Ngạt mũi là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở của trẻ trở nên khó khăn. Với trẻ nhỏ tình trạng ngạt mũi về đêm khiến bé thở khó khăn hơn.

Nguyên nhân trẻ bị ngạt mũi về đêm

  • Trẻ sơ sinh bị viêm xoang mũi hoặc có bệnh về đường hô hấp.
  • Do dịch đờm, nhớt khô lại trong ống mũi của trẻ.
  • Vi rút cảm cúm hoặc do lây nhiễm bệnh khiến trẻ bị cảm cúm và ngạt mũi về đêm.
  • Ngoài ra khi trẻ mọc răng sẽ khiến trẻ bị đau nhức và khó thở dẫn đến ngạt mũi.

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngạt mũi về đêm?

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngạt mũi về đêm?

Kê cao gối hoặc cho trẻ nằm nghiêng

Việc kê cao gối khi ngủ sẽ mang lại cảm giác dễ thở hơn cho bé. Và khi trẻ bị ngạt mũi về đêm thì việc làm này càng trở nên cần thiết bởi nó sẽ giúp bé dễ thở hơn và có một giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, để tránh mỏi cổ cho bé thì khi kê cao gối cho bé, mẹ chú ý cần kê hẳn một phần vai của con lên gối để mang lại sự thoải mái cho bé.

Cho trẻ uống siro ho

Các mẹ chỉ cần hòa 2 thìa siro ho mật ong – húng chanh -quất với 1 ít nước ấm sẽ làm dịu, thông thoáng đường thở, giúp giảm ngạt mũi nhanh chóng.

Day nhẹ cánh mũi cho bé

Day nhẹ cánh mũi cho bé được xem là một cách tốt giúp con giảm ngạt mũi, khó thở hiệu quả. Mẹ chỉ cần dùng 2 ngón trỏ hoặc 2 ngón áp út (để lực tác động vừa phải) nhẹ nhàng day, vuốt dọc hai bên sống mũi. Khi sống mũi của trẻ nóng lên, khí huyết lưu thông dễ dàng hơn nên cảm giác ngạt mũi của bé sẽ giảm hẳn.

Hút dịch và nhỏ mũi cho bé

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngạt mũi về đêm?

Trước khi cho bé ngủ, mẹ cần hút sạch dịch mũi cho bé, để tránh bé khò khè lúc ngủ, ngủ không ngon giấc. Các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% làm loãng hết hợp massage hai bên cánh mũi cho trẻ.

Sau  khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch trong hốc mũi, dùng bóng hút, hút đờm nhớt và dịch mũi ra.

Cho bé uống nước

Nếu bị nghẹt mũi khi ngủ, bé sẽ phải thở bằng miệng và điều này sẽ trẻ dễ bị mất nước. Do vậy, trước khi ngủ, các mẹ nên chú ý bổ sung thêm nước cho bé để bé đỡ bị ngạt mũi về đêm.

Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên cho bé uống quá nhiều nước vì điều này sẽ khiến bé hay đi tiểu vào ban đêm và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mẹ nên cho bé uống trước khi ngủ khoảng 1 giờ nhé.

Giữ môi trường phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, thoáng mát

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngạt mũi về đêm?

Không khí phòng ở ảnh hưởng đến rất nhiều đến sức khỏe của trẻ vì vậy các mẹ nên cố gắng giữ cho không khí trong phòng luôn sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh các chỗ khuất trong nhà để diệt các loại nấm mốc.

Cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh

Ngạt mũi ở trẻ có nhiều nguyên nhân gây nên trong đó virut là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ.

Tuy nhiên để tránh tình trạng kháng thuốc cũng như nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ, tránh cho trẻ như những tổn thương gan thận có thể xảy ra khi dùng kháng sinh thì các mẹ nên cho trẻ đi khám để được kê đơn dùng thuốc đúng.

Trẻ bị ngạt mũi về đêm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé. Vì vậy các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn cho bé.