Tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi thể hiện ở những lĩnh vực phát triển nào?

0
2022

Đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 đến 6 tuổi có nhiều diễn biến đa dạng, phát triển phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Để nắm bắt tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi, bố mẹ cần tìm hiểu những đặc trưng phát triển của các con trong độ tuổi này. Hãy cùng Cungconlonkhon.com tham khảo các đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi thể hiện như thế nào nhé!

Sự phát triển về ngôn ngữ

Ngôn ngữ là đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi phát triển nhiều nhất. Trẻ học được nhiều từ mới bằng cách lắng nghe bố mẹ và những người khác trò chuyện, cũng như từ chính cách dạy của bố mẹ, hoặc qua chuyện kể mỗi tối trước khi đi ngủ. Trẻ bắt đầu thể hiện sự quan tâm của mình nhiều hơn thông qua giao tiếp, thích nói chuyện với người khác. Trẻ có thể hiểu được hầu hết những gì bố mẹ nói, thậm chí có thể đoán được những từ mà mình chưa biết.

Khoảng 3 tuổi, trẻ sử dụng được các câu dài 3- 5 từ, hoặc thậm chí hơn, và người khác gần như hiểu được hết những gì trẻ nói. Bên cạnh đó, trẻ biết chỉ vào các phần chi tiết trong hình ảnh và gọi tên chúng, ví dụ chỉ vào cái đầu bò trong bức ảnh đồng quê và đọc ” cái bụng”.

Trẻ từ 3 đến 6 tuổi lưu ý về việc phát triển về ngôn ngữ

Hơn 4 tuổi, trẻ nói được những câu dài hơn 5 từ, hiểu được hầu hết những gì người khác nói và thực hiện theo hướng dẫn với 2-3 bước, miễn là các hướng dẫn này gắn liền với những điều quen thuộc với trẻ. Chẳng hạn như ” bé đóng sách lại và đưa cho mẹ nào.”

Sự thay đổi về hoạt động chủ đạo và hành vi

Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành mối quan tâm, nhận thức và có khả năng duy trì các liên hệ qua giao tiếp mắt với người khác. Trẻ thích chơi trong các nhóm đồng lứa tuổi. Các trò chơi tập thể trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ có cơ hội mở rộng kỹ năng xã hội, khám phá cảm xúc bản thân và tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh mình. Trẻ bây giờ đã hiểu được khái niệm “tôi” và “anh ấy/ cô ấy”, vì vậy, việc chia sẻ với bạn bè trở nên dễ dàng hơn.

Trí tưởng tượng ở lứa tuổi mầm non cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Ví dụ, trẻ có thể chơi giả vờ với một người bạn do mình tưởng tượng ra, hoặc với búp bê, đồ chơi mô phỏng. Qua đó, trẻ sẽ thử nhiều vai trò và hành vi khác nhau, như đóng vai bác sĩ, cô giáo, ba hoặc mẹ,…Lên 4 tuổi, trẻ có thể thích “lừa” người khác và mô tả lại những gì đã diễn ra. Ví dụ, “Mẹ cứ nghĩ rằng tôi đã ngủ rồi!”, song song đó, trẻ cũng lo lắng về việc sẽ bị người khác “lừa” lại.

Sự phát triển khả năng nhận thức của trẻ

Lớn hơn 3 tuổi, trẻ đã có thể quay đầu lại mỗi khi được gọi tên, đồng thời phát triển mối quan tâm đặc biệt với việc khám phá những môi trường đa dạng xung quanh mình. Điều này thể hiện rõ rệt khi trẻ cùng tham gia hoạt động ở các sân chơi mới, xã hội mới. Trẻ cũng bắt đầu hiểu được một số hành vi và môi trường nguy hiểm, và không an toàn để tránh xa.

Sự phát triển khả năng nhận thức của trẻ

Một số đặc điểm lưu ý tâm lý trẻ từ 3 – 6 tuổi mà bố mẹ cần lưu ý nữa là khả năng tư duy. Trẻ mẫu giáo dễ dàng bị mê hoặc bởi thế giới ” vi diệu” xung quanh mình, và đặt rất nhiều câu hỏi với mọi người khác nhau. Nói đến khả năng tư duy nổi trội trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu nhận biết được những khái niệm đối lập nhau – như “lớn/ nhỏ”, “trên/ dưới”, “trong/ ngoài”,…

Mối quan hệ tình cảm, cảm xúc 

Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển cảm xúc ở trẻ mầm non. Trong suốt thời kỳ này, trẻ thực sự hiểu rằng cơ thể, trí óc và cảm xúc của mình là của chính mình. Trẻ còn biết phân biệt giữa cảm giác hạnh phúc, buồn bã, sợ hãi hoặc tức giận.

Trẻ cũng bắt đầu xuất hiện nỗi sợ hãi đến từ những điều tự tưởng tượng ra, quan tâm cách người khác hành động và thể hiện tình cảm với những người thân quen. Và khi trẻ trở nên tự tin hơn, trẻ đồng thời cũng xử lý những cảm xúc của bản thân tốt hơn.

Quá trình hình thành ý thức từ bản thân

Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo có thể bắt đầu tò mò về thân thể của chính mình và của những người khác. Ví dụ, đôi lúc người lớn sẽ phát hiện trẻ đang tìm hiểu bộ phận sinh dục của mình và của trẻ khác. Đây là điều bình thường trong quá trình phát triển của trẻ, tuy nhiên, bố mẹ cần quan sát, theo dõi để định hướng đúng đắn sự tò mò ấy của trẻ. Sau 3 tuổi, bố mẹ đã có thể từng bước giáo dục giới tính cơ bản phù hợp với độ tuổi của con.

Xem thêm: 8 đặc điểm phát triển trí tuệ ở trẻ từ 1 – 2 tuổi mẹ nên biết