Bố mẹ đã biết cách chuẩn bị món ăn dặm lần đầu cho bé như thế nào chưa? Trải nghiệm bé ăn dặm lần đầu tiên sẽ trở nên vô cùng đơn giản với mẹ nếu biết cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Thời điểm cho bé bắt đầu ăn dặm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm là khi con được 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đang bắt đầu phát triển đủ để giúp con hấp thu dưỡng chất từ những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.

Khi bé được 6 tháng tuổi trở lên, sữa mẹ bắt đầu ít, loãng dần và không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho bé mỗi ngày. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đối với bé 6 – 12 tháng tuổi, sữa mẹ chỉ có thể cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho bé mỗi ngày. Do vậy, vào giai đoạn sau 6 tháng tuổi, bé rất cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết để có thể phát triển khỏe mạnh qua việc ăn dặm.

Bố mẹ nên lưu ý không nên cho bé ăn dặm từ quá sớm . Ví dụ, bé 4 tháng tuổi ăn dặm sẽ có nguy cơ cao bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa của con lúc này còn non nớt, chưa có đủ men để xử lý tinh bột cũng như các loại tinh bột. Ngoài ra, nếu bố mẹ cho bé ăn dặm quá muộn, ví dụ như khi bé được 9 tháng tuổi, thì nhiều khả năng con sẽ bị chậm tăng cân và phát triển chậm vì thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng.

Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách

Để chuẩn bị bữa ăn dặm lần đầu cho bé, mẹ cần thực hiện những hướng dẫn dưới đây để con ăn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Chỉ cho bé ăn khi bé có nhu cầu

Khi bé thực sự rất thèm ăn với các dấu hiệu như: tóp tép miệng khi thấy người lớn ăn, nhìn theo thức ăn, hoặc khi bé có thể ngồi tốt.

Chú ý thời gian và tâm trạng

Chọn thời gian ăn dặm là rất quan trọng trong cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên. Khi bé đã đủ tuổi ăn dặm từ 4-6 tháng tùy theo nhu cầu của bé và hoàn cảnh của mẹ. Nhưng tốt nhất là 6 tháng vì theo nghiên cứu khoa học, ở thời điểm này hệ tiêu hóa non nớt của bé mới thực sự “sẵn sàng”.

Thời gian trong ngày để cho bé ăn dặm lần đầu tiên nên bắt đầu từ một bữa sáng vì sau một đêm dài khiến bụng bé đói sẽ thèm ăn hơn, bé sẽ hào hứng hơn. Đừng cho bé ăn dặm khi bé đang bệnh, sốt hay bỏ bú hoặc khi bụng đang no.

Nguyên tắc “không ép con ăn”

Khi bé tỏ ra không muốn ăn hoặc phản đối với việc ăn dặm bằng cách quay mặt đi, phì thức ăn hay nhăn mặt khi ăn, bố mẹ không nên ép con phải ăn ngay. Hãy thử lại ở những lần ăn dặm tiếp theo. Bố mẹ nên kiên trì thử lại vì thường trẻ sẽ chấp nhận thức ăn mới sau khoảng 6-10 lần.

Không quên sự kiên trì

Khi chọn thức ăn cho bé, nếu con không thích phun ra, mẹ nên cho bé thử lại lần khác, không nên bỏ cuộc sẽ dẫn tới việc bé kén thức ăn sau này. Thống kê cho thấy, để trẻ có thể làm quen thức ăn mới, trung bình mẹ có thể phải cho bé thử 5-10 lần. Hãy kiên nhẫn mẹ nhé!

Biết cân bằng giữa sữa mẹ và thức ăn dặm

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và tốt nhất cho con ở thời điểm này. Vì sữa mẹ là nguồn kháng thể tốt nhất giúp cho con có sức đề kháng cao. Nếu mẹ đột ngột giảm hẳn việc cho con bú mà chỉ tập trung vào việc cho bé ăn dặm sẽ có thể làm tổn thương tinh thần của con. Nên cho con bú mẹ tốt nhất đến khi bé đủ 1tuổi.

Các loại thực phẩm cho bé ăn dặm

Nhóm thực phẩm cung cấp chất bột đường

Chất bột đường có vai trò cung cấp khoảng 50-60% tổng nhu cầu năng lượng cho cơ thể của trẻ, đồng thời tham gia vào thành phần cấu tạo tế bào. Để bé làm quen với nhóm thực phẩm này, mẹ có thể nghiền cháo, khoai hoặc nấu bột yến mạch để làm phong phú thực đơn ăn dặm của bé. Hãy sử dụng gạo tẻ, không nên trộn lẫn gạo nếp, hạt sen, đậu xanh… vì chúng có thể gây cảm giác khó ăn và làm bé chậm tiêu hóa. Đối với những trẻ trên 1 tuổi, bố mẹ có thể chế biến nhiều loại thực phẩm khác nhau như khoai tây, thịt bò xay, bánh đa, bún, phở… để đa dạng hóa thực đơn, giúp bé hào hứng hơn với bữa ăn

Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm

Chất đạm là thành phần quan trọng để xây dựng nên các tế bào, cung cấp các axit amin cần thiết cho việc tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Hãy cho bé ăn cả đạm có nguồn gốc động vật (như thịt, cá…) và thực vật (như các loại đậu đỗ).

Trong những bữa ăn dặm lần đầu cho bé, bố mẹ nên cho bé bắt đầu thu nạp chất đạm từ thịt nạc (của lợn và gà) hoặc lòng đỏ trứng gà. Khi bé sang tháng thứ 7, hãy cho con ăn thêm thịt bò, tôm, cua, cá và khi con được 1 tuổi, bố mẹ đã có thể cho con ăn cả lòng trắng và lòng đỏ của trứng gà. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên lưu ý không nên cho bé ăn quá nhiều đạm vì việc này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa còn non nớt của con.

Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo

Chất béo là thành phần của màng tế bào và mô não, là dung môi giúp các vitamin như A, D, E, K… hòa tan và hấp thu vào cơ thể. Bố mẹ nên xen kẽ các bữa ăn sử dụng dầu thực vật (như đậu nành, mè…) lẫn các bữa sử dụng dầu động vật (như mỡ gà, lợn…). Tuy nhiên, đối với dầu gấc, bố mẹ nên lưu ý chỉ nên cho trẻ ăn 1-2 lần để hạn chế nguy cơ vàng da cho bé.

Xem thêm>> Phương pháp ăn dặm BLW là gì? Thực đơn ăn dặm kiểu BLW cho bé

Tổng hợp các cách chế biến nấm cho bé ăn dặm