Có nhiều bậc cha mẹ suy nghĩ rằng trẻ 20 tháng tuổi chưa thể nhớ được nhiều, đợi đến khi bé 5-6 tuổi rồi hãy học là hoàn toàn sai và sẽ làm mất đi khả năng tự nhiên của trẻ. Cha mẹ hãy học cách người Nhật dạy con 20 tháng tuổi thông minh vượt trội.

Bé 20 tháng tuổi phát triển về thể chất và trí tuệ như thế nào?

Ở độ tuổi này nhiều bé đã được đi nhà trẻ. Khi thấy bé chơi đùa với nhóm trẻ cùng tuổi, bạn bỗng dưng cảm thấy muốn được bảo bọc. Bé sẽ hướng theo các phản ứng của bạn để xử sự, vì vậy, hãy cố gắng tích cực và khuyến khích bé.

Ở giai đoạn này, bé muốn làm bạn vui và cố gắng lôi kéo bạn cùng chơi với bé. Bạn sẽ khó mà tính chuyện nghỉ ngơi một chút. Bé sẽ mang mọi thứ đến cho bạn xem và dù bạn ở đâu bé cũng sẽ tìm cho ra. Trong tháng này, khoảng thời gian chăm sóc trẻ bạn có thể tìm lại được nét trẻ thơ của chính mình khi thực sự trở thành bạn thân của bé yêu.

Bé 20 tháng tuổi phát triển cả về thể chất và trí tuệ

Ở tuổi này trẻ vẫn thường lo lắng khi không có bố hoặc mẹ bên cạnh chăm sóc trẻ. Bé chưa hiểu vì còn nhỏ, nhưng đã có thể tham gia các sinh hoạt trong gia đình. Ba mẹ đi làm, về nhà, và cả gia đình quay quần bên nhau đã thành lệ thường. Ba mẹ có thể tạo cho bé cảm giác yên tâm bằng cử chỉ âu yếm thân thương khi tạm biệt đi làm hoặc thể hiện sự mừng vui vô bờ bến lúc gặp lại bé sau giờ làm

Dạy con 20 tháng tuổi theo cách của người Nhật

Để trẻ vận động và đi bộ thật nhiều

Năng lượng bên trong của trẻ sẽ phát huy hoàn hảo khi các giác quan, kỹ năng vận động và ngôn ngữ được kích hoạt ngay sau sinh. Từ một tuổi rưỡi trẻ cần đi bộ với quãng đường dài nhất có thể. Bế ẵm, ôm ấp hay để con ngồi xe đẩy, ô tô cả ngày sẽ làm mất khả năng di chuyển.

Ở 20 tháng tuổi, trẻ luôn muốn vận động, chân tay và cơ thể chúng không chịu ngồi yên. Nếu bị kiềm chế sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Khi được thúc đẩy đúng cách, trẻ có thể phát triển những khả năng thể chất đáng kinh ngạc. Vì thế, từ khoảng 20 tháng tuổi, người Nhật dạy con đi bộ như một bài tập hàng ngày. Đây cũng là một cách giúp trẻ phát triển trí não.

Giai đoạn nhạy cảm nhất để phát triển ngôn ngữ

Trẻ 20 tháng tuổi có nhu cầu vận động cũng như giao tiếp. Đặc biệt ở giai đoạn bập bẹ học nói lúc bắt đầu 2 tuổi, nhưng đến hai tuổi rưỡi có vẻ như nó biến mất. Vì thế thời điểm từ 20 tháng tuổi đến 2,5 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất. Cha mẹ cần hiểu rằng, đây là mốc quan trọng nhất để phát triển ngôn ngữ trong cuộc đời trẻ.

Người Nhật dạy con bằng cách nói chuyện với con giọng chuẩn như giao tiếp với người lớn. Ở thời kỳ này, các trò chơi ngôn ngữ nên được khuyến khích. Có rất nhiều cách để chơi. Ví dụ: hỏi chúng “Bi có biết trong phòng tắm có đồ gì màu đỏ không?”, hay hỏi con tên của những đồ vật có màu đỏ trong nhà mà chúng biết..

Khi trẻ được 20 tháng tuổi, bạn nên mua cho con các loại sách có hình ảnh. Không chỉ xem tranh, bạn nên đọc to phần nội dung để bé nghe. Nếu chúng hào hứng có thể đọc 5-10 quyển mỗi ngày.

Ở tuổi này, hãy để con tập sử dụng bút viết – một cách để bé quan tâm hơn tới từ vựng. Trẻ 20 tháng tuổi cũng có thể đọc rất tốt. Trên đường, bạn nên chỉ cho bé nhận biết các biển chỉ dẫn hoặc đọc biển số xe.

Nắm bắt đúng thời điểm và khuyến khích con là bí quyết dạy con hiệu quả

Tự rửa tay, thắt dây giày, cài cúc áo… Hãy để con thực hành những kỹ năng này mặc dù sẽ cần nhiều thời gian. Càng dành nhiều thời gian dạy con từ bây giờ bạn càng nhàn về sau.

Từ 20 tháng tuổi trẻ có thể làm việc nhà. Lau bàn, lấy đồ vật… có rất nhiều việc vặt trong nhà phù hợp với bé. Đừng quên khen ngợi con sau khi chúng hoàn thành công việc. Việc này rất quan trọng để giúp trẻ tự tin hơn.

Kể cả khi con làm chưa tốt, vẫn nên có sự khuyến khích. Nhờ thế chúng sẽ tự tin để làm tốt hơn lần sau. Bảo con làm đi làm lại, bắt lỗi trước mặt là cách dạy kém hiệu quả nhất. Tuyệt đối không nên chê bai. Những bà mẹ thiếu sót thường cư xử với con như: bắt chúng làm quá khả năng, làm chúng xuống tinh thần với những câu nói như “ai cũng có thể làm việc đó” hoặc “không ai hành động ngu ngốc như con.”

Khi trẻ 20 tháng tuổi, dạy chúng cách sắp xếp mọi thứ gọn gàng. Để đồ lên kệ trong tầm với. Đặt đồ chơi đúng nơi quy đinh. Chia các vị trí theo màu sắc ở khu vực cất đồ chơi. Dán màu tương tự lên đồ chơi, trẻ sẽ để đúng chỗ qua việc nhận biết màu sắc. Dọn đồ chơi không phải là nhiệm vụ của mẹ.

Diễn tả hộ suy nghĩ của trẻ

Hiện tượng trẻ thường xuyên có những hành động khó hiểu xuất hiện và kéo dài từ 4-6 tháng được gọi là thời kỳ chống đối đầu tiên của trẻ.

20 tháng tuổi, bắt đầu giai đoạn tự lập, trẻ muốn tách khỏi bố mẹ và tự xoay sở mọi việc. Vì thế khi người lớn nói “không”, chúng phản kháng ngay lập tức. Khi muốn làm gì mà không được phép, chúng trở nên giận dữ. Đôi khi bé dậm chân, nhảy lên, cuộn tròn người trên sàn nhà như một cách biểu tình. Đó là dấu hiệu của sự không hài lòng.

Khi trẻ khóc, hãy đặt mình vào vị trí của con, và dạy chúng cách thể hiện ý kiến. Nếu bạn chỉ la mắng “tại sao con khóc”, sẽ rất khó cho cả hai để vượt qua giai đoạn này. Nếu chúng có thể diễn đạt suy nghĩ và cảm nhận của mình bằng lời, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.

Xem thêm>> Cha mẹ học được gì từ phương pháp dạy con của người Nhật?

Dạy trẻ theo phương pháp Montessori để thành công như những thiên tài thế giới