Cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể thì đôi tai cũng cần phải được chăm sóc sao cho đúng, nhất là trẻ sơ sinh. Mọi người hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây để biết cách chăm sóc và bảo vệ đôi tai cho trẻ sơ sinh nhé!

Chăm sóc đôi tai cho trẻ sơ sinh như thế nào cho tốt?

Bảo vệ đôi tai của trẻ sơ sinh và những câu hỏi liên quan

Chăm sóc tai là việc các mẹ vệ sinh tai cho trẻ ở phía bên ngoài, nó khác với bệnh viêm tai ở trẻ các mẹ nhé.

Có rất nhiều trẻ có thói quen bứt tai, ngoáy tai, vỗ đầu… và hầu như các bố mẹ sẽ nghĩ đến việc con mình bị nước vào tai, viêm tai giữa, có ráy tai…Nhưng thực tế lại không phải mà do sự phát triển 2 bên tai trong không cân bằng. Nếu trẻ có viêm tai giữa thì ngoài hành động bứt tai, vò đầu, lấy ngón tay chọc vào tai thì còn kèm theo là sốt, quấy khóc,…

Tai trong phụ trách thăng bằng cho cơ thể, nếu 2 bên phát triển không đồng đều sẽ khiến trẻ khó chịu nó rất giống như chúng ta đi máy bay vừa hạ cánh, hay chúng ta đi lên một vùng cao khiến đầu óc bị ong ong, tai thì ù tạo cảm giác rất khó chịu. Lúc này cha mẹ hãy day 2 bên tai trẻ để trẻ dễ chịu hơn, cảm giác này sẽ hết và mất dần khi trẻ được 6 tháng đến 12 tháng tuổi.

Sự nhạy cảm đầu mút dây thần kinh của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện cũng nghĩa là trẻ chưa có cảm giác nhanh nhạy như người lớn với cảm giác đau, dễ dẫn đến tổn thương ở mức độ nhẹ mà chúng ta mới biết. Các mẹ phải luôn chú ý tới các vật dụng, dụng cụ cho bé chơi và chúng ta phải luôn vệ sinh tai cho bé để không làm tổn thương.

Có những trường hợp khi trẻ bứt tai, lấy ngón tay chọc vào tai đến xây sát, rồi người lớn dùng tăm bông ngoáy làm thủng mảng nhĩ trẻ hoặc trẻ nghịch tăm bông thủng màng nhĩ mà không thấy trẻ kêu đau, chỉ khi phát hiện chảy máu chúng ta mới đưa trẻ đi khám.

Bảo vệ đôi tai của trẻ sơ sinh và những câu hỏi liên quan

Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh ráy tai cho bé đúng cách

Nguyên nhân trẻ có ráy tai

  • Do khi chào đời, trong tai trẻ còn đọng chút nước ối
  • Quá trình bài tiết liên tục của tuyến bài tiết trong tai
  • Nước đọng trong tai khi tắm
  • Viêm tai giữa

Vệ sinh tai cho trẻ

Bản thân ráy tai không gây tổn thương cho trẻ nhưng nếu để quá nhiều ráy tai sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nghe. Và khi để quá nhiều chất bẩn tích tụ từ bên ngoài sẽ hình thành ổ viêm nhiễm khiến trẻ khó chịu…

Nhưng nếu lấy ráy thiếu hiểu biết sẽ cảm thấy trẻ bị đau rát. Để lấy chúng trước tiên cha mẹ hãy nhỏ thuốc nhỏ tai như nước muối sinh lý, hoặc thuốc có thành phần sodium bicarbonate, khi nhỏ cho trẻ nằm nghiêng, mỗi ngày nhỏ 1 lần từ 2 đến 3 giọt, sau khi nhỏ thuốc giữ cho trẻ lằm nghiêm ít nhất 5 phút, nhỏ liên tục trong 5 ngày như thế thì cục ráy tai sẽ mềm ra rất dễ cho chúng ta vệ sinh cho trẻ mà không sợ trẻ bị đau.

Lưu ý cha mẹ không nên tự ý đưa con đi ra các tiệm hớt tóc để lất ráy tai cho con, không dùng tăm bông ngoáy tai cho trẻ vì làm như thế vô tình đẩy chất cặn bẩn vào sâu bên trong tai hơn, nặng hơn sẽ làm thủng màng nhĩ.

Bảo vệ đôi tai của trẻ sơ sinh và những câu hỏi liên quan

Thắc mắc của mẹ bỉm sữa khi vệ sinh tai cho trẻ

Chào bác sĩ, con em 6 tháng em tắm cho con hay để nước vào tai của con thì xử lý như thế nào?

Trả lời: Nếu nghi ngờ có nước vào tai trẻ thì hãy lấy ít bông gòn mềm cho vào trong tai trẻ khoảng 5 phút sau lấy ra, bông gòn mềm sẽ hút nước ra khỏi ống tai.

Con em bị viêm ống tai ngoài, bác sĩ có cho em thuốc nhỏ tai nhưng em không biết nhỏ như thế nào cho đúng cách?

Trả lời: Đầu tiên hãy để trẻ nằm nghiêng sang một bên, dùng tay khẽ kéo vành tai trẻ hướng xuống dưới và ra sau gáy để rộng lỗ tai rồi tiến hành nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nhỏ xong ấn vào gờ bình tai 3 đến 5 cái sẽ giúp thuốc ngấm được sâu hợn.