Cách chế biến rau ăn dặm kiểu Nhật

Ngoài những thực phẩm cung cấp đạm, protein như thịt, cá, trứng, sữa thì trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé các mẹ cũng cần bổ sung thêm các chất xơ từ rau để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Và bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến với các mẹ cách chế biến rau ăn dặm kiểu Nhật mà không mất chất dinh dưỡng. Mọi người cùng tham khảo thông tin dưới đây.

Lợi ích của rau củ quả đối với trẻ

Lợi ích của rau củ quả đối với trẻ

Rau củ quả đã được chứng minh là vô cùng cần thiết đối với sức khỏe của người lớn và cho cả trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Ngoài sữa mẹ thì rau củ quả ăn dặm sẽ giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển thể chất:

  • Cung cấp chất xơ
  • Ngăn ngừa béo phì
  • Cung cấp nước
  • Kích thích hệ tiêu hóa phát triển tốt
  • Bảo vệ trẻ khỏi bệnh tiểu đường
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch
  • Cách sơ chế rau cho bé ăn dặm kiểu Nhật

3 nguyên tắc các mẹ cần tuân thủ khi chế biến rau củ cho bé 

Trước khi áp dụng cách chế biến rau ăn dặm kiểu Nhật thì bắt buộc mẹ phải thực hiện thao tác sơ chế kỹ tất cả các loại rau để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, phân đạm tồn dư trong rau củ.

Nguyên tắc 1: Quan sát kỹ tất cả các loại rau củ và loại bỏ những phần bị dập nát, héo úa, có sâu, không còn nguyên vẹn đi.

Nguyên tắc 2: Ngâm riêng từng loại rau củ, mẹ có thể ngâm với nước không hoặc ngâm với nước muối, nước có vắt chanh tùy theo đặc tính của loại rau củ.

Ví dụ như các loại rau củ như cà chua, cà rốt, bông cải, dưa chuột, đậu Hà Lan, rau bina, bí đỏ…thì mẹ có thể ngâm trong nước không 10 – 15 phút. Còn đối với những loại rau như bắp cải trắng, khổ qua, cà tím, bí ngòi, su hào, su su, bồ ngót, cải ngọt…thì mẹ nên ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút. Với các loại củ như khoai tây, khoai lang thì có thể ngâm trong nước chanh loãng để loại bỏ thuốc trừ sâu một cách tốt hơn.

Nguyên tắc 3: Rửa lại tất cả các loại rau củ quả này dưới dòng nước chảy khoảng 2 – 3 phút rồi để qua một bên cho ráo nước.

3 nguyên tắc các mẹ cần tuân thủ khi chế biến rau củ cho bé 

Phương pháp chế biến rau cho bé ăn dặm kiểu Nhật 

Khác với cách chế biến thịt khi cho bé ăn dặm kiểu nhật, cách chế biến rau ăn dặm kiểu Nhật cho bé thường sẽ đơn giản hơn nhưng mọi người cần nắm được các nguyên tắc nhất định để đảm bảo dinh dưỡng cho bé khi ăn dặm.

Hấp cách thủy

Hấp cách thủy rau củ quả là phương pháp được các chuyên gia khuyến khích bởi với phương pháp này dinh dưỡng trong rau sẽ được giữ gần như nguyên vẹn. Đối với các loại rau lá mỏng thì nên hấp từ 3 – 4 phút, còn các loại lá dày thì nên hấp từ 7 – 8 phút.
Đối với các loại củ, quả thì khi hấp cách thủy sẽ lâu hơn, khoảng 10 – 15 phút tùy vào độ cứng.

Luộc

Với các loại củ, quả như khoai tây, cà rốt, củ cải, bí ngòi…cho vào nồi nước sôi có một ít muối, luộc đến khi thấy chín thì lấy ra.

Phương pháp chế biến rau cho bé ăn dặm kiểu Nhật 

Còn đối với các loại rau lá thì mẹ cũng luộc bằng cách cho vào nồi nước sôi có một ít muối và chỉ nên luộc trong khoảng 2 phút và không nên đậy nắp nồi.

Ăn sống

Trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé thì ngoại trừ các loại rau củ cần phải nấu chín trước khi ăn thì các loại quả như táo, lê, bơ, chuối… mẹ có thể cho con ăn sống. Mẹ có thể nghiền nhỏ trực tiếp bằng thìa hoặc cho vào máy sinh tố hoặc máy ép để bé ăn.

=>> Lưu ý:

  • Từ tuần thứ 2 – 3 ăn dặm thì mẹ chỉ nên cho con ăn sinh tố của các loại quả
  • Đến khi bé trên 6,5 tháng thì mới bắt đầu cho uống nước ép pha loãng
  • Khi bé từ 7,5 – 1 tuổi thì có thể uống nước ép không cần pha loãng, không nên uống quá 3 ngày/tuần và uống < 80ml/ngày.
  • Sau 8 tuần ăn dặm thì mẹ có thể cho bé ăn hoa quả nguyên miếng.

=>> Hướng dẫn mẹ cách làm 7 sinh tố cho trẻ ăn dặm

Hướng dẫn cách chế biến rau, củ quả ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Cách chế biến rau ăn dặm kiểu Nhật

Thực đơn ăn dặm cho bé kiểu Nhật được chia làm 4 giai đoạn và tùy vào từng giai đoạn mà sẽ có cách chế biến rau củ quả khác nhau:

  • Đối với trẻ trong giai đoạn 1 (5 – 6 tháng tuổi): Cho vào chén và giã nhỏ, cho thêm chút nước dashi (nước rau củ luộc) rồi trộn đều
  • Đối với trẻ trong giai đoạn 2 (7 – 8 tháng tuổi): băm nhỏ rau, ước chừng mỗi miếng khoảng 2-3mm
  • Đối với trẻ trong giai đoạn 3 (9 – 11 tháng tuổi): thái rau thành từng miếng nhỏ 3-4mm
  • Đối với trẻ trong giai đoạn 4 (12 – 18 tháng tuổi): thái thành từng miếng nhỏ 5-6mm

Cách chế biến củ cho bé ăn dặm kiểu Nhật chuẩn

Sau khi đã làm sạch củ, mẹ cắt thành từng miếng vừa rồi đem luộc chín.

  • Giai đoạn 1 (5 – 6 tháng tuổi): củ đã luộc chín đem mài nhuyễn, có thể thêm một ít nước dashi.
  • Giai đoạn 2 (7 – 8 tháng tuổi): thái miếng nhỏ 2-3mm
  • Giai đoạn 3 (9 – 11 tháng tuổi): thái miếng nhỏ 4-5mm
  • Giai đoạn 4 (12 – 18 tháng tuổi): thái miếng nhỏ 7-10mm.

Với những thông tin về cách chế biến rau ăn dặm kiểu Nhật cho bé trên đây hi vọng sẽ hữu ích đối với mọi người.