Các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh rất dễ xuất hiện do thời tiết nóng ẩm, lạnh khô, thay đổi hormone, yếu tố kích ứng từ môi trường, chà xát…Mặc dù không gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ và có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng nếu không phát hiện kịp thời rất dễ gây tổn thương cho làn da của trẻ.
- 10 + loại bệnh trẻ em thường gặp vào mùa đông
- Bệnh thủy đậu ở trẻ và cách điều trị tại nhà
- Dấu hiệu cho biết hạ đường huyết ở trẻ em
Mọi người hãy cùng Cungconlonkhon tìm hiểu về các bệnh về da hay gặp ở trẻ sơ sinh dưới đây nhé!
Bệnh rôm sảy
Bệnh rôm sảy ở trẻ thường diễn biến vào mùa hè khi da bé ra nhiều mồ hôi. Thường rôm sảy xuất hiện ở lưng, ngực, bắp tay và bắp chân.
Đối với trường hợp bé bị rôm sảy thì các mẹ nên lựa chọn các loại quần áo mỏng, nhẹ, hút mồ hôi tốt, đồng thời các mẹ cũng nên tránh mặc các loại quần áo được làm từ vải thô, cứng nhằm tránh kích thích lên da bé trong quá trình bế bé.
Vào những ngày nắng nóng, nên cho bé được tự do trong căn phòng mát mẻ, thay vì ôm ấp bé liên tục. Các mẹ nên tắm rửa cho bé bằng một số vị thuốc lành tính từ dân gian như mướp đắng, lá chè xanh… Thường xuyên sử dụng khăn lạnh để lau người cho bé, giúp cơ thể bé mát mẻ, hạn chế rôm sảy. Tránh làm trầy xước da bé nhất là những vùng bị bệnh rôm sảy vì như vậy dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da.
Bệnh hăm tã
Hăm tã ở trẻ nhỏ thường gặp ở trẻ 3–15 tháng tuổi, đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi tình trạng này vẫn xảy ra nhưng ít hơn. Nguyên nhân gây hăm tã là do da bị chà sát hoặc không được thông thoáng mà bị ẩm ướt hoặc đổ mồ hôi khiến hệ thống bài tiết ở da bị bít kín gây kích ứng da. Ứ đọng nước tiểu, phân hoặc một số chất hóa học gây kích ứng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã.
Để xử lý khi bé bị hăm tã các mẹ chú ý vệ sinh cho trẻ đúng cách và giữ vùng da mặc tã sạch sẽ và khô thoáng.
Bệnh chàm sữa
Bệnh chàm sữa thường gặp ở trẻ khoảng 6 tháng tuổi, những vị trí thường xuất hiện bệnh đó là mặt, hai bên má, và có thể làn xuống thân mình, tứ chi…
Trong giai đoạn đầu khi trẻ mắc bệnh sẽ có những dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, sau đó trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước, đóng mày và tróc vảy…
Mụn nhọt
Mụn nhọt ở trẻ sơ sinh có thể do vi khuẩn gây ra, cha mẹ vệ sinh không sạch sẽ cho bé, cho con uống ít nước hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt.
Nếu bệnh ở trẻ nhẹ thì các mẹ có thể cồn 70-90 độ hay thuốc sát trùng chấm nhẹ vào vùng nổi nhọt ở và che kín bằng một miếng gạc băng bó. Lưu ý tránh làm vỡ nhọt vì dễ gây nhiễm trùng, đau rát cho bé.
Mẩn đỏ quanh miệng
Nổi mẩn đỏ quanh miệng là tình trạng xuất hiện những nốt mẩn đỏ li ti ở hai má quanh miệng và cằm của bé. Nổi mẩn đỏ quanh miệng khá giống với chàm sữa, tuy nhiên sự khác biệt dễ thấy nhất ở hai bệnh này là vị trí xuất hiện nốt mẩn. Chàm sữa, ngoài hai má còn xuất hiện ở đầu, ngực, cánh tay…
Nổi mẩn quanh miệng thường chỉ xảy ra ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với nước bọt của trẻ chảy xuống như xung quanh miệng hoặc cằm, ngực.
Để hạn chế tình trạng này xảy ra ở trẻ, sau mỗi lần trẻ ăn hay nôn trớ, chảy dãi thì mọi người hãy dùng khăn xô để lau miệng cho bé.
Các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ nên các mẹ hãy để ý chăm sóc để bé thoải mái hơn.