Nhận biết hình dáng của các đồ vật

Cha mẹ có thể tham khảo những bài tập Shichida được giới thiệu ở đây cũng như đọc thêm rất nhiều phương pháp giáo dục sớm khác để có cái nhìn rộng và sâu về những kiến thức nuôi dạy trẻ. Hãy cùng Cungconlonkhon.com tham khảo phương pháp Shichida nhé.

Cảm thụ âm (nghe):

Giúp trẻ cảm thụ âm tốt, thúc đẩy năng lực nhận thức, thúc đẩy năng lực biểu hiện.

Hãy cho trẻ nghe nhạc hoặc tiếp xúc với môi trường âm nhạc càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn cho trẻ nghe nhạc qua CD, mua những đồ chơi phát ra âm thanh, thường xuyên nhún nhảy theo bài hát cùng trẻ khi nghe. Khi vận động hãy kết hợp cùng các bài nhạc hoặc dụng cụ phát ra âm thanh để hai mẹ con vui vẻ cùng nhau.

Nếu cha mẹ nào có ý định cho trẻ học nhạc thì hãy bắt đầu khi trẻ được 2-3 tuổi.Trong trường hợp con ghét nghe nhạc, đừng ép con phải nghe. Có thể cho con nghe mọi loại nhạc mà con thích chứ không nhất thiết là nhạc cổ điển. Tâm trạng vui vẻ, thích thú khi con nghe nhạc là điều quan trọng nhất.

Đọc truyện tranh thiếu nhi (nhìn):

Giúp rèn luyện năng lực tập trung, năng lực tưởng tượng, năng lực đọc cho trẻ.

Cha mẹ hãy đọc truyện thiếu nhi (có nhiều tranh minh họa) cho trẻ nghe,mỗi ngày đọc cho trẻ từ 3 – 5 cuốn, cứ lặp đi lặp lại trong nhiều ngày để luyện cho trẻ trí nhớ và từ vựng. Khi trẻ còn nhỏ tuổi thì chữ càng to, càng nhiều hình minh họa càng tốt.

Mẹ cùng con đọc truyện tranh giúp con rèn luyện năng lực tập trung

Từ vựng là chìa khóa mở ra trí tuệ cho trẻ.Trẻ càng nghe được nhiều từ vựng thì khả năng về ngôn ngữ càng được phát triển sau này. Đọc cho trẻ nghe hay nói chuyện với trẻ là cách tốt nhất dạy trẻ về từ vựng. Đừng bao giờ sợ trẻ không thể tiếp thu được, vì trí não của trẻ có khả năng tiếp thu bất kỳ cái gì chúng ta dạy.

Cha mẹ hãy tranh thủ 5 – 1 0 phút mỗi ngày vừa bế trẻ vừa đọc cho trẻ nghe, vừa cho trẻ xem tranh ảnh trong truyện.

Flash card:

Rèn luyện trí nhớ trong thời gian ngắn, nâng cao năng lực nhận thức và vốn từ vựng cho trẻ.

Phương pháp cho trẻ học và chơi với flash card rất tốt cho sự phát triển não phải vì nó đáp ứng được hai yêu cầu là luyện được phản xạ nhớ rất nhanh và dung lượng nhớ vô hạn. Cha mẹ có thể mua những bộ thẻ chữ, thẻ số sẵn có ở các cửa hàng sách hoặc tự làm thẻ bằng cách viết chữ và số trên những mẩu giấy nhỏ. Người lớn giơ thẻ lên cho trẻ xem, đồng thời đọc chữ ghi trên đó cho trẻ nghe, khoảng 1 giây/1 tấm thẻ. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần và

nhiều ngày. Trò chơi này phát huy trí nhớ và tốc độ tư duy lẫn khả năng nhớ khổng lồ của trẻ. Ví dụ ta viết lên đó chữ “quả táo”, “con chó”… đồng thời kết hợp hợp ảnh của quả táo, con chó trong tấm card nữa thì càng tốt.Ta cứ tráo qua tráo lại cho trẻ nhìn thì dần dần những từ vựng đó đã đi vào bộ não của trẻ và được lưu trữ trong đó.

Nhận biết màu sắc:

Rèn luyện khái niệm về màu sắc, cảm thụ nghệ thuật, năng lực biểu hiện.

Lúc đầu cha mẹ cho trẻ nhìn những màu sắc đơn giản như trắng, đen, sau đó tăng dần về số lượng.

Mua thật nhiều những quả bóng nhỏ có đủ các màu sắc cho vào một thùng lớn. Người lớn sẽ nhặt từng quả cầu lên và nói tên màu sắc cho trẻ, số lượng màu sắc sẽ tăng dần lên, mới đầu chỉ là xanh, đỏ, vàng… sau đó nhiều hơn nữa. Tiếp theo, ta nói tên màu sắc rồi đố trẻ chọn đúng quả bóng màu đó.

Cha mẹ có thể mua chì màu hay bút lông, cho trẻ nhìn bức tranh rồi luyện trẻ vẽ lại theo các màu sắc có trong tranh.

Nhận biết hình dáng:

Rèn luyện khái niệm về hình khối, năng lực tưởng tượng, năng lực nhận thức không gian.

Cho trẻ học nhận biết các hình học như vuông, chữ nhật, tam giác, hình thang, tròn, bình hành, thoi, lập thể… khoảng 10 hình học cơ bản nhất rồi luyện trẻ nhớ.

Nhận biết hình dáng của các đồ vật

Chẳng hạn, cha mẹ có thể cắt tấm bìa thành các hình khối khác nhau, màu sắc khác nhau, cho trẻ chơi trò đoán hình là gì, kết hợp luyện luôn nhớ tên màu sắc.

Một cách khác là dạy trẻ về hình của các đồ vật trong nhà, sau đó đố trẻ. Cha mẹ cũng có thể sáng tạo hơn như chơi trò ghép hình, ví dụ từ 2 hình tam giác ghép lại thành hình vuông, hình chữ nhật…

Học kích thước to, nhỏ:

Học khái niệm to, nhỏ; khái niệm theo thứ tự, trình tự; năng lực giải quyết vấn đề.

Đặt trước mặt trẻ thật nhiều đồ với kích thước khác nhau, cha mẹ sẽ chỉ cho trẻ cái nào là to, cái nào là nhỏ. Sau khi con đã định nghĩa được thế nào là to, nhỏ, ta chơi cùng trẻ bằng cách giơ hai vật ra để trẻ so sánh chọn cái nào to hơn (nhỏ hơn).

Sau đó, cha mẹ đưa ra 3, 4 vật, cho con chọn ra 1 vật to nhất hay nhỏ nhất. Giơ hình các con vật, thú nhồi bông rồi đố trẻ là con nào to hơn (bé hơn).

Luyện ngón tay:

Luyện độ khéo léo, kỹ xảo, năng lực tập trung.

Ngón tay hay bàn tay được ví như bộ não thứ hai bởi vì nó đóng vai trò quan trọng nhất đối với mọi hành động hay suy nghĩ của con người chúng ta. Việc cầm được bằng 5 ngón tay là một sự khác biệt rất lớn giữa con người và những loài động vật khác.

Đầu tiên, cha mẹ hãy luyện cho trẻ cầm nắm.Khi con được 2-3 tháng tuổi, nếu người lớn huơ cái gì lên trước mặt con, bé sẽ lập tức cầm nắm rất chặt. Lúc đầu, cha mẹ luyện cho con cầm 5 ngón, rồi 4 ngón, rồi đến 3 ngón, rồi đến 2 ngón bằng cách cho trẻ cầm quả bóng hay viên bi nhỏ, bỏ vào hộp rồi bỏ ra và tiếp tục như vậy.

Một cách khác để luyện ngón tay là cho con cầm nắm chiếc khăn, cầm chiếc bút màu để gạch trên giấy.

Cách để luyện ngón tay là cầm nắm

Để trẻ cầm đồ vật bằng 2, 3 ngón, lúc đầu cha mẹ hãy để con quan sát cách cha mẹ cầm đũa, cầm kéo, cầm bút, sau đó luyện cho trẻ cầm đũa,bút, cầm kéo bằng 2-3 ngón tay. Mới đầu trẻ sẽ không cầm nhưng dần dần, con có thể làm được với sự kiên nhẫn của cha mẹ. Khi dạy trẻ cầm nắm, cha mẹ cần ngồi cùng hướng với trẻ.

Luyện về xúc giác nhận thức cơ thế (skinship):

Rèn luyện năng lực đánh giá bản thân, giá trị bản thân, động lực để hành động.

Bài học này rất quan trọng nhằm giúp trẻ tự nhận thức về bản thân, dạy con về giới tính, có chí tiến thủ, động lực để phấn đấu. Thay tã cho con, ôm nựng con, xoa đầu con là những hình thức biểu hiện tình yêu đối với con. Ba, mẹ có thể tắm chung với con hay là tắm cho con, chỉ cho con biết các bộ phận trên cơ thể để trẻ nhận thức được bản thân mình. Cha mẹ Nhật hay tắm chung với con hoặc dẫn con vào tắm ở bồn tắm công cộng để giúp trẻ nhận thức về cơ thể mình.

Nhận biết về số

Rèn luyện khái niệm về số, năng lực hình tượng hóa, ghi nhớ hình ảnh.

Cha mẹ có thể sắp xếp các con vật thành một hàng rồi đánh số từ 1 – 10 sau đó cho trẻ học đếm lại. Cho trẻ nhìn lướt các tấm thẻ có hình các con thú, đồ vật rồi hỏi con có bao nhiêu con tất cả.

Chơi trò đếm chấm nhỏ trên tấm thẻ theo phương pháp Glenn Doman, dạy con tập cộng (chẳng hạn trẻ có 2 cái kẹo, cho con thêm 3 cái nữa để con tập đếm 1 – 5, vậy là tổng có 5 cái kẹo, 2+3=5) cũng là những cách hay giúp con học số. Điều quan trọng ở phương pháp này là không để thời gian chết, hãy luyện tốc độ và khả năng đoán của trẻ.

Nhận biết về lượng:

Rèn luyện khái niệm về lượng, năng lực trực quan, khái niệm phân số.

Cha mẹ đổ nước vào hai cốc với lượng nước không bằng nhau, nói cho con biết cái nào nhiều, cái nào ít. Khi cắt bánh, cắt hoa quả thì ta hỏi trẻ cái nào nhiều, cái nào ít hơn…

Với bài học này thì mua viên sáp nặn về cho trẻ học là hay nhất. Ta sẽ bẻ đôi hay chia nhỏ viên sáp đất sét để cho con học về “nhiều hay ít” một cách dễ dàng hơn. Những bài học liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày sẽ giúp trẻ ghi nhớ dễ hơn, như hai chị em chia bánh chẳng hạn.

Phát triển năm giác quan:

Rèn luyện cảm giác, cảm âm, điều hòa được cảm xúc.

Để phát triển các giác quan của con, cha mẹ hãy thường xuyên dẫn con dạo trong ngõ, xóm để trẻ tiếp xúc với thiên nhiên vào cả buổi sáng lẫn buổi tối, vừa đi vừa chỉ cho trẻ tên các loài cây, hoa lá…

Cho trẻ ngửi các mùi thơm, loài hoa đồng thời nói cho trẻ biết đó là hoa gì. Nếu được, người lớn ngắt bông hoa, chỉ cho bé các bộ phận bên trong của hoa… để kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ.

Dan trẻ đi tham quan các phòng triển lãm bảo tàng, hay nếu không có điều kiện thì đi vào các cửa hàng bán tranh nghệ thuật, đó là những khung cảnh có thể khơi gợi ở trẻ trí tưởng tượng phong phú, giúp trẻ phát triển về khả năng tư duy, tưởng tượng.

Nếu có điều kiện, nên có một hố cát nhỏ trong vườn để trẻ chơi, cha mẹ có thể chơi cùng trẻ đắp hòn non bộ, dựng các hình khối… Cho trẻ tiếp xúc sớm với động vật là một cách giúp trẻ hướng thiện, biết yêu thương người khác, yêu thương động vật.

Luyện trí nhớ bằng hình ảnh:

Rèn luyện năng lực ghi nhớ hình ảnh, năng lực tái hiện, tốc độ đọc nhanh.

Năng lực tuyệt vời của não phải chính là ghi nhớ bằng hình ảnh. Trẻ con sẽ dùng hình ảnh để ghi nhớ thông tin đó vào não, sau đó khi cần thiết thì sẽ tái hiện lại hình ảnh đó. Vì thế, cha mẹ hãy dùng hình ảnh minh họa để luyện trí nhớ cho trẻ.

Rèn luyện trí nhớ bằng hình ảnh

Ở giai đoạn này, rèn luyện khả năng nhìn bằng mắt rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả chính là để trẻ thâu tóm được toàn cảnh của bức tranh chứ không phải là tập trung vào một điểm cố định nào. Đưa ra tấm hình có con ngựa, quả táo… khoảng 1 giây rồi giấu đi, sau đó đố trẻ là con gì. Cho trẻ nhìn bức tranh khoảng 2 giây sau đó giấu đi hỏi trẻ tranh đó vẽ cái gì. Cha mẹ hãy luyện tốc độ tư duy tăng dần bằng cách rút ngắn thời gian nhìn tranh

Trò chơi xếp hình:

Rèn luyện năng lực nhận thức không gian, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề.

Mua các hình khối nhiều màu, đủ hình dáng, kích cỡ bằng gỗ hoặc nhựa để trẻ chơi bằng cách xếp chồng lên, hay xếp thành các hình như gợi ý của phần hướng dẫn trò chơi. Đây là một trong những trò chơi hữu ích nhất cho con trẻ vì các bé có thể thỏa sức sáng tạo với những khối hình.

Xem thêm>> Các bài tập “học và chơi” theo phương pháp Shichida cho bé (Phần 1)