Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 11 tháng đầy đủ, giàu dinh dưỡng

Những thực đơn ăn dặm đơn giản của con mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé giúp mẹ tiết kiệm được rất nhiều thời gian nấu nướng, có nhiều thời gian bên con hơn. Dưới đây là trọn bộ thực đơn ăn BLW cho bé 10 tháng tuổi của Cungconlonkhon.com hi vọng có thể giúp các mẹ đơn giản hóa trong việc chế biến ăn dặm cho con.

Thực đơn cho bé 11 tháng BLW nên có những gì ?

Tất cả mọi loại thực đơn ăn dặm đều phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Việc thiếu 1 trong những chất này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm dưới đây vào thực đơn cho bé 11 tháng blw nhằm đảm bảo tính dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn.

Chất đạm: Trứng, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen, cá

Chất béo: dầu ăn, mỡ, phô mai

Tinh bột: Cơm, cháo, bột, bánh mỳ, bánh quy, ngũ cốc, mỳ, khoai tây, khoai lang

Chất xơ, chất khoáng, vitamin: Hoa quả tươi (Chuối, xoài, cà rốt, bí, đào, bơ, lê,…), các loại rau củ xanh như su su, rau ngót, rau mồng tơi, bắp cải xanh

Thức ăn dặm tự chỉ huy cho bé 11 tháng tuổi phải được xay nhuyễn, băm nhuyễn đối với thịt, cháo và xắt nhỏ đối với trái cây, rau củ.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Lượng sữa bé cần bú mỗi ngày khoảng tầm từ 600-800ml. Đặc biệt từ sau 19h tối tới sáng hôm sau, mẹ hãy cho bé bú từ 1-2 cữ bất cứ khi nào bé đòi.

Ngoài sữa mẹ ra, sữa công thức và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai tiệt trùng, yogurt cũng rất tốt cho sự phát triển của bé. Tuyệt đối không dùng sữa bò cho bé chưa đủ 1 tuổi các mẹ nhé.

Xem thêm>> 5 thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng giàu dinh dưỡng

Thực đơn cho bé 11 tháng BLW đơn giản

Thực đơn 1: Cơm, tôm, bông cải, chuối

  • Cơm mềm
  • Tôm hấp lột vỏ sẵn
  • Bông cải hấp
  • Chuối (1/2-1 quả)

Thực đơn 2: Bánh mỳ, thịt bò, dưa chuột, táo

  • Bánh mỳ (mềm, không quá thô)
  • Thịt bò hấp băm nhỏ
  • Dưa chuột nạo vỏ
  • Táo gọt vỏ, xắt mỏng

Thực đơn 3: Bánh pancake yến mạch lê

– Pancake yến mạch lê: công thức tương tự yến mạch khoai lang

– Thịt rim gừng: rửa sạch thịt, bắc bếp xào sơ rồi cho gừng và chút nươc đun khoảng 10p

– Canh mồng tơi; ớt chuông luộc; lê

Thực đơn 4: Bánh mì nướng chấm sốt bơ

– Bánh mì để nguyên

– Tỏi đem bóc vỏ, băm nhỏ, mịn

– Quả bơ bóc vỏ dùng nĩa dằm nhỏ bơ cùng với nước cốt chanh, bạn có thể cho thêm một chút dầu oliu (nếu thích),

– Phần bánh mì đem quết một lớp bơ mỏng và tỏi băm lên trên, đặt vào lò nướng, nướng bánh khoảng 2 phút để bánh có mùi thơm của tỏi và độ giòn nhất định.

Bánh mì nướng chấm sốt bơ

Thực đơn 5: Bánh mì chiên trứng sữa đơn giản

– Trứng gà lọc ra chỉ dùng lòng đỏ (Trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên dùng lòng đỏ trứng gà), đánh tan trứng cùng sữa tươi sao cho thành hỗn hợp nhất định sau đó lọc lại qua rây.

– Cắt bánh mì thành lát mỏng độ 1.5 – 2 cm, có thể dùng khuôn cắt thành các hình ngộ nghĩnh để kích thích sự thèm ăn của bé.

– Lấy chảo đặt lên bếp, cho bơ vào chảo đun chảy bơ trên lửa vừa, dùng giấy hoặc chổi quét bơ đều khắp mặt chảo. Dùng một lượng vừa đủ bơ, không quá nhiều (bánh ngấm bơ sẽ ngấy) hoặc quá ít (bánh dễ cháy đen)

– Nhúng từng lát bánh đã cắt vào hỗn hợp trứng sữa khoảng 20 – 30 giây rồi rán trên lửa vừa, mỗi mặt khoảng 40 – 60 giây tới khi mặt bánh rám nâu và hơi giòn.

– Trình bày đĩa ra có thể ăn kèm cùng mứt

Thực đơn 6: Cơm sườn

– Sườn xốt cà chua: làm nóng chảo, thêm chút dầu hạt cải rán sơ xườn; thêm cà chua rồi dằm nát, thêm chút nước đun sệt lại là được.

– Cơm tạo hình con thỏ; bí đỏ hấp; bí xanh hấp

Thực đơn 7: Bánh mì chuối

– Cho chuối, sữa, và bột quế vào máy xay mịn hoặc tán nhuyễn bằng thìa.

– Làm nóng chảo. Nhúng bánh mì vào hỗn hợp chuối và áp chảo trong 1-2 phút, cho vàng từng mặt.

– Để nguội là có thể ăn

Thực đơn 8: Cơm chả tôm hấp dẫn

– Chả tôm: băm nhỏ 3-4 con tôm vừa + 50g thịt thăn, thêm hành lá và 1 lòng đỏ trứng. Trộn đều rồi rán vàng đều 2 mặt

– Cơm tạo hình gấu trúc; ngô luộc; cọng cải bó xôi luộc

Thực đơn 9: Tôm áp chảo bơ tỏi

– Tôm áp chảo bơ tỏi: tôm rửa sạch, bỏ chỉ lưng. Làm nóng chảo, cho bơ lạt vào rồi phi thơm tỏi thì cho tôm vào áp chảo vàng 2 mặt là được

– Cơm trắng; đậu que luộc; mướp, mươp đắng luộc. Thanh long thái miếng vừa ăn

Thực đơn 10: Bánh bí đỏ nhân phô mai

– Bánh bí đỏ phô mai: bí đỏ hấp chín rây mịn. Thêm bột mì nhào bột cho đến khi thành khối k dính tay. Chia phần, vo tròn rồi cán dẹt, cho viên phô mai belcube làm nhân rồi lại vo tròn và tạo hình tuỳ thích. Hấp 20p thử lấy tăm xiên không dính tăm là bánh chín.

– Cho bé ăn kèm cùng một chút quả thanh long

Có rất nhiều công thức và thực đơn khác nhau tại Cungconlonkhon mà mẹ có thể tham khảo để làm phong phú thêm Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 11 tháng của bé yêu nhà mình.

Xem thêm>> 15+ thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW giàu dinh dưỡng

Cách nấu bột ăn dặm kiểu Nhật cho bé đúng chuẩn nhất

Khác với Việt Nam, các mẹ Nhật Bản cho bé ăn dặm khi bé được 5 tháng tuổi bằng một phương pháp rất riêng và đã trở nên vô cùng nổi tiếng nhờ tính khoa học cao. Vậy cách nấu bột cho trẻ ăn dặm của người Nhật có khác gì với phương pháp truyền thống? Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật phải được thực hiện đúng, nếu sai cách sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Ở từng giai đoạn phát triển của trẻ, mẹ cần điều chỉnh cách nấu và những nhóm thực phẩm cho phù hợp.

Thế nào là ăn dặm kiểu Nhật?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho bé ăn riêng từng thứ một, bắt đầu ăn dặm với cháo trắng loãng rây qua lưới, tiếp đó sẽ chuyển sang cháo kèm rau củ, rồi đến ăn cháo, cơm từ nhão đến đặc kèm các loại đạm như: cá, thịt, tôm và rau củ. Nguyên tắc chính của phương pháp này là bảo đảm khay ăn của bé luôn phải có đủ ba nhóm thực phẩm gồm tinh bột (cháo, mì, bánh mì), vitamin và khoáng chất (rau củ, quả) và chất đạm (trứng, thịt, cá). được chế biến riêng, không nêm gia vị và không trộn lẫn.

Tuy nhiên, trong giai đoạn ăn dặm, Bé cần rất nhiều chất béo để giúp phát triển tối ưu thể chất đặc biệt là não và võng mạc mắt. Vậy với cách ăn dặm này, khó lòng có thể đáp ứng nhu cầu chất béo cho trẻ (32 – 58% ở trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi và 30 – 40% ở trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi, năng lượng đến từ chất béo). Khi ăn, bé phải được ngồi trên ghế ăn, không đi dạo, không chơi đồ chơi hay không xem tivi. Đồng thời, bố mẹ luôn phải giữ không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái, tuyệt đối không thúc ép, bắt buộc bé ăn.

Lợi ích của phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ trang bị cho bé kỹ năng nhai. Đây là một trong những kỹ năng giúp con ăn thô hiệu quả, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn. Hơn nữa, qua cách ăn này, con cũng sẽ học được kỹ năng cầm, nắm thức ăn, giúp hình thành tính cách độc lập từ nhỏ cho trẻ.

Với cách ăn dặm kiểu Nhật bé sẽ được thử nhiều thực phẩm khác nhau như cá, gà, rau, củ, quả, tôm… Vì thế, bé cũng sẽ biết phân biệt được mùi vị thức ăn từ sớm, phòng ngừa tình trạng biếng ăn.

Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật thơm ngon, tiết kiệm thời gian

Những người mẹ hiện đại, nấu món ăn cho con sao cho vừa tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ luôn là đích hướng đến.

Nấu cháo từ cơm

Nấu cháo từ cơm sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với việc nấu cháo từ gạo, nhưng sẽ không thơm ngon bằng gạo. Khi nấu cháo từ cơm, mẹ cũng cần cân bằng tỉ lệ cơm và nước hợp lý để món cháo có độ thô thích hợp cho bé ăn dặm.

Nấu cháo từ cơm

Khi bé nhà mình được 5 đến 6 tháng tuổi, mẹ theo tỉ lệ 1 cơm : 5 nước. Sau khi mẹ ninh nhừ cháo thì rây qua lưới hoặc bỏ vào máy xay thật nhuyễn rồi cho bé ăn

Trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi, mẹ áp dụng công thức 1 cơm: 4 nước nấu khi cháo chín và tập cho bé ăn cháo còn nguyên hạt.

Từ tháng 9 đến 11 tháng tuổi, mẹ cho 1 cơm: 2 nước nấu chín và yên tâm cho trẻ ăn nguyên hạt nhé!

Cách thực hiện

Cho cơm và nước vào nồi theo đúng tỉ lệ
Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi cơm nở mềm là được

Nấu cháo từ gạo

Tùy từng độ tuổi mà mẹ cân đối tỷ lệ gạo và nước sao cho hợp lý để có độ thô thích hợp cho bé ăn. Mẹ có thể tham khảo tỉ lệ gạo và nước dưới đây:

Trẻ 5- 6 tháng, mẹ nên nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước. Sau khi cháo chín, mẹ nên rây qua lưới để gạt bớt lợn cợn rồi mới cho bé ăn

Trẻ 7 – 8 tháng tuổi, tỷ lệ sẽ là 1 gạo : 7 nước. Lúc này, con đã có thể ăn cháo nguyên hạt
Khi trẻ đạt mốc 9 đến 11 tháng tuổi, mẹ nên tuân theo tỷ lệ 1 gạo : 5 nước và tiếp tục cho con ăn cháo nguyên hạt

Cách thực hiện

Trước hết mẹ vo gạo với nước, không nên vo gạo quá kỹ bởi sẽ làm mất đi hàm lượng dưỡng chất bổ dưỡng trong cám gạo.

Cho gạo và nước theo đúng tỷ lệ vào nồi

Ngâm gạo trong nồi trong khoảng 30 đến 60 phút

Cho nồi lên bếp đun ở lửa nhỏ trong khoảng 40 phút

Tắt bếp, đậy kín vung và ủ thêm 15 phút nữa cháo sẽ chín ngon hơn

Kinh nghiệm nấu cháo bằng bếp gas

Nên ngâm gạo ít nhất 30 phút trước khi nấu. Như vậy gạo sẽ hút đủ nước, nhanh nhừ và cháo sẽ ngon hơn

Khi cháo bắt đầu sôi thì để lửa thật nhỏ, cháo sẽ không bị trào ra ngoài

Hãy đậy kín nắp trong quá trình đun nấu để nước không bị bốc hơi nhiều, nhanh cạn nước

Nấu cháo từ bánh mì

Ngoài những cách nấu cháo từ 2 nguyên liệu chính gạo và cơm, các mẹ người Nhật còn sử dụng bánh mì để nấu cháo thay đổi khẩu vị cho bé, theo tỉ lệ chuẩn 1 bánh mì : 5 nước.

Bánh mì cắt phần vỏ, lấy phần ruột, xé nhỏ cho vào nồi

Đun sôi nhỏ lửa khoảng 1 – 2 phút

Cho thêm sữa bột của bé vào khuấy đều (lượng sữa = 2/3 lượng bánh mì)

Nấu cháo từ bánh mì

Những điều mẹ cần lưu ý về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Độ thô và độ loãng theo độ tuổi

Mẹ có thể căn cứ vào tỉ lệ để pha đúng độ thô, đặc phù hợp với tháng tuổi của bé:

5 – 6 tháng Cháo nghiền: tỉ lệ 1 : 10

7 – 8 tháng Cháo nguyên hạt: tỉ lệ 1 : 7

9 – 11 tháng Cháo nguyên hạt: tỉ lệ 1 : 5

12 – 18 tháng Cơm nát: tỉ lệ1 : 2

Chọn những thực phẩm thật tươi ngon, sạch đảm bảo vệ sinh như rau, củ, thịt… Không nên dùng những thực phẩm đóng hộp, có chất bảo quan để làm nguyên liệu nấu

Để tốt cho thận của bé, các mẹ Nhật sẽ không thêm bất cứ gia vị nào khác vào thức ăn dặm của bé

Khi trẻ mới bắt đầu tập ăn thức ăn cần được chế biến theo mức độ từ loãng cho đến đặc và thô tỉ lệ phù hợp với giai đoạn con đang lớn

Không thúc ép hay bắt con phải ăn khi trẻ đã không thích

Không nên trộn lẫn các loại thức ăn lại với nhau, các món ăn được trình bày riêng. Đây là cách để trẻ cảm nhận được mùi vị tốt nhất.

Thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ theo từng giai đoạn phát triển của trẻ

Nước Mỹ là một nước văn minh và tiến bộ. Những năm gần đây, cho trẻ ăn dặm kiểu Mỹ là một trong những phương pháp ăn dặm được rất nhiều bà mẹ chia sẻ và áp dụng. Không chỉ những món ăn mới lạ, độc đáo mà khẩu phần ăn dặm kiểu Mỹ cũng được rất nhiều các chuyên gia đánh giá cao.

Thời điểm nào cho con ăn dặm kiểu Mỹ phù hợp

Các bà mẹ Mỹ cho rằng con ăn dặm sớm quá hoàn toàn không tốt. Lựa chọn đúng thời điểm là rất quan trọng vì nếu cho con tập ăn dặm sớm quá, hệ tiêu hóa của bé chưa đủ lớn, chưa sẵn sàng để tiêu hóa những loại thức ăn mới này. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng bé bắt đầu ăn dặm trước 4 tháng tuổi, bé thường có phản xạ đẩy thức ăn ra và dễ bị dị ứng với thức ăn hơn. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, thời điểm cho trẻ bắt đầu ăn dặm tốt nhất là vào khoảng tháng 5-6. Đây là khoảng thời gian cơ thể trẻ bắt đầu phát triển mạnh và cần rất nhiều các chất dinh dưỡng cũng như vi dưỡng chất. Bên cạnh đó, vào khoảng tháng 5-6 các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ bắt đầu giảm dần.

Ăn dặm kiểu Mỹ có thực sự tốt?

Mỹ là một trong những quốc gia phát triển bậc nhất thế giới. Thế nên, không quá bất ngờ khi họ rất chịu khó đầu tư cho những thế hệ trẻ – tương lai đất nước. Việc lựa chọn một chế độ ăn dặm hoàn hảo là bước nền quan trọng nhất giúp con trẻ ăn ngon, lớn khỏe và phát triển tốt. Chế độ ăn dặm kiểu Mỹ được rất nhiều các chuyên gia dinh dưỡng tại Việt Nam áp dụng và cải tiến cho phù hợp.

Các bà mẹ Mỹ rất chịu khó tìm hiểu tâm lý của con họ. Họ cho rằng, một đứa trẻ khi bước vào những bữa ăn phải được chuẩn bị một tâm lý thực sự thoải mái và vui vẻ thì dinh dưỡng trong bữa ăn mới có thể hấp thụ được tốt.

Các bố mẹ Mỹ không bao giờ để cho chạy nhảy khắp nơi và đuổi theo đút từng muỗng một. Họ cho con ngồi vào một chiếc ghế cao và an toàn để bé không thể bước ra ngoài. Trong chiếc ghế này, bé sẽ ăn phần thức ăn dành cho mình với tâm trạng thoải mái nhất. Nếu bé nhất định không tuân theo, mọi việc có thể chấm dứt và bắt đầu lại sau đó ít lâu.

Mẹ Mỹ không dùng muỗng kim loại cho trẻ ăn dặm. Thay vào đó họ chọn loại muỗng nhựa mềm để tránh làm xây xát vòm miệng bé.

Bữa ăn của bé tập ăn dặm sẽ luôn trùng với giờ ăn của cả nhà để trẻ hiểu rằng bé cũng là một thành viên trong gia đình và việc ăn uống là điều cần thiết mà ai cũng phải làm.

Thực phẩm mẹ Mỹ dùng cho trẻ ăn dặm

Các bà mẹ Mỹ đã lựa chọn chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn của trẻ

– Vào tháng thứ 5-6: Trẻ bắt đầu ăn dặm với chế độ ăn lỏng.

– Từ tháng thứ 12-24: Trẻ chuyển từ chế độ ăn lỏng sang đặc.

– Từ tháng thứ 24-26: Trẻ chuyển từ ăn đút sang tự ăn bằng muỗng.

Vào tháng thứ 5 đến 6

Trong thời gian đầu tiên, khi trẻ bắt đầu ăn dặm, lựa chọn các loại sữa công thức phù hợp kèm thêm một chút bột ăn dặm từ yến mạch, gạo được rất nhiều bà mẹ Mỹ ưu tiên. Lưu ý, thời gian này mẹ vẫn cho trẻ bú luân phiên kèm sử dụng sữa công thức. Có thể sử dụng từ 80-100ml sữa công thức/ 1 cữ / 4-5 lần/ ngày kết hợp với bột ăn dặm từ yến mạch.

Vào tháng thứ 6 đến 12

Bé bú từ 180-240ml/1 cữ/3-4 lần/ngày xen kẽ món mới với các loại trái cây: chuối, táo, mơ, đào cùng các món mới với thịt gà, thịt bò. Không dùng trái cây có vị chua mạnh khi trẻ chưa đủ 1 tuổi. Cho ăn 3 bữa: sáng 30-90ml bột; trưa: 60-180ml rau củ; tối: 60-180ml rau củ riêng hoặc bột riêng hoặc trộn cả bột lẫn rau củ.

Từ tháng thứ 12 đến 24

Vào khoảng tháng 12-24, khi trẻ chuyển từ chế độ ăn lỏng sang đặc, mẹ cần tập cho trẻ làm quen từ từ. Các loại bột ăn dặm cũng như thức ăn xay nhuyễn sẽ giảm lượng nước từng chút một, cho đến khi trẻ quen. Việc đột ngột chuyển sang ăn đặc sẽ làm trẻ bỏ ăn, nôn… Vậy nên mẹ cần phải chịu khó, nhẫn nại khi chăm sóc trẻ. Một số món ăn hấp dẫn và tốt cho sức khỏe của trẻ mà mẹ có thể áp dụng ngay như: cháo yến mạch bí đỏ, cháo thịt xay nhuyễn, các loại hải sản như tôm, lươn…mẹ cũng có thể áp dụng luân phiên trong ngày. Trong chế độ ăn của những đứa trẻ ở Mỹ thì việc bổ sung rau củ quả luôn được quan tâm đúng mức. Hầu như trong các bữa ăn, rau quả và trái cây là những món ăn không thể thiếu.

Vào những tháng tiếp theo, mẹ tăng cường lượng sữa cũng như bột ăn dặm lên từ từ để đảm bảo trẻ không bị đói. Thêm vào đó, trong thực đơn ăn dặm nên bổ sung các loại rau củ quả xay nhuyễn kết hợp vào trong bột ăn dặm. Việc bổ sung thêm các vi dưỡng chất, chất xơ từ rau củ quả giúp trẻ ăn ngon miệng, kích thích cảm giác thèm ăn và điều hòa hệ thống tiêu hóa tốt hơn.

Từ tháng thứ 24-26

Khi trẻ lớn hơn một chút, việc cho trẻ tự ăn bằng muỗng cũng như các thức ăn có kích thước lớn hơn. Không chỉ tăng cường các chất dinh dưỡng mà còn kích thích các cơ quan phát triển hoàn chỉnh hơn. Chẳng hạn, khi trẻ tập nhai cái loại thức ăn có kích thước lớn hơn sẽ giúp khung hàm của trẻ hoạt động và kích thích răng mọc nhanh hơn.

Một số nguyên tắc chủ yếu trong giờ ăn của những đứa trẻ Mỹ

– Trong những giờ ăn luôn cho trẻ tập trung ăn uống, không cho trẻ xem TV hay chơi các trò chơi khác nhau trong giờ ăn. Đây là một trong điều mà các bà mẹ Việt Nam đã nhận thức sai. Việc cho trẻ xem TV sẽ khiến sẽ sao nhãng việc ăn uống, không cảm nhận được hương vị đồ ăn và hình thành thói quen biếng ăn.

– Biết cách khen ngợi khi trẻ ăn uống tốt.

– Không tỏ thái độ khó chịu khi trẻ không chịu ăn.

– Khuyến khích trẻ tự lập, tự gắp thức ăn và món ăn mình yêu thích.

– Tiếp tục động viên, khuyến khích trẻ dù trẻ có làm đổ cơm, vỡ bát chén…

– Giới hạn bữa ăn của trẻ trong vòng 20-30 phút mỗi giờ.

Nhìn chung, những kiến thức về ăn dặm hiện tại của chúng ta đều được đúc rút từ đây nên có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, về cách thức cho ăn, các mẹ Mỹ lại cứng rắn trong lập trường và khoa học hơn trong cách thức nên hiệu quả họ đạt được thường dễ dàng hơn. Do đó, trước khi chuẩn bị cho bé ăn dặm, chính các mẹ phải là người chuẩn bị trước tâm lý và trang bị các kiến thức căn bản để có thể bắt đầu “cuộc chiến” với con nhé

Xem thêm>>>

Cách trữ đông đồ ăn dặm cho trẻ sơ sinh đúng cách nhất

Trẻ sơ sinh khi được 4-6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu ăn dặm. Khác với thời gian đầu bé phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ, lúc này thức ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Bởi vì lúc này bé đã lớn hơn và cần nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng có nhiều thời gian để mỗi ngày đều chế biến đồ ăn dặm cho con. Nếu các mẹ còn đang phân vân không biết nên làm thế nào để trữ đông đồ ăn dặm cho con mà không mất chất dinh dưỡng hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Vì sao nên trữ đông đồ ăn dặm cho trẻ sơ sinh?

Thời gian này nhiều mẹ đã bắt đầu trở lại đi làm sau kì nghỉ phép hoặc với nhiều mẹ việc chế biến đồ ăn dặm cho bé hàng ngày đôi khi cũng khó khăn vì bận rộn. Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc cẩn thận và mẹ cũng nên tiết kiệm thời gian thay vì lúc nào cũng bận rộn. Vì vậy việc trữ đông đồ ăn cho bé là một biện pháp hiệu quả.

Đa số các mẹ bỉm thường sử dụng ngăn mát tủ lạnh để bảo quản đồ ăn. Tuy nhiên chỉ được một thời gian ngắn. Nếu mẹ muốn giữ thực phẩm lâu hơn, mẹ nên dùng ngăn đông của tủ lạnh. Các nhà khoa học đã chứng minh, sử dụng ngăn đông để bảo quản đồ ăn không làm mất đi các dưỡng chất của nó. Kể cả đồ ăn dặm của bé cũng vậy. Vì thế nhiều mẹ bây giờ đều đã sử dụng phương pháp này để tiết kiệm thời gian mà không làm giảm dinh dưỡng cần thiết cho con. Và rau củ quả là một phần không thể thiếu, mẹ nên tìm hiểu cách trữ đông rau xanh cho bé ăn dặm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trữ đông thức ăn cho bé

Cách sơ chế đồ ăn dặm cho bé

Bước 1: Đầu tiên các mẹ hãy sơ chế, làm sạch và cắt nhỏ thực phẩm

Bước 2: Sau đó làm chín thực phẩm bằng cách hấp, luộc…Trong đó, hấp là phương pháp chế biến đồ ăn giúp giữ lại nhiều dinh dưỡng nhất.

Bước 3: Cho thức ăn vào máy và xay nhuyễn hoặc rây mịn, các mẹ có thể thêm nước rau củ luộc vào xay hoặc rây cùng để làm lỏng bớt hỗn hợp. Sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc cũng có thể sử dụng, chúng có thể tăng thêm hương vị quen thuộc cho cho bé khi ăn (hoặc các mẹ chỉ cần xay nhuyễn đồ ăn mà không cho thêm chất lỏng khác).

Các bước trữ đông đồ ăn dặm

Điều đầu tiên mẹ nên nhớ đó là không bảo quản đồ ăn dặm của con trong những khay, hộp không đảm bảo an toàn bởi chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thức ăn của bé.

Bước 1: Sau khi đã xay, nghiền nhuyễn thức ăn thành dạng lỏng, các mẹ sẽ đổ chúng vào khuôn và cất vào ngăn đá để trữ đông.

Bước 2: Bọc khuôn lại bằng màng bọc thực phẩm hoặc nắp đậy đi kèm khay và cất vào trong tủ đông.

Bước 3: Khi các viên đồ ăn đã đông lại, các mẹ lấy chúng ra và cho vào túi nilon thực phẩm có khóa zip.

Bước 4: Ghi chú ngày tháng trữ đông và tên thực phẩm lên túi. Đồ trữ đông cho bé chỉ nên sử dụng tối đa trong vòng 1 tháng.

Lưu ý: Thời gian để trữ đông đồ ăn dăm trong 72h hoặc 48h là tốt nhất. Khoảng thời gian này đảm bảo các vi khuẩn sẽ ít phát triển và hương vị của thức ăn cũng không bị ảnh hưởng. Các loại rau củ quả, tốt nhất ba mẹ nên cho bé dùng trong 3 tuần. Thịt lợn/bò/gà, tốt nhất nên dùng trong vòng 10 ngày. Trong trường hợp mẹ trộn chung các loại thức ăn khi nấu, tốt nhất mẹ nên cho bé dùng trong vòng 3-5 ngày.

Cách rã đông đồ ăn dặm cho bé

Mẹ có thể rã đông bằng ngăn mát tủ lạnh, đun cách thủy hoặc lò vi sóng:

Các bước rã đông đồ ăn

– Rã đông trong ngăn mát tủ lạnh: Lấy những phần ăn trong khay đá ra đĩa ăn của bé, bọc lại và để vào ngăn mát qua đêm.

– Dùng nước ấm hoặc đun cách thủy: Để túi thức ăn đông lạnh dán kín miệng vào nước ấm, có thể thay nước nếu cần. Hoặc lấy phần thức ăn ở khay đá ra đặt vào bát sứ và đun cách thủy.

– Lò vi sóng: Rã đông bằng lò vi sóng trong thời gian quy định. Khuấy và đảo thường xuyên, đảm bảo thức ăn hoàn toàn được rã đông trước khi dùng.

Xem thêm>>

Top 5 cách làm nước Dashi kiểu Nhật cho bé cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm

Là nguyên liệu không thể thiếu trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, Dashi một loại nước dùng quen thuộc trong ẩm thực Nhật, tùy từng món ăn mà người Nhật chọn loại nước dashi phù hợp để món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn, gia tăng hương vị. Dưới đây là 5 cách làm nước dashi kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi của Cungconlonkhon.com đơn giản mà thơm ngon, đủ dinh dưỡng.

Nước dashi dùng cho trẻ mấy tháng?

Chế biến nước dashi được lựa chọn theo phương pháp ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi kiểu Nhật bởi những ưu điểm như có thể tập cho bé ăn thô mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngoài ra mỗi giai đoạn phát triển sẽ có món ăn phù hợp với con.

Điểm đặc biệt trong cách chế biến nước Dashi là sẽ không dùng gia vị nêm nếm thêm. Vì thế việc sử dụng nước dùng dashi đối với giai đoạn ăn dặm của bé là lựa chọn an toàn, không những bổ sung khoáng chất thiết yếu còn đem lại sự thơm ngon cho món ăn.

Nước dashi dùng cho trẻ mấy tháng?

Cách làm nước Daisi cho bé ăn dặm

Cách làm nước dashi với rong biển kombu và cá ngừ bào khô

Nguyên liệu

  • Rong biển kombu: 20g
  • Cá ngừ bào khô: 40g
  • Nước: 2 lít

Cách làm

Bước 1: Dùng khăn đã vắt cạn nước để lau qua miếng rong biển kombu. Sau đó, cho rong biển kombu vào nước ngâm khoảng 30 phút.

Bước 2: Cho rong biển vào nồi, đổ thêm 2 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút thì vớt rong biển ra. Lưu ý, tránh đun lâu vì sẽ làm nước dashi bị đắng.

Bước 3: Cho cá ngừ bào khô vào nồi nước đang sôi, nấu cho đến khi cá ngừ chìm hết xuống đáy nồi thì tắt bếp. Chú ý, không đảo cá để tránh làm nước dùng bị đục, mất ngon.

Bước 4: Chuẩn bị một rây lọc để lọc nước dashi. Khi lọc, để nước chảy xuống tự nhiên, không nên vắt vì có thể làm cho nước dùng bị đắng và bị lẫn những mảnh vụn nhỏ rong biển hoặc cá bào.

Cách làm nước dùng dashi rau củ

Dashi rau củ cũng là một loại nước dùng phổ biến thường được dùng trong chế biến các món ăn dặm cho bé. Chỉ cần là các loại rau củ không tạo vị đắng, chát thì loại nào cũng có thể làm nước dùng dashi cho bé được. Thậm chí, có thể tận dụng nước luộc rau củ (các loại rau cải ngọt, cải thảo, cà rốt, su su…) của gia đình làm nước dùng nấu món ăn cho trẻ.

Trong nước dùng có vị ngọt tự nhiên tiết ra từ rau củ nên sẽ góp phần tạo thêm sự ngon miệng và hương vị mới cho món ăn của bé.

Cách làm nước dùng dashi rau củ

Cách làm

Có thể sử dụng các loại rau củ như: củ cải, bắp cải, cà rốt…. Sau khi rửa sạch, thái nhỏ, bỏ tất cả vào nồi, đun chín mềm cho ra nước ngọt. Sau đó lọc riêng lấy nước là xong.

Nước dùng dashi thông thường sẽ được cho vào nấu cùng với cháo ăn dặm của các con. Đối với các bé trên 1 tuổi đã có thể ăn cơm cứng thì có thể nấu nước dùng dashi chung với rau củ hoặc thịt/ cá và cho dùng kèm với cơm.

Tất cả các loại nước dùng dashi kombu rong biển cá ngừ bào khô hay nước dùng rau củ sau khi làm xong có thể cho vào khay đá, để đông lạnh và dùng dần. Tuy nhiên, cần nhớ một điều, càng để lâu nước dashi sẽ càng bị mất vị thơm ngon. Vì thế, mẹ nên canh nấu làm sao dùng vừa đủ trong vòng một tuần để đảm bảo hương vị chất dinh dưỡng cho món ăn của bé.

Cách nấu nước dashi từ tảo bẹ và cá

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tảo bẹ đem rửa sạch

Bước 2: Bạn cho phần tảo bẹ đã rửa sạch vào nồi và thêm 750ml đã chuẩn bị vào, tiếp đến bạn bắc nồi lên bếp, đợi nồi nước tảo nổi bọt lăn tăn thì bạn vớt tảo ra, cho cá vào nấu với lửa vừa.

Bước 3: Bạn cho tảo và cá nghỉ trong 10 phút sau đó cho vào 1 chiếc khăn và vắt lấy phần nước dùng ngọt nhất để nấu cháo cho bé.

Cách làm nước dashi kiểu Nhật cho bé ăn dặm

Phần nước dùng tảo bẹ và cá có vị ngọt đặc biệt, thơm ngon, bổ dưỡng bạn có thể dùng để nấu súp hoặc cháo cho bé.

Cách làm nước dùng dashi nấm hương

Nguyên liệu

  • 3 cái nấm hương
  • 100ml nước

Cách nấu nước dashi nấm hương

Bước 1: Nấm hương bạn không rửa mà dùng chổi lông nhỏ quét sạch bụi bẩn.

Bước 2: Cho nấm hương vào 1 chiếc hũ thêm vào 100ml nước và đậy nắp lại ngâm nấm hương trong nước để qua đêm

Bước 3: Vắt ráo nấm hương, lọc lấy nước dùng dashi nấm hương qua rây để có phần nước trong không có cặn

Nước dashi củ quả và xương

Nguyên liệu: 1 bó cần tây chỉ lấy phần thân, 1 củ hành tây, 1 cà rốt, 300gr xương

Cách nấu nước dashi củ qua và xương

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Xương bạn đem rửa sạch để ráo, trần qua một lần nước sôi cho sạch rồi rửa lại; hành tây bóc vỏ bổ miếng cau, cà rốt cắt khúc, cần tây rửa sạch.

Bước 2: Bạn cho xương vào nồi sau đó đổ nước vào đun sôi rồi hạ lửa, vớt bỏ phần bọt nổi lên. Tiếp đến cho cà rốt vào hầm chung đun lửa liu riu khoảng 30 phút, cuối cùng cho hành tây, cần tây vào đun thêm 10 phút thì tắt bếp. Lấy phần nước dashi đã đun lọc qua rây, chia ra các hộp nhỏ 70ml đến 100 ml để dùng dần mỗi bữa cho bé. Phần còn lại có thể đổ vào hộp đậy kín lại để trong tủ lạnh dùng dần cho bé.

Trên đây là 5 cách làm nước dashi kiểu Nhật cho bé ăn dặm hy vọng sẽ giúp ích với mẹ trong hành trình chăm con yêu của mình.

Xem thêm>>

Gợi ý 4 cách chế biến nui cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng

3 cách làm bột tôm cho bé ăn dặm tại nhà vừa ngon lại vừa sạch

Mách mẹ học cách bảo quản đồ ăn dặm không mất chất đúng cách

Để tiết kiệm thời gian chuẩn bị bữa ăn dặm, mẹ muốn chế biến một lần và bảo quản sẵn nhưng lại sợ làm thức ăn sẽ mất chất. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết cách bảo quản đồ ăn dặm không mất chất cho bé tốt nhất mẹ nhé!

Tại sao mẹ nên bảo quản đồ ăn dặm cho bé?

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các vitamin quan trọng như (vitamin nhóm B và C) cùng các vi khoáng khác như canxi, kẽm, sắt sẽ bị đánh mất một lượng lớn khi chế biến, bảo quản thức ăn không đúng cách. Vì vậy, các mẹ cần nắm được tầm quan trọng của việc bảo quản đồ ăn, nhất là đối với đồ ăn dặm của trẻ nhỏ vì ở giai đoạn này, các bé cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Việc bảo quản đồ ăn dặm sẽ giúp mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn rất nhiều.

Trường hợp bảo quản đồ ăn dặm không đúng cách còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cách bảo quản đồ ăn dặm không mất chất

Bảo quản bằng ngăn mát (ngăn lạnh)

Đối với các thực phẩm đã chế biến sẵn, các bà nội trợ thường hay sử dụng ngăn lạnh (tức ngăn mát) để bảo quản thức ăn. Do đó, nhiều bà mẹ cũng chọn phương pháp này nhằm bảo quản độ ăn dặm cho bé.

Hầu hết các món ăn dặm của trẻ đều ở dạng lỏng hoặc hơi đặc, nếu sử dụng trong ngày bạn có thể cho thực phẩm đã chế biến vào hộp đậy kín vào ngăn mát, khi nào cần cho trẻ ăn thì hâm lại cho nóng.

Tuy nhiên, khuyết điểm của phương pháp này là các chất dinh dưỡng bị hao hụt đi trong suốt thời gian bảo quản. Thứ hai, thời gian bảo quản trong ngăn mát tương đối ngắn (thường chỉ trong ngày), không tiết kiệm được nhiều thời gian cho các chị em phụ nữ.

Bảo quản bằng ngăn đông (ngăn đá)

Một trong những cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé được nhiều chị em áp dụng đó chính là bảo quản bằng ngăn đông (ngăn đá). Phương pháp này bắt nguồn từ Nhật Bản.

Thực hiện phương pháp này, các mẹ sẽ vào bếp nấu đủ khẩu phần cho bé trong cả tuần. Sau đó chia nhỏ ra từng phần và sử dụng ngăn đông để bảo quản.

Cách thực hiện:

Chế biến đồ ăn dặm dạng lỏng như cháo, súp, nước hầm…

Để nguội và cho đồ ăn dặm vào từng khay đá dạng lớn được làm từ chất liệu nhựa an toàn. Chọn loại khay với dung tích từ 300-400ml, tương ứng với mỗi suất ăn của trẻ. Cho các khay này vào ngăn đá tủ lạnh.

Sau vài giờ đông đá, tách những viên đá này ra và cho vào túi vô trùng kín khí. Loại bỏ hết không khí đang căng trong túi để vi khuẩn không thể xâm nhập trong quá trình làm đông.

Cách rã đông thức ăn cho bé để không mất chất

Mẹ lấy những phần ăn trong khay đá ra & chờ rã đông tự nhiên.

Hoặc mẹ lấy phần ăn ra chén/đĩa/…, nhớ bọc kín lại và để vào ngăn mát qua đêm.

Mẹ đặt túi thức ăn đông lạnh đã dán kín miệng vào nước ấm và thay nước nếu cần. Lưu ý thức ăn đã rã đông thì nên sử dụng sớm, hoặc để ngăn mát tối đa 1 ngày, tuyệt đối không cho bé dùng sau thời gian đó mẹ nhé.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể rã đông bằng lò vi sóng. Với cách này, mẹ nhớ khuấy đều thường xuyên, đảm bảo thức ăn được rã đông hoàn toàn trước khi dùng.

Một số lưu ý khi bảo quản thức ăn dặm cho bé

Thức ăn khi đã rã đông phải được phải được dùng ngay hoặc chỉ để ngăn mát tối đa 1 ngày, tuyệt đối không được đông lạnh lần nữa.

Mẹ không nên để thức ăn trong hộp thuỷ tinh rồi đặt ngăn dá vì có thể sẽ bị nứt, vỡ trong quá trình đông lạnh.

Tủ lạnh phải được duy trì nhiệt độ ổn định và vệ sinh thường xuyên để loại bỏ bớt vi khẩn, đồng thời hạn chế việc mở ra đóng vào tủ lạnh liên tục vì sẽ dễ làm hỏng thức ăn.

Bảo quản đồ ăn dặm cho con sao cho vừa đúng cách, vừa giữ được các chất có trong thực phẩm là điều hết sức quan trọng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với tất cả chị em phụ nữ đang chăm con nhỏ trong việc tìm hiểu cách bảo quản đồ ăn dặm không mất chất.

Xem thêm>> Chia sẻ 14 thực đơn cơm nát cho bé đầy đủ dinh dưỡng

Tổng hợp các loại dầu cho bé ăn dặm tốt nhất 2021

Dầu ăn dặm cho bé rất phong phú và đa dạng. Nhưng đâu mới là sự lựa chọn tốt nhất của mẹ cho con yêu của mình? Bài viết dưới đây Cungconlonkhon sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn toàn diện về các loại dầu ăn cho trẻ ăn dặm.

Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dăn dầu ăn dặm?

Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ nhất và tốt nhất cho trẻ. Vì vậy, nhu cầu ăn dặm của bé là thiết yếu.

Từ tháng thứ 6 trở đi, hệ tiêu hóa của bé đã bắt đầu phát triển. Bé nên được bổ sung đủ 4 nhóm thức ăn (bột đường, béo, đạm, chất xơ- vitamin). Đây chính là lúc mẹ cần cho bé ăn dầu ăn dặm. Trung bình cần khoảng 10ml dầu trong 1 bát cháo bột hoặc trong một bữa ăn với thực phẩm dạng rắn

Cách sử dụng dầu ăn cho bé hiệu quả nhất?

Dầu ăn là loại thực phẩm chứa nhiều các chất dinh dưỡng tốt cho trẻ và cung cấp thêm năng lượng cho trẻ như chất béo. Ngoài ra, dầu ăn còn là dung môi giúp hòa tan tốt nhất những vitamin A , K, D có trong thức ăn hàng ngày.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dầu ăn cho trẻ sơ sinh đang được bày bán rộng rãi, thật dễ dàng để sở hữu một chai dầu ăn cho trẻ em nhưng sử dụng ra sao để đạt được hiệu quả tốt nhật thì không phải bậc cha mẹ nào cũng biết. Dầu, mỡ động thực vật là những chất quá quen thuộc với mỗi người nhưng sử dụng như thế nào là đúng cách thì không phải ai cũng am hiểu.

Bởi mỡ thừa không chỉ gây béo phì mà còn gây nên rất nhiều bệnh khác như tim vạch, mỡ máu, gan nhiễm mỡ,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu thiếu chất béo thì cũng gây nên mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của mỗi người nói chung và đặc biệt là trẻ em nói riêng.

Một số các loại dầu ăn dặm mà mẹ có thể dùng cho bé ăn dặm

Dầu mè đen

Dầu mè đen là nữ hoàng của các loại dầu ăn dặm cho bé với những công dụng vượt trội đem lại. Với nhiều hàm lượng dưỡng chất tốt cần thiết cho bé: Omega 3, 6, 9, Vitamin E, K có trong dầu giúp bé:

Tăng sức đề kháng, giúp hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn. Hỗ trợ hấp thụ canxi cho xương chắc khỏe

Kích thích vị giác, cho trẻ ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn

Hỗ trợ ngăn ngừa và trị bệnh táo bón cực kì hiệu quả ở trẻ nhỏ trong quá trình ăn dặm

Tăng cường trí thông minh cho trẻ: nhờ vào hàm lượng lớn omega 3 và DHA

Tăng cường hệ miễn dịch: hàm lượng Vitamin E, omega 3 và omega 6 tăng cường khả năng miễn dịch của các tế bào trung gian.

Hỗ trợ hấp thụ canxi cho xương chắc khỏe, da dẻ mịn màng và rất tốt cho tim mạch của bé

Dầu Gấc (Dầu gấc ăn dặm)

Dầu gấc là loại dầu ăn mà nhiều mẹ Việt lựa chọn cho bé nhất. Theo thống kê, 70% trẻ em Việt Nam bị thiếu vitamin A và E. Mà dầu gấc có chứa hàm lượng lớn vitamin A và E, hàm lượng beta-caroten rất cao (cao hơn cà rốt 15 lần và gấp gần 70 lần cà chua). Đây đều là các thành phần dinh dưỡng vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển cơ bản của trẻ nhỏ. Giúp trẻ không bị suy dinh dưỡng ngoài ra:

Phòng chống bệnh suy dinh dưỡng, gầy còm, ốm yếu ở trẻ.

Giúp cho bé có một đôi mắt khỏe mạnh, phòng chống các bệnh về mắt.

Hỗ trợ phát triển trí não giúp bé thông minh do các dưỡng chất omega 3 và 6

Tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể chống bệnh nhiễm trùng.

Hỗ phát triển chiều cao nhờ hàm lượng beta-caroten có trong dầu

Kích thích vị giác, khứu giác, tạo ra cảm giác thèm ăn và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé

Dầu Oliu

Dầu oliu chứa axit linoleic và linolenic, là loại axit béo cũng được chứa trong sữa mẹ. Đóng góp vào sự phát triển trí não và tăng trưởng xương của em bé.

Dầu oliu có chứa vitamin A, C, D, E, K – vitamin B+, và rất giàu các chất chống oxy hóa đặc biệt, giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và ung thư.

Dầu oliu có đặc tính kháng viêm, tác dụng nhuận tràng nhẹ, tránh cho bé bị táo bón. Tuy nhiên, không nên lạm dụng.

Dầu óc chó

Quả óc chó hay còn gọi là quả hồ đào, quả hạnh đào. Trong 100g nhân quả óc chó có 642 calo, 14g protein, 62g chất béo. Loại dầu chiết xuất từ hạt óc chó, được khoa học cũng như viện sức khỏe Mỹ chứng minh dầu quả óc chó có hàm lượng Omega 3 rất cao.

Bé được cung cấp dầu quả óc chó (Omega 3) cũng đạt nhịp độ phát triển nhanh hơn so với những bé khác. Đồng thời Giảm nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển cũng như hành vi sau này.

Dầu hạt lanh

Đây là dầu thực vật được lấy từ hạt của cây lanh và rất giàu axit béo Omega-3.

Nó có tác dụng rất tốt cho đường ruột non nớt của bé, hỗ trợ táo bón

Giúp nhuận tràng

Tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ sức khỏe cho bé

Có lợi cho việc bảo vệ da, giúp da bé mịn màng hơn

Dầu đậu nành

Dầu nành có màu vàng nhạt, không vị và chứa hơn 60% axit béo không bão hòa đa.

Giúp điều hòa hệ tiêu hóa và hỗ trợ bé ăn nhiều hơn, ăn tốt hơn

Phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực do trong dầu có nguồn cung cấp omega 3-6-9 cực kì dồi dào

Dầu cá hồi

Ngoài dầu thực vật ra, mẹ cũng có thể bổ sung dầu cá hồi cho bé. Vì đây là loại dầu ăn lành mạnh, rất giàu protein (120g cá hồi 28g protein). Cùng các chất dinh dưỡng thiết yếu như: tryptophan, vitamin D, selen, vitamin B3, B6, B12, photpho và magiê.

Các thành phần chính của dầu cá hồi đều chứa hai loại axit béo omega-3 quan trọng là eicosapentaenoic (EPA) và docosahexaenoic (DHA).

Dầu cá hồi rất hữu ích cho sự phát triển của trẻ, hỗ trợ trí não và hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Xem thêm>>

5 thực đơn ăn dặm trộn sữa mẹ, vừa ngon vừa dễ làm

Áp dụng thực đơn ăn dặm trộn sữa mẹ có lẽ không còn quá xa lạ gì với các mẹ bỉm sữa nữa. Tuy nhiên, có những mẹ vẫn chưa biết những lợi ích từ việc dùng sữa mẹ để nấu ăn dặm như thế nào. Sau đây Cungconlonkhon.com sẽ lý giải vấn đề đó và chia sẻ với các bạn 5 thực đơn ăn dặm từ sữa mẹ ngon bổ, giàu dinh dưỡng mà cực dễ làm.

Tại sao nên tận dụng sữa mẹ nấu ăn dặm cho bé?

Bác sỹ và các chuyên gia khuyên phụ nữ sau sinh nên cho con bú ít nhất 6 tháng đầu đời hoàn toàn bằng sữa mẹ để giúp con phát triển về thể chất lẫn trí tuệ. Sau 6 tháng đó, con vẫn nên được bú bằng sữa mẹ nhưng vì nhiều lý do mà sẽ bị hạn chế, cũng như con ngày càng lớn thay vào đó là một chế độ ăn khác ngoài sữa mẹ. Vì thế, người ta tìm đến các cách cho trẻ ăn dặm.

Sử dụng sữa mẹ nấu ăn dặm cho bé là việc mẹ nên làm khi con từ 7 tháng tuổi trở đi. Bởi vì trước đó bé đã quen với mùi vị của sữa mẹ, thêm một chút sữa mẹ để nấu ăn dặm cho bé sẽ giúp trẻ dễ ăn hơn.

Hơn nữa, sử dụng sữa mẹ nấu ăn dặm giúp trẻ đảm bảo được chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ từ món ăn dặm.

Bên cạnh đó, vừa giúp giải quyết sữa mẹ dư thừa khi để trữ đông trật tủ. Các mẹ dư nhiều sữa cho con bú ngoài nấu ăn dặm cho bé, nếu không biết làm gì thì có thể tham khảo thêm bài viết: Sữa mẹ bị dư nên làm gì? Đừng vội vứt, có thể làm đồ ăn cho bé!

Có nhiều ý kiến cho rằng sữa mẹ khi nấu lên sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong sữa. Điều đó cũng đúng, khi sữa mẹ chịu tác động dưới nhiệt độ, độ ẩm sẽ làm thay đổi tính chất trong sữa. Tuy nhiên nếu dùng sữa mẹ nấu ăn dặm cho bé kết hợp với các loại thực phẩm dinh dưỡng khác sẽ bù lại lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Vì thế, các mẹ không phải lo lắng khi sử dụng chính sữa của mình nấu ăn dặm cho bé nhé!

5 thực đơn ăn dặm trộn sữa mẹ cực dễ nấu

Sau đây là 5 thực đơn ăn dặm trộn sữa mẹ và những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp bé háu ăn hơn. Nếu không biết làm đúng cách sẽ làm mất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Vì thế, các mẹ theo dõi từng bước và chuẩn bị nguyên liệu sao cho đúng nhé!

Sữa chua từ sữa mẹ

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ cũng khá đơn giản, quan trọng nhất là biết cách giữ ấm cho sữa để không mất đi chất dinh dưỡng.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 200ml sữa mẹ
  • 1/2 hộp sữa chua không đường

Thực hiện nấu sữa chua từ sữa mẹ cho bé ăn dặm:

  • Sữa đun ấm tầm 80 độ, sau đó tắt bếp để nguội tầm 60 – 50 độ.
  • Sữa chua ở nhiệt độ phòng, đổ vào quấy nhẹ tay cho tan.
  • Lọc qua rây, vớt bọt.
  • Cho vào hũ thủy tinh đậy nắp.
  • Ủ trong vòng 8 -12 tiếng là có thể cho bé ăn được

Pancake sữa mẹ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 4 muỗng canh bột mì hữu cơ
  • 60 – 80ml sữa mẹ
  • 1 lòng đỏ trứng

Sữa mẹ nấu ăn dặm với món Pancake được thực hiện khá đơn giản như sau:

  • Trộn đều thành hỗn hợp hơi sền sệt.
  • Quét chút xíu dầu ăn lên khắp mặt chảo, đổ bột dàn đều và rán với lửa nhỏ.

Bánh flan sữa mẹ

Nguyên liệu:

  • 120ml sữa mẹ
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 1 quả trứng gà

Cách thực hiện:

  • Mẹ đun sữa ở lửa trung bình tới khi sôi lăn tăn ở mép nồi. Đun sữa sẽ giúp giảm mùi tanh sữa mẹ, bánh sẽ thơm hơn.
  • Đánh 2 lòng đỏ và 1 lòng trắng trứng quyện vào nhau.
  • Đổ sữa mẹ sau khi đã đun (sữa cần để nguội) vào trứng và khuấy nhẹ tay cho sữa trứng quyện vào nhau.
  • Lọc hỗn hợp trứng sữa qua rây. Nếu hỗn hợp nhiều bọt, mẹ để bọt khí tan sau đó mới đổ vào khuôn và nướng hoặc hấp.
  • Đổ trứng sữa vào khuôn bánh và cho vào nướng ở nhiệt độ 150 độ C trong 30 phút. Mẹ cũng có thể hấp bánh 30 phút thay vì nướng.
  • Mẹ dùng tăm xiên bánh, nếu tăm không dính bánh nghĩa là bánh chín. Mẹ có thể lót một miếng vải ở trên miệng bánh, tránh để nước rơi xuống bánh khi hấp.

Chả cá hồi sữa mẹ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 50g bột mì
  • 100g thịt cá hồi (bạn nên tìm mua cá hồi đánh bắt tự nhiên vì cá hồi nuôi chứa nhiều chất phụ gia chăn nuôi độc hại)
  • 50ml sữa mẹ
  • Tiêu, hành ngò (có một chút sẽ ngon)

Cách thực hiện:

  • Mẹ rửa sạch cá hồi với rượu hoặc dấm để khử mùi tanh. Sau đó, đem cá hồi xay nhuyễn cùng hành ngò, tiêu (hoặc không).
  • Trộn sữa mẹ với bột mì cho nhuyễn, hơi loãng.
  • Tiếp mẹ viên thịt cá hồi thành những viên nhỏ, cán dẹt và nhúng vào hỗn hợp bột + sữa.Cho từng miếng thịt cá hồi vào chiên vàng giòn và cho bé ăn nóng.

Canh thịt sữa mẹ

Nguyên liệu:

  • Thịt 0,5kg
  • Sữa mẹ: 500ml
  • Cà rốt: 100g cắt miếng
  • Đậu Hà Lan: 30g
  • Su hào: 1/4 củ cắt miếng
  • Hành boa rô: 1 cây, cắt khoanh

Cách làm:

  • Đun sôi 500ml sữa mẹ.
  • Hạ lửa nhỏ cho thịt, các loại rau củ và tiêu nguyên hạt vào nấu cùng.
  • Thịt vừa chín thì tắt bếp, gắp thịt ra để nguội.
  • Phần thịt: Cho vào máy xay hoặc cắt nhỏ, băm nhỏ tùy độ thô theo tháng tuổi của con.
  • Phần rau củ và sữa mẹ: Đun đến khi gần cạn, gắp bỏ hạt tiêu, để nguội. Cho rau củ vào máy xay hoặc cắt, băm nhỏ tùy độ thô theo tháng tuổi của con.
  • Hòa phần sữa mẹ còn lại trong nồi vào để điều chỉnh độ đặc loãng.

Lưu ý: Khi sử dụng sữa mẹ nấu ăn dặm cho bé chỉ nên sử dụng sữa vừa mới vắt ra bình hoặc sữa trữ đông chứ không dùng sữa trữ đông hâm nóng 1 lần cho bé bú còn thừa để nấu ăn dặm.

Xem thêm>>

Học cách làm món lươn cho bé ăn dặm thơm ngon lại bổ dưỡng

Lươn là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp bồi bổ cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ.

Các cách làm món ngon từ lươn cho bé ăn dặm giúp con tăng cân dưới đây sẽ là gợi ý giúp bố mẹ có thể chế biến lươn và đổi vị cho các bữa ăn dặm của con. Vào bếp với Cungconlonkhon để chế biến những món ăn ngon này nhé!

Giá trị dinh dưỡng của thịt lươn đối với trẻ nhỏ

Lươn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng ở mức cao so với những loại thực phẩm khác. Chính vì thế nên lươn được chọn là thức ăn bồi bổ cho trẻ nhỏ có thể trạng yếu, suy dinh dưỡng.

Món ngon từ lươn cho bé tập ăn dặm

Nguồn protein

Thịt lươn có hàm lượng protein cao hơn trứng và tương đương với hàm lượng protein của thịt bò là 18,4g / 100 gram. Vì vậy, giá trị tiêu hóa protein trong nó cũng rất cao nên phù hợp để sử dụng làm nguồn protein cho tất cả các nhóm tuổi, trong đó có cả trẻ nhỏ.

Leucine

Lươn cũng chứa leucine hữu ích để thực hiện cải cách và hình thành protein cơ bắp. Và giúp phát triển cơ bắp.

Phát triển xương và răng

Lươn cũng rất giàu phốt pho và giá trị của nó có thể tăng gấp đôi so với hàm lượng phốt pho trong trứng. Không có sự hiện diện của phốt pho, canxi không thể tạo thành khối xương. Do đó, việc tiêu thụ phốt pho phải được cân bằng với canxi để xương trở nên chắc khỏe hơn để không bị loãng xương. Trong cơ thể, phốt pho ở dạng tinh thể canxi photphat thường (khoảng 80 phần trăm) nằm trong xương và răng. Giúp cho xương và răng chắc khỏe.

Giàu vitamin

Lươn cũng rất phong phú với nhiều loại vitamin như vitamin A và vitamin B. Vitamin A có hàm lượng cao, tức là 1600 SI trên 100 gram nên rất tốt cho việc duy trì các tế bào biểu mô. Trong khi nhiều vitamin B cũng có trong lươn rất hữu ích cho đồng yếu tố của enzyme để enzyme có thể hoạt động bình thường trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Chất béo

Trong số các nhóm cá, lươn được phân loại là chất béo cao. Hàm lượng chất béo trong nó là gần như tương đương với mỡ lợn (28 g / 100 g). Theo công bố của Bệnh viện Đa khoa Singapore, lươn bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao và bắt buộc phải chú ý khi tiêu thụ quá nhiều.

Lưu ý khi chế biến thịt lươn cho bé tập ăn dặm

  • Muốn bé ăn dặm đúng cách và tiêu hóa tốt thì mẹ nên nấu chín lươn trước khi ăn, hấp cách thủy hoặc ninh nhừ để đảm bảo thịt lươn được chín kỹ.
  • Để chế biến thành công những món mát và bổ như thế này cần kết hợp với các loại rau củ hầm, những bé suy dinh dưỡng dùng món ăn này khá tốt, giúp cải thiện tình trạng cơ thể.
  • Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ cần đảm bảo đúng theo chuẩn dinh dưỡng. Điều này giúp bé phát triển toàn diện, tránh tình trạng bé bị còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Theo đó thực đơn cho bé ăn dặm của viện dinh dưỡng sẽ là những gợi ý thiết thực và khoa học nhất.

Các cách làm món lươn cho bé ăn dặm bổ dưỡng

Cách nấu cháo lươn với khoai môn bổ dưỡng cho bé

Cháo lươn khoai môn là một món ăn ngon kích thích vị giác cho bé. Vị bùi của khoai môn kết hợp với vị ngọt của lươn tạo nên một hương vị hoàn hảo.

Cháo lươn khoai môn thích hợp cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 200g thịt lươn.
  • 100g gạo.
  • 100g khoai môn.
  • 1 củ hành tím
  • Rau mùi

Cách làm:

– Đầu tiên, ninh nhừ cháo, đối với khoai môn thì rửa sạch, gọt sạch vỏ và cắt nhỏ hấp chín. Tiếp đến, mẹ nên ướp thịt lươn với nửa muỗng hạt nêm.

– Sau đó, phi hành tím lên cho thơm cùng một ít dầu ăn, cho thịt lươn vào xào tới khi lươn săn và thơm.

– Bỏ lươn cùng khoai môn vào nồi cháo một lượt, nấu thêm khoảng 10 phút rồi nêm thêm nửa thìa nước mắm.

– Sau khi cháo chín, các mẹ nhớ cho thêm một ít hành lá cùng một ít tiêu để dậy vị thơm, tạo độ hấp dẫn cho món ăn.

Cách nấu cháo lươn đồng với bí đỏ cho bé ăn dặm

Cháo lươn ăn dặm với bí đỏ sẽ giúp trẻ tăng cân nhanh chóng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp ít cho trẻ suy dinh dưỡng rất nhiều.

Nguyên liệu:

  • 100 gam bột gạo.
  • 1 miếng bí đỏ
  • 200 gam lươn đồng
  • Dầu ăn, ngò

Cách làm:

– Sau khi ninh nhừ cháo thì đem bí đỏ đi hấp chín, sau đó tán nhuyễn ra.

– Thịt lươn cho vào một chảo riêng, xào săn lại, sau đó xé nhuyễn giúp cho bé dễ ăn. Cho thịt lươn cùng bí đỏ đã hấp vào nồi cháo và ninh thêm khoảng 10 phút nữa.

– Sau khi cháo sôi lên, bỏ một ít ngò thơm, cho thêm muỗng canh dầu vào giúp bé dùng dễ dàng.

Súp lươn không tanh cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 200g lươn
  • 1 quả trứng gà
  • 1 chút bột gừng
  • 30ml bột năng
  • 300ml nước dùng
  • Gia vị

Chế biến:

– Lươn sau khi đã sơ chế sạch bạn cho vào nồi nước dùng luộc chín.

– Tiếp theo đem gỡ lấy phần thịt lươn, xào thơm thịt lươn cùng một chút dầu ăn và bột gừng.

– Nồi nước dùng tiếp tục đun sôi sau đó đổ từ từ 30ml bột năng vào nồi khuấy nhẹ cho tới khi được sánh đặc lại.

– Đánh tan trứng (trẻ dưới 1 tuổi không dùng lòng trắng trứng), đổ trứng qua rây từ từ vào nồi súp, đổ trứng qua rây để tạo vân cho món súp.

– Thêm phần thịt lươn đã xào, đun nóng lại rồi tắt bếp.

Miến xào lươn

Nguyên liệu:

  • 300g lươn
  • Miến
  • Trứng gà 1 quả
  • Hành lá, rau mùi
  • Hành tím băm nhỏ
  • Gia vị: nước mắm, muối, dầu ăn, dầu hào

Chế biến:

  • Làm nóng chảo cùng một chút dầu ăn, phi thơm hành sau đó cho lươn vào đảo săn, xào lươn trên lửa lớn 2-3 phút, sau đó bỏ lươn ra ngoài.
  • Tiếp tục cho một chút dầu vào chảo, tiếp tục xào miến cho tới khi sơi miến săn lại thì bạn cho phần lươn vào xào cùng, đảo đều tay để miến và lươn trộn đều.
  • Miến và lươn chín bạn bỏ ra ngoài trang trí bằng hành lá và rau mùi thái nhỏ.

Xem thêm>> Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng tuổi chi tiết nhất

Lươn om chuối đậu

Nguyên liệu:

  • 300g lươn
  • 100g thịt lợn ba chỉ
  • 3 quả chuối xanh
  • 200g đậu phụ
  • 1 mớ lá tía tô lá lốt, hành lá
  • 1 quả ớt sừng
  • 1 củ hành
  • 1 củ tỏi
  • Gia vị: bột nghệ tạo màu, 1 chút mắm muối
Lươn om chuối đậu

Chế biến:

– Làm nóng nồi cùng một chút dầu ăn, sau đó phi thơm hành và tỏi băm, tiếp đến cho lươn vào đảo đều.

– Khi lươn đã săn thì cho chuối, thịt ba chỉ và đậu vào đảo đều, thêm nước sau đó om khoảng 10-15 phút đến khi nước sệt lại là lươn đã chín. Nêm gia vị nhạt cho bé múc bát riêng, phần của người lớn nêm thêm gia vị sau đó.

– Múc ra bát rồi trang trí cùng một chút hành lá và tía tô.

Cách nấu cơm lươn Nhật cho trẻ tập ăn

Nguyên Liệu:

  • 2 X 200 gr Lươn nướng than (Charcoal Grilled Eel) đông lạnh
  • 1/4 cúp Mirin 1/4 cúp nước tương 2 MC đường
  • 1/2 MC Sake 1 cúp gạo Nhật
  • 2 cúp nước lạnh
  • Gừng chua
  • Mơ muối
  • Rong biển trộn sẵn Ớt bột

Cách làm:

– Sau khi vo gạo sạch rồi thì cho nước vào và vặn lửa nhỏ. Nấu đến khi cơm chín, sau đó thì xới đều, đậy nắp lại để lửa ở mức thấp nhất.

– Cho Mirin + nước tương+đường + Sake vào nồi nhỏ,đun sôi đến khi nước sốt kẹo lại, tắt lửa

– Cho từng phần Lươn vào Microwave 2’, cắt khúc.Thịt Lươn tuy để đông lạnh nhưng vẫn giữ được vị tươi ngon nhờ được nướng than và ép chân không. Dùng cọ phết một lớp nước sốt Unagi Tare lên cơm.

– Sau đó, cho lươn vào và phết tiếp một lớp nước sốt Unagi Tare! Bạn có thể ăn kèm Unagi Don với chút gừng ngâm chua và vài trái mơ muối của Nhật, hoặc củ cải ngâm

– Muốn món Unagi Don chuẩn vị và thơm ngon hơn thì chuẩn vị thêm 1 phần rong biển trộn cho bữa cơm tối của nhà mình thêm đặc sắc! Đối với những bạn thích ăn cay thì rắc thêm ớt bột của Nhật hay của Việt đều được càng cay càng ngon miệng

– Nấu sốt: gừng và tỏi băm nhuyễn, cho chung vào một lượt và phi thơm cùng với ít dầu. Lần lượt cho RYORISHU + Shoyu + MISO + mật ong + dầu hào và tiêu xay vào đun cho sôi rồi tắt bếp. Khi thưởng thức cơm thì phết sốt này lên lươn khi nướng và rưới lên cơm giúp cơm ngon hơn.

– Bỏ phần đầu lươn, rửa sạch lươn cùng với giấm và muối, hoặc rửa bằng Ryorishu. Phi lê lọc bỏ xương từ bụng mới giữ được nguyên con, còn ko thì phi lê từ lưng vào như phi lê cá nhé. Sau đó, dùng giấy ăn thấm khô lươn.

– Tiến hành cho lươn lên vỉ nướng, dùng cọ phết RYOISHU lên khắp 2 mặt lươn và nướng chín đều, sau đó, phết sốt lên mình lươn, lưu ý nướng xong mặt này thì trở mặt phết sốt và nướng tiếp mặt còn lại chứ ko phết một lúc cả 2 mặt.

– Khi nướng lươn xong, bạn có thể xới cơm ra tô và rưới lên cơm một ít nước sốt trước. Đặt lươn nướng lên trên cơm rồi rưới tiếp thêm 1 hoặc 2 thìa sốt nữa nhé.

Cách làm món chả lươn quấn lá lốt

Món này nên bổ sung vào thực đơn cuối tuần cho trẻ sẽ rất hay ho đấy, hoặc nếu bạn đang có ý định chuẩn bị tiệc thì lươn là một trong những món được gợi ý hay nhất.

Món chả lươn quấn lá lốt

Nguyên liệu:

  • 200g lươn
  • 100g thịt lợn xay
  • Hành khô,lá lốt.
  • Dầu ăn, nước mắm, hạt tiêu.

Cách làm:

– Lá lốt sau khi rửa sạch, để ráo thì lựa một vài miếng lá bị rách hoặc xấu thái sợi nhỏ để ướp trước với thịt.

– Sau khi làm sạch lươn thì bỏ hết xương, cắt khúc khoảng bằng bao diêm, ướp với 1 chút nước mắm, hạt tiêu.
– Thịt lợn ướp với hành khô băm nhỏ, 1 chút nước mắm, hạt tiêu và lá lốt thái sợi tránh bị mất màu xanh của lá lốt. Rán mỡ lớn và vừa lửa trong khoảng 10 phút là được.

– Cho dầu vào chảo, sau đó đun nóng, cho chả vào và rán với lửa vừa phải, tránh bị mất màu xanh của lá lốt. Rán mỡ lớn và vừa lửa trong khoảng 10 phút là được.

Hy vọng bài viết có những thông tin hữu ích giúp mẹ có cách làm món lươn cho bé ăn dặm bổ dưỡng.

Xem thêm>> Mẹ bỏ túi ngay thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân vù vù

Top 8 cách làm món tôm cho bé ăn dặm ngon mẹ cần lưu lại ngay

Phương pháp ăn dặm BLW là gì? Thực đơn ăn dặm kiểu BLW cho bé

Phương pháp ăn dặm BLW hay còn gọi là phương pháp ăn dặm do bé tự quyết định, tự chỉ huy được nhiều mẹ áp dụng cho con hiện nay. Tuy nhiên, các mẹ có thực sự hiểu phương pháp ăn dặm BLW là gì? Thực đơn ăn dặm theo phương pháp BLW như thế nào thì phù hợp với bé.

Phương pháp ăn dặm BLW là gì?

Ăn dặm tự BLW (Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm tự chỉ huy do bé tự quyết định. Bé sẽ được quyền quyết định ăn gì ngay từ những ngày đầu kết hợp với việc bú mẹ. Nên thay vì quyết cho bé ăn từng muỗng đồ ăn mềm và nhuyễn thì theo BLW bạn sẽ cho bé nhiều sự lựa chọn hơn.

Mẹ có thực sự hiểu phương pháp ăn dặm kiểu BLW?

Từ Weaning tại một số quốc gia như Úc, Mỹ…có nghĩa là cai sữa, dứt sữa còn tại Anh thì Weaning có nghĩa là ăn dặm. Và chúng ta hiểu Weaning trong trường hợp này là ăn dặm. Bé của bạn sẽ tự ăn, khám phá và thưởng thức bữa ăn gia đình ngay từ lần đầu ăn dặm của mình. Ăn dặm kiểu BLW sẽ giúp cho việc giới thiệu thức ăn dễ dàng hơn, thích thú hơn cho cả gia đình.

Bé từ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu hành trình ăn dặm của mình. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thành phần sữa mẹ và sữa công thức chứa nhiều dưỡng chất quan trọng và cần thiết đối với bé trong hành trình phát triển từ sơ sinh tới 6 tháng tuổi.

Lợi ích của phương pháp ăn dặm BLW?

Bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy, bé sẽ được tự lựa chọn ăn gì, ăn thế nào. Bé sẽ tự chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các việc thay bố mẹ. Thông qua phương pháp ăn dặm tự chỉ huy giúp bé phát triển các kĩ năng cần thiết đồng thời giúp hệ tiêu hóa được tối ưu.

Phương pháp ăn dặm BLW giảm thiểu tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ. Khi mẹ cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy trẻ sẽ được tự lập trong việc ăn uống, trẻ có khả năng kiểm soát hành động trong khi ăn. Bé sẽ ăn nhiều khi bé cảm thấy đói và dừng lại khi bé đã ăn no. Bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong việc ăn uống đồng thời bé sẽ không ăn quá nhiều, giảm nguy cơ béo phì.

Phương pháp ăn dặm kiểu BLW có rất nhiều lợi ích cho bé

Cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW (tự chỉ huy). Bé sẽ có khả năng chọn những loại thức ăn mà cơ thể đang cần. Việc mẹ đút đồ ăn cho bé chưa chắc đã đảm bảo đủ lượng chất cần thiết cho bé nếu như mẹ không nghiên cứu kỹ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật hay kiểu truyền thống cho bé.

Xem thêm>> Bà mẹ Việt mê mẩn với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW

Thực đơn ăn dặm kiểu BLW

Sau khi mẹ đã tìm hiểu về phương pháp ăn dặm BLW hãy tham khải thực đơn ăn dặm BLW dưới đây ngay cho bé nhé!

– Mẹ có thể cho bé ăn bất cứ thực phẩm nào. Tốt nhất là cho bé ăn các loại rau củ như cà rốt, bắp cải bởi chúng dễ tiêu hóa, nhiều màu sắc sẽ tạo sự húng thú trong ăn uống…Mẹ có thể chế biến thành các món hấp hay nấu tuy nhiên chỉ nấu chín tới để rau củ còn giữ nguyên được hình dạng.

Thực đơn ăn dặm kiểu BLW cho bé

– Mẹ có thể cho bé uống nước trái cây như chuối, xoài…Tuy nhiên, hãy nhớ chất xờ dù mềm cũng có thể khiến bé khó nhai.

– Các loại thực phẩm chứa nhiều sắt và dễ tiêu hóa cho bé như ngũ cốc vẫn là những loại thức ăn có giá trị. Với các loại thịt mềm, mẹ nên cắt thành các miếng nhỏ. Các loại thịt trắng và thịt đỏ đều chứa nhiều sắt, tốt cho bé.

– Hạn chế tình trạng bé phá, nghịch đồ ăn khi bé không còn hứng thú ăn uống nữa. Điều này có thể ảnh hưởng tới hứng thú ăn uống của bé trong các bữa sau.

Đó là những chia sẻ về phương pháp ăn dặm kiểu BLW, ăn dặm tự chỉ huy được rất nhiều mẹ quan tâm.

Xem thêm:

Các giai đoạn của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng tuổi chi tiết nhất

Chia sẻ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

Liên Hệ

902,855Thành viênThích
37Người theo dõiTheo dõi
17,800Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -