Có nhiều trường hợp bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón khiến các mẹ băn khoăn, lo lắng dẫn tới suy nghĩ liệu con mình có phù hợp với phương pháp ăn dặm này hay không? Mọi người hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón là gì?
Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến bé ăn dặm bị táo bón đó là do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên chưa thể thích ứng ngay với thức ăn mới. Bên cạnh đó bé ăn dặm bị táo bón cũng có thể do bé ăn quá nhiều dẫn đến đầy bụng khó tiêu.
Do khẩu phần ăn của bé mất cân bằng. Bé ăn các loại thức ăn chứa nhiều thực phẩm giàu đạm và tinh bột nhưng lại ít chất xơ cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị táo bón.
Ngoài ra nhiều mẹ hiện nay cho rằng bé ăn dặm không cần bú mẹ nữa vì sữa mẹ không còn chất. Tuy nhiên, kể cả khi bé ăn dặm rồi vẫn nên bú mẹ nhiều nhất có thể. Sữa mẹ không chỉ cung cấp những chất dinh dưỡng tốt nhất cho con mà còn chứa lượng nước dồi dào, chứa các enzyme giúp tiêu hóa thức ăn. Do đó bú mẹ ít đi cũng làm bé dễ táo bón.
Mẹ cho bé uống ít nước khiến phân của bé trở nên khô cứng việc đi ngoài trở nên khó khăn.
Mẹ nên làm gì khi bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón?
Theo đánh giá khi các bé ăn dặm BLW hay ăn dặm kiểu Nhật thường ít bị táo bón hơn so với ăn dặm theo phương pháp thông thường do bé được tiếp xúc chủ yếu với rau củ quả ngay khi mới bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên do một số hạn chế từ chính cơ thể của bé cũng như cách cho ăn của cha mẹ chưa hợp lý khiến bé bị táo bón, khi đó các mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
- Điều chỉnh thành phần thức ăn dặm: Nên hạn chế các thực phẩm gây táo bón ở bé như thức ăn giàu tinh bột, chất đạm mà thay vào đó hãy cho bé ăn các ngũ cốc nguyên hạt như bột và cháo từ gạo tẻ, lúa mạch, mè đen… tăng cường các loại rau củ quả tươi giàu chất xơ và khoáng chất. Bên cạnh đó các mẹ cũng cần tránh các loại trái cây chứa nhiều đường bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến thận của bé gây sức ép lên hệ tiêu hóa làm xuất hiện tình trạng bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cho bé, không cho bé ăn quá no trong mỗi lần. Xay nhuyễn thức ăn của bé để giúp hệ tiêu hóa non nớt của trẻ được hoạt động tốt hơn.
- Các mẹ rèn cho bé thói quen uống đủ nước mỗi ngày, khi bé mới tập ăn dặm cần cho bé bú sữa thường xuyên xen kẽ với ăn dặm để tránh bị mất nước gây táo bón. Các mẹ cũng cần lưu ý thành phần khi lựa chọn sữa công thức cho bé để tránh gây táo bón ở trẻ.
- Ngoài các giải pháp liên quan đến chế độ dinh dưỡng cho bé thì các mẹ cũng nên chú ý đến việc tăng cường vận động làm tăng nhu động đường ruột sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Mẹ cho bé bò thỏa thích, xoa bụng, massage và làm động tác đạp xe cho bé mỗi ngày rất hữu ích đối với việc tiêu hóa của bé.
Gợi ý các thực đơn ăn dặm kiểu Nhật chống táo bón cho bé
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 – 6 tháng: Cà rốt nấu cam
Nguyên liệu:
- 1/2 thìa lớn cà rốt
- 1/2 thìa lớn nước cam hoặc nước trái cây tự ép
Cách làm:
- Cà rốt gọt vỏ sau đó hấp hoặc luộc mềm rồi nghiền nhuyễn
- Cho nước cam trộn với cà rốt nghiền rồi cho bé dùng
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng: Rau cải bó xôi trộn cá ngừ
Nguyên liệu:
- 1 thìa lớn phần lá cải bó xôi
- 2 thìa nhỏ cá ngừ
Cách làm:
- Cải bó xôi rửa sạch, muộc mềm và thái nhỏ
- Cá ngừ xé nhỏ, các mẹ có thể chọn loại đóng hộp không muối hoặc cá ngừ tươi rồi bỏ hấp
- Trộn đều cá ngừ và cải bó xôi trong bát thủy tinh
- Đậy màng bọc thực phẩm lại và quay trong lò vi sóng trong khoảng 20s
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 – 11 tháng: Canh rong biển đậu phụ
Nguyên liệu:
- 30g đậu phụ
- 1/2 thìa rong biển khô
- Khoảng 60ml nước dashi
Cách làm:
- Nấu sôi rong biển, để nguội rồi xé nhỏ
- Cho đậu phụ, rong biển và nước dashi nấu sôi sau đó để nguội cho bé dùng.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 – 18 tháng: Sandwich kẹp bơ dâu tây
Nguyên liệu:
- 1 quả dâu tây
- 1 lát bánh mì sandwich
- 1 thìa bơ lạt
Cách làm
- Rửa sạch dâu tây sau đó cắt lát khoảng 5mm
- Bỏ rìa bánh mì, cắt đôi lát bánh, cho bơ và dâu tây lên
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với các mẹ!