Khi bé bước sang tháng thứ 6 cũng là lúc mẹ loay hoay tìm kiếm thực đơn ăn dặm cho con tăng cân nhanh và ngon miệng. Để giúp các mẹ không mất thời gian tìm kiếm Cungconlonkhon.com xin chia sẻ cách nấu cháo cho trẻ 6 tháng ăn dặm dễ làm mà lại giàu dưỡng chất. Các mẹ có thể tham khảo áp dụng cho bé nhà mình.

Nguyên tắc ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổi

Ngày nay, có nhiều phương pháp ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo như: ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống, ăn dặm BLW tự chỉ huy. Mỗi phương pháo đều có những ưu điểm vượt trội riêng với cách chế biến và áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào thì mẹ cũng phải ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày

Lượng sữa bột/sữa mẹ: Mẹ cho bé ăn theo nhu cầu của bé

Độ thô của thực phẩm: Thực phẩm cho bé ăn dặm 6 tháng phải được nghiền nhuyễn

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần chế biến từ loãng đến đặc dần: hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi còn non nớt, tuyến nước bọt chưa đủ enzim để tiêu hóa được hết các loại thực phẩm và thực phẩm chế biến đặc nên mẹ cần cho bé làm quen từ loãng rồi đặc dần. Mẹ có thể bắt đầu bằng 1-2 thìa bột với lượng nước sao cho đặc như nước cơm rồi tăng dần lên sau 3-4 hôm 1/2 thìa. Cứ như vậy tăng dần chứ không được cho bé ăn quá đặc khi mới bắt đầu.

Ăn từ ít đến nhiều: Do hệ tiêu hóa còn yếu nên mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ làm cho bé dễ rối loạn tiêu hóa.

Các cách nấu cháo cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo trứng gà cà rốt

Nguyên liệu

  • 50g gạo tẻ
  • 10g hạt sen
  • 1 quả trứng gà
  • 1/3 củ cà rốt
  • 1 muỗng cà phê dầu olive

Thực hiện

– Cà rốt được gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi hấp chín, lấy ra chén, tán nhuyễn. Hạt sen được tách vỏ, bỏ tim sen, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín, lấy ra, nghiền nhuyễn.

– Trứng gà tách bỏ lòng trắng, chỉ giữ lấy phần lòng đỏ, để ra chén riêng. Gạo được vo sạch, ngâm khoảng 20 phút cho mềm, cho vào nồi nấu với một lượng nước vừa đủ, đun với lửa vừa để cháo chín nhừ.

– Trong khi nấu, bạn liên tục khuấy đều để cháo có độ dẻo, không bị dính dưới đáy nồi. Khi cháo đã nhừ thì cho lòng đỏ trứng gà vào, đánh đều để trứng không bị vón cục.

– Tiếp theo, cho hạt sen, cà rốt đã tán nhuyễn vào, khuấy đều cùng 1 muỗng cà phê dầu olive, đun sôi, tắt bếp. Sau đó, bạn cho cháo đã nguội vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, đổ vào nồi nấu sôi lại lần nữa rồi múc ra chén, đợi cháo bớt nóng thì cho bé ăn.Trường hợp bạn không dùng máy xay, có thể dùng rây rây cháo cho bé, mùi vị của cháo sẽ thơm ngon hơn. Trường hợp bé nhà mình đã ăn dặm sớm hơn 6 tháng, đã quen với thức ăn thô mềm, bạn có thể cho bé ăn cháo nhừ nhuyễn mà không cần xay hoặc rây.

Cách nấu cháo thịt bò rau mồng tơi

Nguyên liệu

  • 40g bột gạo
  • 10g rau mồng tơi (nên chọn bó rau không bị dập nát)
  • 20g thịt bò (chọn miếng thịt tươi ngon, không dính phần gân)
  • 1 thìa cà phê dầu oliu

Thực hiện

– Thịt bò rửa sạch, băm hoặc xay nhuyễn, cho vào chén, thêm ít nước lạnh, khuấy nhẹ.

– Rau mồng tơi chỉ lấy phần lá, rửa sạch, cho vào nồi luộc hoặc hấp chín, lấy ra, để nguội, cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.

– Bột gạo cho vào nồi với một lượng nước vừa đủ, nấu nhừ thành cháo. Khi cháo chín nhừ, thêm rau mồng tơi, thịt bò vào nồi, khuấy đều tay để không bị vón cục, nấu thêm khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp.

– Khi cháo nguội, bạn cho cháo vào máy sinh tố, xay nhuyễn rồi đổ lại vào nồi, nấu sôi thêm lần nữa, múc ra chén, trộn thêm 1 thìa cà phê dầu olive vào và cho bé ăn khi còn nóng ấm.

Cách nấu cháo thịt bò cà chua phô mai

Nguyên liệu

  • 50g gạo tẻ
  • 30g thịt bò
  • 1 viên phô mai
  • 1 quả cà chua
  • 1 thìa cà phê dầu olive

Thực hiện

– Cà chua được rửa sạch, bóc vỏ, bỏ hạt rồi cho vào nồi hấp chín, lấy ra chén để nghiền hoặc xay nhuyễn trong máy xay sinh tố. Thịt bò được rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi băm nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tố xay.

– Gạo tẻ được vo sạch, ngâm với nước khoảng 30 phút cho mềm rồi cho vào nồi ninh nhừ.

– Khi cháo chín, bạn cho thịt bò, cà chua đã nghiền nhuyễn vào nấu cùng, nêm thêm 1 thìa cà phê dầu olive vào nồi, khuấy đều, tắt bếp.

– Cuối cùng, bạn cho thêm 1 viên phô mai đã tán nhuyễn vào nồi, khuấy đều, dùng máy xay sinh tố để làm nhuyễn cháo thêm một lần nữa, đổ lại vào nồi, đun sôi rồi múc cháo ra chén, chờ cháo bớt nóng thì mới cho bé ăn.

Cháo thịt gà

Thịt gà thuộc nhóm thịt trắng, lành tính, vị ngọt rất thích hợp cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm. Các mẹ chú ý nên bắt đầu cho con ăn bằng phần thịt ức gà, vì phần thịt này mềm và giàu dinh dưỡng.

Cháo thịt gà cho bé có thể nấu cùng các loại rau củ như cà rốt, rau ngót, ngô ngọt, bí đỏ, nấm, bông cải xanh, đậu hà lan… để tăng hương vị.

Cháo tôm

Mặc dù các loại tôm đồng rất giàu canxi nhưng với trẻ 6 tháng tuổi thì nên thử ăn tôm biển, tôm sú từ ít tới nhiều để xem trẻ có bị dị ứng với nhóm thực phẩm này không.

Tôm nên được hấp hoặc luộc qua, bóc vỏ sạch sẽ trước khi xay nhuyễn để nấu cháo cho trẻ.

Những lưu ý khi nấu các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Mặc dù để chế biến các cách nấu cháo bé 6 tháng ăn dặm mẹ không cần quá nhiều nguyên liệu và cầu kỳ nấu nướng. Tuy nhiên, mẹ cần nắm vững một số lưu ý dưới đây:

Không nên dùng nước lạnh để nấu cháo cho bé.
Khi nấu cháo cho bé, mẹ nên dùng nước nóng để giúp giữ được chất dinh dưỡng trong gạo. Việc dùng nước lạnh sẽ khiến các hạt gạo ngấm nước và trương lên kéo theo các chất dinh dưỡng bị nở ra và hòa tan.

Hơn nữa, việc dùng nước lạnh nấu cháo sẽ mất thời gian và làm cho hương vị của cháo bớt phần thơm ngon hơn.

Không nên đun cháo (hâm cháo) nhiều lần trong 1 ngày
Do bé 6 tháng tuổi lượng ăn còn rất ít, nên khi nấu cháo mẹ cần cân nhắc không nên nấu quá nhiều. Và nếu quá nhiều thì mẹ có thể rây nhỏ rồi bảo quản lạnh chứ không nên hâm lại cháo nhiều lần trong ngày.

Việc hâm cháo nhiều lần khi làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng sẽ làm cháo bay mất các chất vitamin và mất độ thơm ngon.

Nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Việc lựa chọn rau củ theo mùa vừa đảm bảo độ tươi ngon, lại tránh được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản,…một cách tối đa nhất.

Tốt nhất, nếu có thể mẹ hãy lựa chọn những loại rau củ quả tự trồng hoặc trồng theo phương pháp hữu cơ không có thuốc thang gì cả.

Không được rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng.
Thực phẩm (nhất là thịt cá) được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh khi mẹ cần lấy ra chế biến cho bé thì tuyệt đối không được rã đông bằng nước sôi hay nhiệt độ phòng. Cách làm này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng thực phẩm, nếu bé ăn phải dễ bị ngộ độc, tiêu chảy.

Hơn nữa, việc rã đông bằng nước nóng còn làm cho các chất dinh dưỡng bị bốc hơi và hao hụt đi, đồng thời làm giảm độ tươi ngon của thực phẩm.

Cách rã đông đúng nhất là trước khi chế biến mẹ đưa xuống ngăn mát tủ lạnh một buổi để thực phẩm có thời gian rã đông từ từ nhưng vẫn ở mức nhiệt giữ được tươi ngon.

Xem thêm>>