Sẽ có những trẻ nhỏ hình thành những tính cách chưa tốt ngay từ khi còn bé. Cha mẹ không để ý sẽ vô tình để trẻ phát triển với những tính cách chưa tốt đó. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, hãy cungconlonkhon.com hóa giải những tính cách chưa tốt ở trẻ.
1.Cách nhìn nhận và cách phát triển nhân cách
Tính cách của trẻ là khác nhau, không theo một khuôn mẫu chung nào cả, vì thế hãy nhìn nhận con mình như tính cách vốn có. Cha mẹ không nên săm soi khuyết điểm của con, hãy nhìn vào những điểm tốt và khen ngợi, trẻ sẽ tự nhiên trở nên tiến bộ. Nếu cứ ép con theo một chuẩn mực nào đó con sẽ không phát triển được.
2. Khi trẻ có tâm lý ỷ lại
Trẻ có tâm lý ỷ lại cao là do người mẹ đã xen vào quá nhiều, nói cách khác là làm hộ con quá nhiều, cần phải để con tự vận động.
Hãy tìm đọc những cuốn sách viết về biện pháp để dẫn dụ trẻ, khơi dậy mong muốn tự mình làm ở trẻ.
3. Trẻ không tự mình suy nghĩ
Trẻ không tự mình suy nghĩ thông thường là do cách tiếp cận trong phương pháp giáo dục của cha mẹ. Biện pháp là hãy lắng nghe ý kiến của trẻ, cha mẹ càng ít xen vào ý kiến của trẻ càng tốt. Nếu trẻ đã quen với việc hành động theo mệnh lệnh thì sẽ không còn khả năng tự suy nghĩ. Hãy để trẻ tự thân vận động thật nhiều, để trẻ được miệt mài với thứ mình thích, ví dụ như ô tô hay trò chơi xếp hình… Như vậy, trẻ sẽ có thể tự mình suy nghĩ.
Tuyệt đối không được cho trẻ xem tivi. Tivi sẽ làm cho trẻ lười suy nghĩ. Cho trẻ tiếp cận với những thứ mới, những trải nghiệm khác biệt như chơi gấp giấy chẳng hạn. Trò chơi kiểu này không tư duy không thể chơi được, do đó trẻ sẽ được rèn luyện tư duy và sự khéo léo. Cha mẹ có thể dạy trẻ chơi cờ hoặc giải câu đố đơn giản, chúng sẽ giúp ích rất nhiều về mặt tư duy của trẻ.
4. Trẻ hay ghen tỵ
Trẻ có tinh thần cạnh tranh là rất tốt. Điều đó sẽ tạo động lực để trẻ tiến xa hơn sau này. Với những trẻ tự tin rằng mình có khả năng, không nóng vội, không than vãn,cha mẹ chỉ cần quan sát từ xa là được.
Tuy nhiên, những trẻ có tính hiếu thắng, hay ghen tỵ, luôn luôn cố gắng để mình vượt lên trước, nếu không may bị thua cuộc sẽ trở nên chán nản, điều này lại là không tốt. Trên thực tế không ai có thể đứng đầu trong mọi lĩnh vực, vậy hãy chọn lấy một thứ mà mình vốn hơn người, để có thể tự tin về lĩnh vực đó.
5. Trẻ không chịu thua cuộc
Trẻ có tinh thần cạnh tranh lành mạnh sẽ là những trẻ có thể tiến xa. Khi thua cuộc, trẻ có thể phát khóc, đó cũng là một trải nghiệm, qua đó trẻ hiểu được rằng thua cuộc là như thế nào, tạo động lực để sau này cố gắng hơn. Vì vậy không nên cho rằng khóc là xấu. Trong hoàn cảnh đó, cách xử lý của cha mẹ là hãy cố gắng để hiểu cảm giác của con “Quả thực, cảm giác thua cuộc đúng là tồi tệ. Cha mẹ cũng nghĩ vậy.” Từ đó, khuyến khích con cố gắng luyện tập nhiều hơn để thay đổi tình hình. Làm được như vậy là cha mẹ đã giúp con rất nhiều.
Giả dụ con muốn chạy nhanh, hàng ngày hai cha con hãy cùng nhau luyện tập,chắc chắn con sẽ có thể dẫn đầu. Hãy làm cho con tin tưởng vào điều đó và dốc sức luyện tập. Điều này cũng sẽ góp phần nuôi dưỡng bản tính gan góc cho con.
Có những đặc điểm tính cách của trẻ tưởng như không tốt, nhưng ngược lại có thể biến thành nhân tố giúp trẻ trưởng thành hơn.Tinh thần cạnh tranh là một loại như vậy, vì thế cha mẹ hãy khéo léo hướng dẫn con.
6. Trẻ hay cáu giận
Nếu trẻ thực sự nhận được tình yêu của người mẹ, thì sẽ không có tính hay cáu giận. Cha mẹ hãy tự suy ngẫm lại xem có mắng mỏ con hay không, có quá nặng lời với con hay không. Nếu câu trả lời là có, tức là chính cha mẹ đã truyền cho con cái tính nóng nảy và việc trẻ hay cáu giận là do nguyên nhân từ cha mẹ. Khi đó, bản thân người lớn hãy cố sức thay đổi, tự nhiên trẻ sẽ thay đổi theo.
7. Trẻ hay khóc
Trẻ có tính hay khóc thường là do bị cha mẹ mắng nhiều, vì thế thay vì mắng mỏ trẻ,hãy động viên, khen ngợi để giúp trẻ tự tin hơn. Khi trẻ biết rằng mình được yêu thương chúng sẽ trở nên mạnh mẽ.
Hãy đối xử với trẻ như người lớn, nhờ trẻ giúp những việc nhỏ, cảm ơn và khen ngợi, trẻ sẽ trở nên người lớn hơn và không hay khóc. Tích cực khen ngợi và tôn trọng trẻ, đây là hai yếu tố để thay đổi tính hay khóc. Ngược lại, nếu cứ xem trẻ như trẻ con, dùng mệnh lệnh để sai khiến trẻ, không lắng nghe cảm xúc của trẻ, thì trẻ sẽ hay khóc. Cha mẹ hãy hạn chế can thiệp bằng lời mà hãy chú ý tới cảm trẻ dễ bị kích động luôn có xu hướng hay khó nhận của trẻ.
Khi trẻ khóc to, cha mẹ không được hốt hoảng, cứ để cho trẻ khóc, và khi trẻ ngừng khóc thì khen: “Con đã kiềm chế giỏi lắm.” Nếu trẻ không có ý thức tự kiềm chế thì sẽ dễ bị kích động. Trong cách nuôi dạy con cái hàng ngày, nếu cha mẹ tôn trọng và khen ngợi trẻ, trẻ sẽ có năng lực lý giải tốt và chắc chắn sẽ không bị kích động.
Khi trẻ vui vẻ, hãy nhờ trẻ giúp và hết lời khen ngợi trẻ, khiến cho trẻ càng vui thích với việc cố gắng sửa những điểm chưa tốt, thì biện pháp này “Đứa trẻ cứng đầu” hơn. So với việc cố gắng sửa chữa những điểm chưa tốt thì biện pháp này có hiệu quả hơn.
8. “ Đứa trẻ cứng đầu”
Trong quá trình lớn lên sẽ có thời điểm trẻ trở nên bướng bỉnh đến nỗi phản ứng lại cha mẹ tất cả mọi việc. Đó là giai đoạn tất yếu trong quá trình trưởng thành của trẻ, vì vậy hãy lấy đó làm vui mừng chứ không nên mắng mỏ trẻ. Nếu giai đoạn này vượt qua một cách khéo léo, thì sau đó trẻ sẽ trở lại là đứa trẻ ngoan ngoãn như trước. Ngược lại, nếu mắng mỏ, gây sức ép cho trẻ, trẻ sẽ không những không tiến bộ mà còn phát triển lệch lạc và việc nuôi dạy sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Cha mẹ hãy ghi nhớ rằng nuôi dạy con không phải là bắt con làm theo mệnh lệnh mà phải lắng nghe cảm nhận của con để đưa ra các giải pháp phù hợp. Như thế, cha mẹ mới có thể hóa giải những tính cách của trẻ chưa tốt.
9. “Đứa trẻ quá ngoan”
Có những người thấy con mình quá ngoan, quá hiền lành, chẳng bao giờ đùa cợt, nên đâm ra lo lắng. Chỉ cần không dùng cách mắng mỏ, nhìn nhận đúng và khen ngợi hợp lý, trẻ sẽ trở thành đứa bé ngoan, nên việc lo lắng con mình “ngoan quá” là không cần thiết. Nếu vẫn không yên tâm, có thể cho con vận động cơ thể thông qua việc tham gia một số hoạt động, các môn thể thao như kiếm, nhu đạo, karatedo… là được.
Mẹ xem tiếp >> Hóa giải những tính cách chưa tốt ở trẻ (Phần 2)
(Nguồn: Sưu tầm)