Weight measuring. Adorable little baby sitting on scales , medical check up with female pediatrician, copy space

Bé cao lớn, và khỏe mạnh là một trong những điều mà tất cả các mẹ đều mong muốn. Chính vì vậy, bảng đo cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh là một trong những công cụ đắc lực giúp mẹ nhận biết được tình trạng sức khỏe của con yêu. Để giúp mẹ có thể theo dõi được chiều cao và cân nặng của trẻ đã đạt tiêu chuẩn hay chưa, có bị thừa thiếu cân nặng hay không Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hướng dẫn cách tra cứu chiều cao và cân nặng của trẻ

Từ lúc mới sinh ra, cơ thể bé sẽ phát triển không ngừng cho đến khi hết tuổi dậy thì. Vì vậy, trong giai đoạn từ 0 đến 18 tuổi, chiều cao cân nặng chuẩn là một trong những tiêu chí quan trọng để theo dõi sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, sự phát triển giữa bé trai và bé gái cũng sẽ có những sự khác nhau nhất định.

Hiện nay, bảng đo tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ do WHO công bố là một trong những thông tin đáng tin cậy nhất dành cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái. Đặc biệt nhất là, trong khoảng thời gian vào 10 năm đầu đời, chiều cao và cân nặng của trẻ cần được quan sát và theo dõi một cách sát sao nhất.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái

Tháng Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
Suy dinh dưỡng Nguy cơ SDD Bình thường Nguy cơ béo phì Béo phì Giới hạn dưới Bình thường Giới hạn trên
Bé gái 0 – 12 tháng
0 2.4 2.8 3.2 3.7 4.2 45.4 49.1 52.9
1 3.2 3.6 4.2 4.8 5.4 49.8 53.7 57.6
2 4.0 4.5 5.1 5.9 6.5 53.0 57.1 61.1
3 4.6 5.1 5.8 6.7 7.4 55.6 59.8 64.0
4 5.1 5.6 6.4 7.3 8.1 57.8 62.1 66.4
5 5.5 6.1 6.9 7.8 8.7 59.6 64.0 68.5
6 5.8 6.4 7.3 8.3 9.2 61.2 65.7 70.3
7 6.1 6.7 7.6 8.7 9.6 62.7 67.3 71.9
8 6.3 7.0 7.9 9.0 10.0 64.0 68.7 73.5
9 6.6 7.3 8.2 9.3 10.4 65.3 70.1 75.0
10 6.8 7.5 8.5 9.6 10.7 66.5 71.5 76.4
11 7.0 7.7 8.7 9.9 11.0 67.7 72.8 77.8
12 7.1 7.9 8.9 10.2 11.3 68.9 74.0 79.2
Bé gái 13 – 24 tháng
13 7.3 8.1 9.2 10.4 11.6 70.0 75.2 80.5
14 7.5 8.3 9.4 10.7 11.9 71.0 76.4 81.7
15 7.7 8.5 9.6 10.9 12.2 72.0 77.5 83.0
16 7.8 8.7 9.8 11.2 12.5 73.0 78.6 84.2
17 8.0 8.8 10.0 11.4 12.7 74.0 79.7 85.4
18 8.2 9.0 10.2 11.6 13.0 74.9 80.7 86.5
19 8.3 9.2 10.4 11.9 13.3 75.8 81.7 87.6
20 8.5 9.4 10.6 12.1 13.5 76.7 82.7 88.7
21 8.7 9.6 10.9 12.4 13.8 77.5 83.7 89.8
22 8.8 9.8 11.1 12.6 14.1 78.4 84.6 90.8
23 9.0 9.9 11.3 12.8 14.3 79.2 85.5 91.9
24 9.2 10.1 11.5 13.1 14.6 80.0 86.4 92.9
Bé gái 2 – 5 tuổi
30 10.1 11.2 12.7 14.5 16.2 83.6 90.7 97.7
36 11.0 12.1 13.9 15.9 17.8 87.4 95.1 102.7
42 11.8 13.1 15.0 17.3 19.5 90.9 99.0 107.2
48 12.5 14.0 16.1 18.6 21.1 94.1 102.7 111.3
54 13.2 14.8 17.2 20.0 22.8 97.1 106.2 115.2
60 14.0 15.7 18.2 21.3 24.4 99.9 109.4 118.9

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai

Tháng Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
Suy dinh dưỡng Nguy cơ SDD Bình thường Nguy cơ béo phì Béo phì Giới hạn dưới Bình thường Giới hạn trên
Bé trai 0 – 12 tháng
0 2.5 2.9 3.3 3.9 4.3 46.3 47.9 49.9
1 3.4 3.9 4.5 5.1 5.7 51.1 52.7 54.7
2 4.4 4.9 5.6 6.3 7.0 54.7 56.4 58.4
3 5.1 5.6 6.4 7.2 7.9 57.6 59.3 61.4
4 5.6 6.2 7.0 7.9 8.6 60.0 61.7 63.9
5 6.1 6.7 7.5 8.4 9.2 61.9 63.7 65.9
6 6.4 7.1 7.9 8.9 9.7 63.6 65.4 67.6
7 6.7 7.4 8.3 9.3 10.2 65.1 66.9 69.2
8 7.0 7.7 8.6 9.6 10.5 66.5 68.3 70.6
9 7.2 7.9 8.9 10.0 10.9 67.7 69.6 72.0
10 7.5 8.2 9.2 10.3 11.2 69.0 70.9 73.3
11 7.7 8.4 9.4 10.5 11.5 70.2 72.1 74.5
12 7.8 8.6 9.6 10.8 11.8 71.3 73.3 75.7
Bé trai 13 – 24 tháng
13 8.0 8.8 9.9 11.1 12.1 72.4 74.4 76.9
14 8.2 9.0 10.1 11.3 12.4 73.4 75.5 78.0
15 8.4 9.2 10.3 11.6 12.7 74.4 76.5 79.1
16 8.5 9.4 10.5 11.8 12.9 75.4 77.5 80.2
17 8.7 9.6 10.7 12.0 13.2 76.3 78.5 81.2
18 8.9 9.7 10.9 12.3 13.5 77.2 79.5 82.3
19 9.0 9.9 11.1 12.5 13.7 78.1 80.4 83.2
20 9.2 10.1 11.3 12.7 14.0 78.9 81.3 84.2
21 9.3 10.3 11.5 13.0 14.3 79.7 82.2 85.1
22 9.5 10.5 11.8 13.2 14.5 80.5 83.0 86.0
23 9.7 10.6 12.0 13.4 14.8 81.3 83.8 86.9
24 9.8 10.8 12.2 13.7 15.1 82.1 84.6 87.8
Bé trai 2 – 5 tuổi
30 10.7 11.8 13.3 15.0 16.6 85.5 88.4 91.9
36 11.4 12.7 14.3 16.3 18.0 89.1 92.2 96.1
42 12.2 13.5 15.3 17.5 19.4 92.4 95.7 99.9
48 12.9 14.3 16.3 18.7 20.9 95.4 99.0 103.3
54 13.6 15.2 17.3 19.9 22.3 98.4 102.1 106.7
60 14.3 16.0 18.3 21.1 23.8 101.2 105.2 110.0

 

Trong đó:

TB (Trung bình): Trẻ đang ở mức phát triển bình thường theo chuẩn WHO.

Kết quả dưới -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân.

Kết quả trên +2SD: Trẻ mắc chứng béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao)

Ngoài việc so sánh với bảng chiều cao cân nặng của trẻ, bố mẹ còn có thể dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi nhất định, bố mẹ cần có những lưu ý riêng khi theo dõi cân nặng cho bé.

Các thông tin chung về chỉ số tăng trưởng cân nặng của trẻ

Trẻ cân nặng bao nhiêu là bình thường?

Cân nặng trẻ sơ sinh được sinh đủ tháng bình thường vào khoảng 2,9 – 3,8kg.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng.

Trong năm thứ hai, tốc độ tăng trưởng cân nặng chuẩn của bé trung bình là 2,5-3kg.

Sau 2 năm, tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm của bé là 2kg cho đến tuổi dậy thì.

Các thông tin chung về chỉ số tăng trưởng chiều cao của trẻ mà mẹ cần biết

Trẻ cao bao nhiêu là bình thường?

Em bé mới sinh thường dài trung bình 50cm.

Chiều cao của trẻ phát triển nhanh nhất trong năm đầu tiên. Từ 1-6 tháng, mức tăng trung bình hàng tháng là 2,5 cm, 7-12 tháng tăng 1,5 cm/ tháng.

Năm thứ 2, tốc độ tăng trưởng chiều dài của em bé bắt đầu chậm lại, tốc độ tăng trưởng mỗi năm chỉ được 10-12 cm.

Từ 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì, chiều cao của bé tăng bình quân 6-7 cm mỗi năm.

Các tiêu chí khác đánh giá sự phát triển của trẻ

Ngoài hai yếu tố chính là chiều cao và cân nặng theo tiêu chuẩn của WHO thì còn có rất nhiều những tiêu chí khác để đánh giá sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, ở mỗi giai đoạn khác nhau bé sẽ có sự phát triển đa dạng và có những đặc điểm riêng.

Phát triển về thể chất

  • Trẻ có thể điều chỉnh tốc độ và chạy nhanh hoặc chậm theo hiệu lệnh
  • Trẻ ngắm mục tiêu và ném trúng đich
  • Trẻ nhận dạng nét chữ, hình vẽ và vẽ theo mẫu

Phát triển về mặt nhận thức

  • Trẻ có khả năng phân biệt các sự vật xung quanh nhờ vào các đặc điểm cơ bản của chúng
  • Làm quen với các khái niệm về số lượng, có thể đếm từ 1 đến 10 và phân biệt thứ tự của chúng
  • Biết tìm hiểu, phán đoán và giải thích về các hiện tượng đơn giản xung quanh
  • Hiểu cơ bản các khái niệm về thời gian: hôm nay, hôm qua, ngày mai…
  • Biết chơi đóng vai và phân biệt tính chất các tình huống giữa thật và tưởng tượng.

Khả năng ngôn ngữ

Khi nghe kể chuyện, đọc thơ không ngắt lời, biết cách thể hiện cảm xúc trong khi nghe như gật đầu hoặc thể hiện qua nét mặt. Sau một thời gian thì bé có thể đọc và kể lại được câu chuyện.

Nhận ra một số ký hiệu quen thuộc, có khả năng vẽ và sáng tạo các hình vẽ đơn giản.

Về quan hệ và tình cảm đối với mọi người xung quanh
Thực hiện những công việc được giao.

Hiểu được trách nhiệm cần phải tuân thủ theo các nề nếp, quy tắc tại những nơi nhất định trong sinh hoạt hằng ngày.

Biết quan tâm đến những người xung quanh và biết cách biểu đạt cảm xúc.

Những cột mốc quan trọng của trẻ từ 3 tháng tuổi mẹ cần biết

Độ tuổi Vận động thô Vận động tinh Ngôn ngữ/Xã hội Nhận thức
3 tháng tuổi trở lên Cuộn mình từ trước ra sau.

Có thể tự điều khiển đầu và cổ khi được bế ngồi hoặc đứng.

Tự nâng đầu và ngực lên khi nằm sấp.

Duỗi chân thẳng và đá lại chân mình khi nằm sấp hoặc ngửa, trườn xuống bằng chân khi nằm.

Đụng hai tay vào nhau.

Nắm và xòe hai tay.

Đưa tay lên miệng.

Với tay lên.

Tự cười hoặc cười với mẹ.

Biểu cảm của gương mặt gây nên bởi thay đổi của cơ thể bé.

Bắt chước một số chuyển động cơ thể và nét mặt của người khác.

Thích nhìn mặt đối mặt.

Dõi theo vật chuyển động.

Nhận biết đồ vật và người qu

Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ từ 8 tháng tuổi

8 tháng tuổi trở lên Lăn từ trước ra sau và từ sau ra trước điệu nghệ hơn.

Có thể tự ngồi.

Có thể đứng vững trên hai chân khi được vịn tay.

Kiểm soát cơ thể và cánh tay.

Giữ và lắc đồ chơi bằng tay.

Di chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia.

Dùng tay khám phá đồ vật mới lạ.

Nhớ một vài người thân quen.

Mỉm cười với mình trong gương.

Phản ứng khi người khác bày tỏ cảm xúc.

Bắt chước theo tiếng động.

Theo dõi chuyển động của mọi điều xung quanh.

Khám phá thế giới bằng tay và miệng.

Khó chịu khi không với được thứ ngoài tầm với.

Để ý xem người khác đang theo dõi điều gì và nhìn theo.

 

Ngoài bảng cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh như trên, ở những độ tuổi nhất định, trẻ sẽ phát triển những kỹ năng như: khả năng vận động tĩnh, vận động thô, ngôn ngữ và nhận thức. Vì vậy bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh giúp mẹ tham khảo để giúp bé phát triển tốt.

Xem thêm>>>

Tác dụng thần kì của tiếng ồn trắng cho trẻ sơ sinh

[Mách mẹ] Tìm câu trả lời trẻ lười ăn, phải làm sao?