Hạt chia được đông đảo người biết tới và thường xuyên sử dụng như một loại thực phẩm quan trọng. Đối với những người đặc biệt cần sự bổ sung dưỡng chất như người già, phụ nữ có thai và em bé, hạt chia càng tỏ ra có hữu ích. Dưới đây là 7 cách nấu cháo hạt chia cho bé ăn dặm mẹ có thể tham khảo ngay nhé!
Lợi ích của hạt chia đối với trẻ nhỏ
Những lợi ích của hạt chia đối với trẻ em có thể được liệt kê như sau:
Hỗ trợ tiêu hóa, giúp trẻ không bị táo bón: Hạt chia có hàm lượng chất xơ rất cao. Chất xơ có trong hạt chia giúp làm sạch đường ruột, loại bỏ chất cặn bẩn trong đường tiêu hóa của bé, giúp bé đi cầu dễ dàng hơn và không bị táo bón.
Hỗ trợ phát triển trí não: Trong nhân hạt chia chứa một lượng các chất béo chưa bão hòa, Omega-3 và các axit béo khác vô cùng ấn tượng. Các chất béo này cấu thành hơn 60% tế bào não bộ, giúp hỗ trợ quá trình phát triển tế bào thần kinh của trẻ, giúp trẻ nhận thức về thế giới, và thông minh vượt bậc.
Tốt cho mắt, giúp phát triển võng mạc: Không những là thành phần chính cấu thành các tế bào não, chất béo Omega 3 và Omega 6 còn là chất cấu tạo hơn 95% tế bào võng mạc.
Cung cấp năng lượng tích cực cho trẻ: chứa một lượng lớn protein và các axit amin thiết yếu, hạt chia còn giúp cung cấp năng lượng cho trẻ vận động suốt một ngày dài. Đối với trẻ hiếu động và ưa chạy nhảy, bổ sung 50gram hạt chia mỗi ngày rất tốt để duy trì năng lượng cho trẻ.
Bổ sung dưỡng chất: Trẻ em thường có xu hướng ghét ăn các món từ rau xanh, do đó khiến trẻ thiếu hụt đi một lượng chất xơ. Với ưu điểm là không mùi, không vị, hạt chia dễ dàng kết hợp với các món ăn khác mà bé thích, bổ sung đủ những dưỡng chất thiếu hụt từ chế độ ăn không đủ rau xanh.
Phát triển hệ xương khớp, tăng trưởng chiều cao: 560mg canxi có trong 100 gram hạt chia khô là lý do hạt chia giúp hỗ trợ phát triển xương khớp, giúp bé đạt mức chiều cao lý tưởng.
Trẻ mấy tháng có thể sử dụng được hạt chia?
Trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên cho trẻ ăn hạt chia. Muốn trẻ được hấp thụ dưỡng chất từ hạt chia trong giai đoạn này, mẹ nên ăn hạt chia mỗi ngày. Nhờ đó, dưỡng chất từ hạt chia sẽ đi vào dòng sữa của mẹ và nuôi dưỡng trẻ.
Bắt đầu từ giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi, mẹ có thể sử dụng hạt chia cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, khả năng ăn thô của trẻ lúc này còn kém, trẻ mới đang tập làm quen dần với các món ăn khác ngoài sữa mẹ nên cần cẩn trọng trong chế biến hạt chia cùng với thực đơn ăn dặm của trẻ.
Hạt chia không làm thay đổi mùi vị của món ăn, nên mẹ hoàn toàn yên tâm trẻ không hề thấy khó chịu với hạt chia đâu nhé. Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dặm với hạt chia khoảng 10 – 20 gram/ ngày là đủ.
5 cách nấu cháo hạt chia cho bé ăn dặm
Nấu cháo với hạt chia là một trong những cách chế biến hạt choa cho bé ăn dặm mà các mẹ thường sử dụng nhất. Vậy cách nấu hạt chia cho bé ăn dặm như thế nào và có đơn giản không?
Cháo yến mạch hạt chia
Nguyên liệu:
- 15gam yến mạch
- 5gam hạt chia
- 10ml sữa tươi.
Cách làm
Bước 1: Ngâm hạt chia trong khoảng 10ml nước ấm cho nở đều trong khoảng 20 phút.
Bước 2: Lọc hạt chia đã ngâm qua rây, dùng thìa để tán nhằm lấy được tối đa lượng gel của hạt chia.
Bước 3: Yến mạch ngâm trong sữa tươi 30 phút sau đó cho vào nấu cùng lượng gel hạt chia đã loc từ 10 – 15 phút. Nên sử dụng bột yến mạch để nhanh chín.
Cháo cá ngừ hạt chia
Nguyên liệu
- 20 gam cá ngừ lạc
- 30 gam rau chân vịt hoặc súp lơ
- 5 gam hạt chia
- 5 gam gạo
Cách làm
Bước 1: Ngâm hạt chia trong nước, sau đó lọc bỏ bã hạt chia
Bước 2: Ninh gạo cho mềm nhừ. Hấp chín cá và rau xanh sau đó xay nhuyễn cho qua rây.
Bước 3: Cho cá và rau đã lọc, cùng gel hạt chia vào với cháo đảo đều trên bếp khoảng 5 phút.
Cháo bí đỏ, lê và hạt chia
Nguyên liệu:
- Cháo bí đỏ, lê và hạt chia
- 3 quả lê chín đã gọt vỏ
- 2 muỗng hạt chia.
Cách làm:
Bước 1: Cho bí đỏ vào nồi nấu thành súp để nguộn rồi xay nhuyễn với lê và hạt chia. Lấy một ít cho bé ăn, phần còn lại bỏ ở ngăn mát tủ lạnh.
Bước 2: Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trộn hạt chia đã ngâm với nước và để ráo, sau đó làm bột hoặc cháo hạt chia. Chắc chắn hơn thì có thể xay nhuyễn thành bột mịn (với bé mới biết ăn). Hoặc hạt chia ngâm cũng có thể trộn với sữa cho bé uống, tùy theo sở thích mà mẹ có thể thực hiện cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm sao cho hợp lý.
Cà rốt, táo và hạt chia
Nguyên liệu
- Cà rốt hấp 4 củ
- Táo gọt vỏ 1 quả và hấp chín
- 2 muỗng hạt chia.
Cách làm: Dùng máy xay xay nhuyễn các thành phần trên để tạo hỗn hợp. Lấy một ít cháo hạt chia cho bé sử dụng, phần còn lại để ở ngăn mát.
Cháo đậu hạt Chia
Cháo đậu gồm 5 loại ngũ cốc: gạo lứt, mè đen, đậu xanh, hạt sen, hạt chia là thực đơn lành mạnh cho bé.
Cách chế biến:
- Ngâm các loại hạt qua đêm cho nở, rồi xay nhuyễn thành dạng bột.
- Dùng sữa hoặc nước hấp chín ngũ cốc trong 10 phút.
Đây là món ăn tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu bé khó tiêu hay bị táo bón, mẹ hãy chăm thực hiện món này nhé!
Xem thêm>> 7 cách nấu cháo đậu hũ non cho bé ăn dặm thơm ngon