Vặn mình hay rướn mình khi ngủ là biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh trong lúc ngủ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy con đang ngủ sai tư thế hoặc giấc ngủ không sâu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như vẹo cột sống, máu lưu thông không đều. Mẹo dân gian chữa trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ không quá phức tạo nhưng ba mẹ cần cân nhắc có nên áp dụng cho đúng để bảm an toàn.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh vặn mình khóc đêm
Những nghiên cứu gần đây về các vấn đề phát triển ở trẻ sơ sinh đã chứng minh được rằng việc trẻ hay bị rướn, trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là do trẻ bị thiếu canxi, khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, chân tay nhức mỏi, buộc trẻ phải vươn người, gồng lên, đỏ mặt tía tai, khóc và khó ngủ.
Tình trạng thiếu canxi là do trước đây, khi còn là bào thai, trẻ được mẹ nuôi dưỡng và cung cấp canxi qua nhau thai, nhưng sau khi chào đời, giai đoạn này trẻ rất cần có canxi để xương khớp cứng cáp hơn nên dễ dàng bị thiếu hụt. Từ đó dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình, dễ khiến trẻ nôn trớ, ảnh hưởng đến sự phát triển.
10 mẹo dân gian chữa trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ
Việc vặn mình kéo dài đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung của trẻ. Đó là lý do mà các mẹ nên làm gì đó để giảm thiểu tình trạng này. Một số mẹo dân gian chữa trẻ vặn mình khi ngủ bên dưới đây sẽ là giải pháp đáng cân nhắc.
Không gian ngủ
Tạo một môi trường trong lành xung quanh bé là điều cần thiết. Mẹ nên giữ cho nhiệt độ phòng trẻ vừa phải không quá lạnh cũng không quá nóng. Hạn chế ánh sáng lọt vào phòng quá nhiều, giữ không gian yên tĩnh và vệ sinh chăn, ga, gối, niệm sạch sẽ để tránh bé bị ngứa ngáy, rướn mình .
Thay tã êm ái, quần áo rộng thoải mái
Đây là một trong những cách đơn giản giúp trẻ hạn chế vặn mình khi ngủ, loại bỏ những yếu tố xung quanh tác động giấc ngủ của bé.
Mẹ nên tìm chọn loại tã có khả năng thấm hút tốt, vừa vặn với số cân của bé nhằm tạo cảm giác thoáng mát dễ chịu. Đồng thời, mẹ nên thường xuyên kiểm tra thay tã cho bé khi bị ướt.
Cho trẻ sơ sinh tắm nắng thường xuyên
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và rướn khi ngủ có thể do bị thiếu vitamin D. Và tắm nắng chính là một mẹo chữa rướn cho bé tự nhiên. Khi được tắm nắng, bé sẽ có hệ xương khớp cứng cáp và ổn định hơn. Nhờ đó, con nhanh chóng lớn và mạnh khỏe hơn.
Tuy nhiên, ba mẹ không nên vì lợi ích của việc tắm nắng mà lạm dụng. Trẻ nên được phơi nắng trước 9h và sau 4h chiều là thích hợp nhất. Vào những thời điểm này, nhiệt độ nắng sẽ dễ chịu hơn và không gây hại cho cơ thể non nớt của trẻ sơ sinh.
Nước chanh và lòng trắng trứng gà
Mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh khác là sử dụng lòng trắng trứng gà trộn với nước cốt chanh. Để thực hiện, ba mẹ dùng hỗn hợp này thoa lên lưng và người bé. Hỗn hợp này đem lại hiệu quả cao trong việc giảm tình trạng đỏ mặt do vặn mình. Các mẹ có thể áp dụng 2-3 lần 1 tuần và trước khi cho con đi ngủ khoảng 2 tiếng.
Bổ sung rau xanh, thực phẩm giàu canxi
Dinh dưỡng là vô cùng quan trọng cho trẻ để giúp con phát triển bình thường. Thiếu canxi sẽ đồng nghĩa với việc trẻ hay bị mất ngủ và kết quả là dễ vặn mình hơn. Chính vì vậy, có không ít ý kiến cho rằng rau xanh hay thực phẩm giàu canxi là thiết yếu trong chế độ ăn của trẻ sơ sinh.
Khi trẻ có thể ăn dặm, mẹ hãy thêm rau xanh và các loại thức ăn giàu canxi như thịt tôm, cua, trứng, cá hồi vào chế độ dinh dưỡng của bé. Những loại thực phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế táo bón, khó chịu và làm giảm triệu chứng vặn mình.
Lấy chăn gối quấn cho bé
Đây cũng có thể được xem là một mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh nên thực hiện. Khi làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ, bé sẽ cảm thấy chơi vơi và rất dễ cọ quậy vặn mình nếu không được bao bọc xung quanh. Do đó, bạn có thể lấy gối vòng xung quanh để con có cảm giác an toàn và yên tâm ngủ sâu giấc. Cách này sẽ giúp con bớt vặn mình và rướn trong lúc ngủ.
Sử dụng lá trầu không
Một mẹo dân gian chữa trẻ vặn mình khi ngủ rất hiệu quả và lành tính được nhiều mẹ sử dụng là hơ hoặc đặt lá trầu không lên vùng da của bé từ khi chào đời. Lá trầu không giúp giữ ấm cho làn da của trẻ sơ sinh khiến bé được dễ chịu, thoải mái
Bạn nên áp dụng phương pháp chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh vào lúc bé ngủ vào buổi sáng sớm. Lá trầu không sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi mẹ giữ nguyên lá đắp lên các vùng như trán, mông, đùi, tay chân cho bé vừa đem đến cho bé giấc ngủ ngon và cảm giác ấm áp, không bị vặn mình, quấy khóc trong lúc ngủ.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Lượng canxi cho trẻ sơ sinh chủ yếu được cung cấp từ nguồn sữa mẹ. Do đó, để có đủ canxi cho con, mẹ cần tăng cường bổ sung canxi cho chính mình từ các thực phẩm như cá hồi, cá thu, trứng, sữa… và cả từ các sản phẩm bổ sung canxi khác. Một thực đơn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày của mẹ sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, cứng cáp.
Nếu trẻ vặn mình, quấy khóc đêm, khó vào giấc thường xuyên kèm theo các biểu hiện biếng ăn, còi cọc, chậm tăng cân, hay ra mồ hôi trộm hoặc bị rụng tóc hình vành khăn… thì mẹ cần đưa trẻ tới chuyên khoa Nhi sớm để biết được mức độ thiếu canxi của con.
Cho trẻ bú mẹ
Sữa mẹ mang nguồn dinh dưỡng dồi dào và an toàn nhất đối với trẻ sơ sinh. So với sữa công thức, sữa mẹ còn có ưu điểm là có thể tự điều chỉnh lượng canxi thông qua việc ăn uống, bổ sung dinh dưỡng. Do đó, mẹ nên cho con bú sữa mình từ 6 tháng đến một năm, để đảm bảo cung cấp canxi tốt nhất cho trẻ.
Lưu ý đến cảm xúc của con
Hầu hết trẻ sơ sinh đều từng vặn mình. Đó là cách đơn giản để trẻ thư giãn các cơ bắp và khớp xương khi phải nằm một chỗ quá lâu. Điều này khá bình thường và phổ biến, mẹ chẳng cần lo lắng quá mức. Chứng vặn mình sẽ tự biến sau vài tuần hoặc tối đa 3 tháng.
Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, vặn mình cũng có thể là một cách để bé thể hiện cảm xúc: bé đau, bé khó chịu, bé không thoải mái, bé đói và mệt, bé ướt tã… Vì vậy, việc mẹ cần làm khi thấy bé vặn mình là thử “đọc” biểu hiện này, khắc phục ngay những nguyên nhân làm bé khó chịu.
Xem thêm>> Các cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngoan, sâu giấc mẹ nên biết
Chữa trẻ vặn mình khi ngủ bằng mẹo dân gian có hiệu quả không?
Các giải pháp theo dân gian khắc phục hiện tượng vặn mình ở trẻ em có hiệu quả không phụ thuộc vào độ thích nghi của con và tính hợp lý của mẹo đó. Mặc dù mẹo dân gian có thể giúp con giảm tình trạng vặn mình, nhưng không phải mẹo nào ba mẹ cũng nên làm với con.
Không nên áp dụng những mẹo ” lạ”
Như đã đề cập ở trên, sử dụng nước cốt chanh cùng lòng trắng trứng là một mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyên rằng ba mẹ không nên áp dụng giải pháp này. Về cơ bản, da bé rất nhạy cảm, trong khi nước chanh nhiều axit và lòng trắng trứng không đảm bảo vệ sinh. Khi da bé tiếp xúc với hỗn hợp này, con sẽ dễ bị nhiễm khuẩn da, và nguy cơ gặp một số vấn đề nghiêm trọng khác.
Trẻ có dấu hiệu bất thường
Chữa rướn ở trẻ sơ sinh bằng dân gian không hiệu quả nếu trẻ có dấu hiệu bất thường và tình trạng vặn mình không giảm đi. Một số biểu hiện không bình thường của bé có thể kể đến như tiêu chảy, giật mình, chán ăn, không ngủ được, nôn ói… Trong trường hợp này, ba mẹ cần dừng thực hiện mẹo dân gian ngay lại và đưa con đi khám để tránh gây nên tình trạng tồi tệ thêm.
Nhìn chung, mẹo dân gian chữa trẻ sơ sinh vặn mình có thể được áp dụng nếu bạn chắc chắn nó an toàn đối với con mình. Một số cách xông hơi, tẩy lông hay chườm nóng là những mẹo dân gian được nhiều người đề cập, nhưng không phải chắc chắn hiệu quả, ngược lại còn có thể gây nguy hiểm. Việc của ba mẹ là phải tỉnh táo khi áp dụng bất kỳ giải pháp nào. Hãy ghi nhớ rằng da trẻ sơ sinh là nhạy cảm và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng mẹo dân gian tác động trực tiếp đến da của con.
Xem thêm>>