đã có khả năng dự trữ chất dinh dưỡng đủ cho một đêm và cần có giấc ngủ trọn vẹn hơn để phát triển. Chưa kể bú đêm dỗ làm trẻ bị sâu răng, ảnh hưởng xâu đến khả năng nhai và tiêu hóa, hấp thu thức ăn về sau. Trẻ bú đêm nhiều thì ban ngày sẽ không thèm ăn do còn no, nhất là bữa ăn sáng. Trẻ không bú đêm sẽ đói bụng khi thức dậy buổi sáng và ăn sáng ngon lành hơn. Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
(Tổng hợp)