“Bé quay đầu ở tuần bao nhiêu thì an toàn?” Đây là câu hỏi chung được nhiều mẹ bầu thắc mắc khi bước vào kỳ tam cá nguyệt thứ ba. Dưới đây là một số chia sẻ về việc bé quay đầu vào tuần thứ mấy, dấu hiệu cho biết bé  quay đầu mẹ có thể tham khảo nhé!

Thai nhi quay đầu ở tuần bao nhiêu?

Ở cuối tam cá nguyệt thứ ba, 95% thai nhi sẽ quay đầu về phía dưới tử cung. Việc quay đầu đúng thời kỳ an toàn cho cả mẹ và bé đồng thời giúp thời gian chuyển dạ được ngắn hơn, sinh nở thuận lợi. 

Khi bé quay đầu, tư thế nằm của bé cũng sẽ khác. Tư thế đúng khi bé quay đầu đó là đầu bé sẽ hướng xuống  âm đạo, mặt và thân trước cơ thể úp vào lưng, cột sống của bé đối diện với bụng mẹ. Bước vào tuần thứ 30-31, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu và giữ nguyên tư thế đó tới lúc sinh. Tuy nhiên không phải bé nào cũng quay đầu đúng thời điểm, chính vì vậy mẹ phải sinh mổ. 

be-quay-dau-o-tuan-bao-nhieu
Em bé quay đầu ở tuần thứ mấy?

Một số ngôi thường xuất hiện ở tuần thứ 30 của thai nhi 

Ngôi đầu 

Ngôi đầu được xem là kiểu ngôi thai phổ biến, thông thường nhất và thuận lợi cho việc sinh nở của mẹ. Đây cũng được xem là ngôi đúng nhất để bé dễ ra ngoài và an toàn cho cả mẹ và bé. 

Ngôi mông

Ngôi mông ngược lại với ngôi đầu, là tình trạng thai nhi nằm ngược, đầu em bé hướng lên trên, mông hướng xuống bên dưới. Trường hợp này gây khó khăn cho việc sinh nở và mẹ phải chọn phương pháp sinh mổ hoặc sinh đường âm đạo. 

Ngôi xiên hoặc ngôi ngang 

Ngôi xiên, ngôi ngang là tư thế mà thai nhi nằm ngang bụng mẹ, vai là bộ phận gần nhất với cửa ra. Trong trường hợp này mẹ cũng phải sinh mổ chứ không thể sinh thường được.

be-quay-dau-o-tuan-thu-may
Ngôi đầu được xem là tư thế thông thường nhất khi bé quay đầu

Làm sao để nhận biết được bé đang quay đầu? 

Bé quay đầu ở tuần bao nhiêu? Vào tuần thứ 30, thai nhi dài khoảng 40.6cm và nặng khoảng 1,5kg. Bắt đầu từ tuần này cân nặng của bé tăng nhanh, thân người đầy đặn hơn.Khi mới bắt đầu quay đầu mẹ sẽ cảm nhận được bé ngọ nguậy nhiều hơn, nhào lộn, đạp bụng. 

Giai đoạn này mẹ có thể cảm nhận được sự co bóp của tử cung, tuy nhiên không xuất hiện thường xuyên và không gây đau cho mẹ. Dấu hiệu này cho thấy bé đang cố gắng trở mình, quay đầu nên mẹ yên tâm là chưa đến thời điểm sinh đâu. Chỉ khi nào xuất hiện những cơn co thắt thường xuyên, gây đau thì có thể đây là dấu hiệu sinh non mẹ nên chú ý theo dõi. 

Vào tuần thứ 30, thai nhi dài khoảng 40.6cm và nặng khoảng 1,5kg. Bắt đầu từ tuần này cân nặng của bé tăng nhanh, thân người đầy đặn hơn.Khi mới bắt đầu quay đầu mẹ sẽ cảm nhận được bé ngọ nguậy nhiều hơn, nhào lộn, đạp bụng. 

Cũng  trong giai đoạn này mẹ có thể cảm nhận được sự co bóp của tử cung, tuy nhiên không xuất hiện thường xuyên và không gây đau cho mẹ. Dấu hiệu này cho thấy bé đang cố gắng trở mình, quay đầu nên mẹ yên tâm là chưa đến thời điểm sinh đâu. Chỉ khi nào xuất hiện những cơn co thắt thường xuyên, gây đau thì có thể đây là dấu hiệu sinh non mẹ nên chú ý theo dõi. 

be-quay-dau-o-tuan-thu-bao-nhieu
Làm sao để biết bé đang quay đầu?

Tuần thứ 30 bé vẫn chưa quay đầu có nguy hiểm không?

Tâm lý của các mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy lo lắng và bất an khi ở tuần thứ 30 mà bé vẫn chưa quay đầu. Tuy nhiên mẹ hãy khoan lo lắng vì thời điểm quay đầu của mỗi thai khi là khác nhau. 

Có thai nhi sẽ quay đầu sớm nhất vào tuần thứ 28, có bé sẽ quay đầu muộn vào tận tuần 36, 37. Do đó ở tuần 30 thai nhi vẫn chưa quay đầu thì mẹ đừng quá lo lắng mà nghỉ ngơi, ăn uống, bổ sung sữa bầu để bé có thể tiếp tục phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ. 

Bài viết liên quan

>>> Tư vấn mẹ bầu: Bà bầu nên uống loại sắt nào? 

>>> Bà bầu khó thở – Làm thế nào để giảm bớt chứng khó thở ở bà bầu?