Làm thế nào để hóa giải những tính cách chưa tốt ở trẻ (Phần 2)

0
1070

Hóa giải tính cách chưa tốt ở trẻ phần trước đã chia sẻ nhiều kĩ năng với mẹ. Phần 2, chúng ta sẽ cùng Cungconlonkhon.com tìm hiểu tiếp làm thế nào để hóa giải những tính cách chưa tốt ở trẻ.

1. Trẻ quá cam chịu

Trẻ biết chịu đựng, biết chế ngự bản thân là điều rất tốt. Nhưng nhiều khi cha mẹ lại lo lắng rằng sự chịu đựng đến một lúc nào đó sẽ bùng phát, nhưng thực ra, thông qua học tập, chơi thể thao, âm nhạc,… căng thẳng sẽ được giải tỏa giúp trẻ tránh khỏi stress.

Với trẻ có tính sáng tạo cao, hãy suy nghĩ đến việc cho trẻ học hội họa, học các môn có tính nghệ thuật, đòi hỏi nhiều công phu, điều đó sẽ giải tỏa căng thẳng rất tốt. 

2. Suy nghĩ tiêu cực

Trẻ có suy nghĩ tiêu cực là do trong quá trình được nuôi dạy trẻ cảm thấy có nhiều áp lực. Giải pháp là hãy khuyến khích trẻ “có mong muốn gì thì cứ nói ra”, tuy nhiên nếu làm quá thì sẽ lại dẫn đến nguy cơ khiến trẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân, vì vậy phải cố gắng điều hòa là tốt nhất.

Hãy cố gắng điều hòa con để con không có suy nghĩ tiêu cực

3. Tưởng mình hơn người

Muốn sửa tính đó, hàng ngày hãy cho con chơi với các đứa trẻ xung quanh nhiều hơn. Thời gian hai mẹ con ở nhà với nhau nhiều sẽ khiến trẻ có tâm lý hướng nội, không hướng ngoại, nên sinh ra như vậy. Cho trẻ tiếp xúc nhiều với bên ngoài sẽ cải thiện được tình hình. Khi thói quen sinh hoạt thay đổi, tính cách của trẻ cũng sẽ thay đổi. 

4. Tính thận trọng thái quá

Hiện tại cha mẹ thấy trẻ không thân thiện với những trẻ khác, không có nghĩa là sẽ vĩnh viễn như vậy. Trẻ con thường thận trọng, qua thời gian dần dần sẽ trở nên thân thiện hơn. Đối diện với tính cách đó, cha mẹ cũng chỉ cần quan sát là đủ. Ngược lại nếu quá đốc thúc con phải nhanh chóng thay đổi, mọi việc sẽ chỉ xấu đi. cần có cái nhìn ấm áp và tình cảm trong chuyện này. Tóm lại, cha mẹ mong muốn con thân thiện với tất cả mọi người thì hãy cho con thời gian và bình tĩnh quan sát, không cần phải lo lắng. 

5. Quá nhạy cảm

Với những trẻ quá nhạy cảm, cần giúp con cân bằng trở lại, trong đó chú ý hai điều sau:

  • Người mẹ phải tạo cho con cảm giác an toàn và được yêu thương. Khi con cần mẹ, không được lờ đi mà hãy ôm con âu yếm.
  • Chú ý đến vấn đề thức ăn: Nếu sử dụng quá nhiều chất đạm, sữa bò, đồ ngọt (kem, sô-cô-la, nước ngọt…) sẽ khiến đầu óc bị mẫn cảm, sinh bệnh. Khi đó cần cải thiện chế độ ăn, tăng cường rau củ quả. 
Mẹ hãy tạo cho con cảm giác được an toàn và yêu thương

6. Trẻ hay sợ hãi

Trẻ có lúc sợ những thứ như tivi, điều đó cũng không đáng ngại, cha mẹ hãy kiên nhẫn chờ thời kỳ đó qua đi, để trẻ trưởng thành hơn. Không nên tùy tiện mua những công cụ giáo dục về áp dụng một cách tùy tiện. Khi nào thì giai đoạn này qua đi, điều đó tùy vào từng đứa trẻ. Có thể sau 2, 3 tháng, hoặc sau 1 năm. Cha mẹ không quá chú ý, trẻ sẽ tự nhiên thay đổi. 

7. Trẻ hay xấu hổ

Lại có thời kỳ, trẻ đặc biệt hay xấu hổ. Thời kỳ đó cũng sẽ tự nhiên qua đi, sẽ chẳng có vấn đề gì. Tốt nhất là cứ mặc kệ. Ngược lại, nếu cứ cố tìm cách này cách khác buộc trẻ phải giao tiếp, gặp gỡ người này người khác thì hậu quả là trẻ sẽ càng cố thu mình lại hơn. Thời điểm này, chỉ cần cho trẻ giao tiếp với những người thường gặp xung quanh nhà, những người thân thích, đặc biệt, để cho trẻ được chơi với bố nhiều hơn. 

8. Trẻ quá nghịch ngợm

Khi thấy trẻ quá nghịch ngợm, thay vì nhìn vào khía cạnh nghịch ngợm, hãy quan sát trẻ ở khía cạnh học hỏi. Ngay như con của tác giả, lúc 2 tuổi đã làm hỏng tới bốn chiếc máy ghi âm. Nhưng chính đứa trẻ này về sau lại giỏi giang nhất ở lĩnh vực cơ khí.

Cho rằng trẻ nghịch ngợm và mắng mỏ, thì sau đó trẻ sẽ thành ra nghịch ngợm thật và trẻ sẽ thích lấy việc khiến cha mẹ bực mình làm trò đùa. Trong giai đoạn thực nghiệm này, không mắng mỏ mà khéo léo vượt qua, trẻ sẽ lại trở nên ngoan ngoãn. Người mẹ nếu thấy con thích thú với việc lôi tất cả giấy ăn trong hộp ra, thì cho con cả hộp là hơn. 

Khi trẻ quá nghịch ngợm hãy quan sát con ở nhiều khía cạnh khác nhau

9. Trẻ thiếu bình tĩnh

Trẻ bị mắng nhiều sẽ mất khả năng tập trung và không thể trở nên ngoan ngoãn. Người mẹ đối xử dịu dàng đầy tình yêu với con, sẽ giúp cho trẻ có thái độ bình tĩnh và chịu khó học hành.

10. Trẻ không chịu lắng nghe

Quá chú ý vào việc dạy trẻ học mà không dạy về ý thức sẽ khiến trẻ không có khả năng tập trung lắng nghe người khác, khi đến trường sẽ rất vất vả. Giáo dục trẻ từ 0 tuổi không phải là giáo dục nên những đứa trẻ không tập trung, không biết lắng nghe, không giữ được bình tĩnh. Giải pháp là phải triệt để giáo dục ý thức cho trẻ.

Muốn trẻ thay đổi, hãy ôm trẻ trong 8 giây, buổi tối khi đi ngủ dùng phương pháp ám thị trong 5 phút để tự nhủ với bản thân là sẽ làm được. 

11. Trẻ không tập trung, đãng trí

Thi thoảng trẻ mải suy nghĩ gì đó mà không chú ý xung quanh, có thể là dấu hiệu của tài năng lớn sau này. Người như thế có thể có khả năng liên tưởng và sức sáng tạo rất cao, là người đáng ngưỡng mộ. Nếu được đánh giá đúng, chúng sẽ thực sự trở thành tài năng lớn, nhưng nếu bị cho là xấu, chúng sẽ không tiến xa được. Einstein khi còn đi học cũng là một đứa trẻ đãng trí, vậy nên không cần lo lắng nếu con mình như vậy. Hãy luôn nghĩ thật tốt, thật tích cực về con.

Mẹ hãy luôn nghĩ thật tốt, thật tích cực về con

12. Trẻ chỉ vùi đầu vào một việc

Nếu trẻ chỉ chuyên tâm vào một việc duy nhất, đó hoàn toàn không phải là dấu hiệu đáng ngại. Khi trẻ có khả năng tập trung cao trong một vấn đề, trẻ có thể suy nghĩ một cách sâu sắc, dẫn đến thành thục. Thường thì trẻ con không có khả năng đó, nên có nhiều cha mẹ nôn nóng muốn con mình đạt được. Còn những phụ huynh thấy con chuyên tâm quá vào một việc gì lại sợ rằng con không có thời gian vui chơi giải trí.

Cho trẻ được tập trung làm việc mình thích là cách để trẻ có thể tiến xa hơn. Bắt trẻ từ bỏ để hướng sang thứ khác sẽ dẫn đến sự phản kháng, nặng hơn nữa là cự tuyệt. Giả sử trẻ hứng thú với ô tô, có thể mua đồ chơi ô tô, sách ô tô, thẻ card ô tô, tranh ô tô,… Hiểu biết sâu về một điều sinh ra thành quả. Trẻ có thể nhớ được hàng trăm loại ô tô, các bộ phận cấu tạo của ô tô, nhờ đó khả năng quan sát, so sánh, tập trung, suy nghĩ, ghi nhớ, đều sẽ hơn hẳn những trẻ khác. Tóm lại, không dùng cách cấm đoán trẻ mà hãy để cho trẻ được hướng đến những gì trẻ thực sự ham thích.

13. Trẻ hỏi suốt ngày

Giai đoạn từ 2 – 4 tuổi là thời kỳ nhìn thấy cái gì trẻ cũng hỏi. Khi đó, cha mẹ không được mắng trẻ là “ồn ào quá”, mà phải khéo léo gợi ý thêm để cho trẻ suy nghĩ tiếp. Ví dụ có thể nói “ ừ nhỉ, không biết là làm thế nào nhỉ?”, “ Con nghĩ là phải làm sao?” Chỉ cần trẻ trả lời được một chút, hãy khen ngợi. Nếu sai, hãy nói với con: “ Chà, con nghĩ như thế à? Mẹ thì cho là thế này….” Cứ như vậy, trẻ sẽ biết suy nghĩ ngay từ nhỏ, càng ngày sẽ càng giỏi giang hơn.

Nếu con hay tọc mạch, hãy nghĩ ra một câu chuyện gì đó về một đứa trẻ hay tọc mạch và kể cho con nghe. Làm thế nào đó để con hiểu được sự khó xử khi rơi vào tình cảnh bị người khác bới móc chuyện của mình, để con thấy là không nên làm như thế.

14. Trẻ tưởng tượng nói chuyện một mình

Không được cho rằng việc con nói chuyện một mình là xấu và mắng con. Phải tôn trọng, không được phá vỡ thế giới tưởng tượng của con. Có rất nhiều việc phải lo lắng nhưng việc này thì không cần. Trẻ con còn hay chơi trò tưởng tượng mình là một nhân vật khác, điều đó cũng không có gì là kỳ quặc cả. Các thiên tài thường được kể là lúc nhỏ rất hay chơi trò này. Nếu có thể, cha mẹ cũng vờ như mình là một người khác và cùng chơi với con. 

Hãy để con tự chơi, tự nói chuyện một mình

15. Trẻ nói dối, tọc mạch

Hãy luôn nói với trẻ rằng sự trung thực là cần thiết. Trẻ hiểu được điều đó, sẽ không nói dối. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cũng luôn phải chú ý giáo dục ý thức. Kể cho con nghe những truyện ngụ ngôn Ê- sốp như “Rìu vàng rìu bạc”, “Cậu bé chăn cừu và con sói”… thông qua đó giáo dục con về lòng trung thực. Đọc cho con nghe về tiểu sử của những người vĩ đại, nhờ đó sẽ làm cho tâm hồn trẻ trở nên cao đẹp hơn.

Cha mẹ tuyệt đối không được thất hứa với con trẻ, làm như vậy sẽ khiến trẻ coi sự dối trá là điều bình thường. Cha mẹ phải hứa với con là không nói dối đẻ hình thành tính cách của trẻ tốt hơn.

Nếu con hay tọc mạch, hãy nghĩ ra một câu chuyện gì đó về một đứa trẻ hay tọc mạch và kể cho con nghe. Làm thế nào đó để con hiểu được sự khó xử khi rơi vào tình cảnh bị người khác bới móc chuyện của mình, để con thấy là không nên làm như thế.

Xem thêm: Hóa giải những tính cách chưa tốt ở trẻ (Phần 1)

(Nguồn: Sưu tầm)