Phát triển khả năng tư duy của trẻ

Dù ba mẹ cho bé học bất kỳ lĩnh vực nào trong âm nhạc như đàn, ca hát,…thì cũng cần có những kiến thức cơ bản về loại hình mà mình cho bé theo học. Nhưng đôi khi ba mẹ lại có những quan điểm chưa đúng về học âm nhạc. Vậy những hãy cùng Cungconlonkhon.com học cha mẹ Nhật cách phát triển tài năng âm nhạc của con trong bài viết dưới đây để nắm rõ hơn nhé!

Phát triển tài năng âm nhạc của con

Làm thế nào để trẻ hứng thú với âm nhạc?

Trẻ 1 tuổi, nếu mẹ hát cho nghe, cũng sẽ hát theo. Nếu chỉ cho nghe băng, trẻ sẽ không hát. Nếu mẹ hoàn toàn mù tịt về âm nhạc, trẻ cũng sẽ mù tịt. Hãy tạo thói quen thường xuyên ca hát ở nhà.

Trẻ tầm 2 tuổi, hãy gõ chuông theo các âm Đô, Rê, Mi,… cho trẻ nghe, sẽ tạo ra cảm hứng với âm nhạc.

Thời điểm tiếp xúc với piano và violon

Với piano, trẻ 2 – 3 tuổi tay vẫn còn nhỏ, không học được. Khoảng 4 tuổi là hợp lý. Nếu bắt đầu trước đó, trẻ cũng không thể đánh đàn ngay được, hãy tìm cho trẻ một giáo viên tập trung vào các giai điệu và cảm thụ âm nhạc.

Với violon, trẻ 2 tuổi là học được. Nhưng khi bắt đầu sớm, cần cố gắng để trẻ không chán và bỏ giữa chừng.

Phát triển tài năng âm nhạc

Nếu chủ trương phát triển tài năng âm nhạc, hàng ngày hãy cho trẻ nghe các ca khúc của các tác giả lớn. Nếu muốn trẻ học violon, hãy cho nghe các tác phẩm violon. Nếu muốn trẻ học piano, hãy cho nghe các tác phẩm piano.

Cho trẻ xem các tấm bìa ghi nốt nhạc và đàn cho trẻ nghe bằng piano. (Không dùng đàn organ điện, hãy cho trẻ nghe các đơn âm rõ ràng từ piano). Với ký hiệu nào thì cho trẻ nghe âm thanh đó.

Còn nhiều khả năng khác có thể phát triển

Rèn luyện trí nhớ

Bước đầu, để phát triển khả năng ghi nhớ, có bảy cách sau:

Bước đầu, để phát triển khả năng ghi nhớ, có bảy cách sau:

  • Cầm một tấm card trên tay, ch
  • Có thể tăng lên 4, 5 chiếc
  • Cùng chơi bài tây.
  • Dùng 10 chiếc cốc úp xuống, cho vào đó các viên bi (mảnh giấy) khác màu và đố trẻ tìm đúng.
  • Dùng hộp diêm xếp thành 5 tầng, gắn các tầng vào nhau, tạo thành tủ. Làm cả dây kéo để mở. Bỏ bi các màu vào đó, rồi đố trẻ tìm đúng ngăn tủ đựng bi.
  • Dạy trẻ nhớ quốc kỳ của các nước. Dạy trẻ học thuộc các bài thơ ngắn.
  • Dạy trẻ học thuộc sách tranh.

    Ngoài ra, hãy dạy trẻ nhớ tên các loài cây, chòm sao…

Luyện đọc nhanh

Ký ức có nhiều dạng. Có dạng ghi nhận bằng tai, có dạng ghi nhận bằng mắt. Hai dạng này khác nhau. Khả năng nào tốt cần phát huy, khả năng nào chưa tốt cần rèn luyện. Khi có thể đọc lướt ở tốc độ nhanh, sự vận động đầu óc cũng sẽ hoàn toàn khác biệt. 

Tư duy và thuộc lòng

Tư duy và thuộc lòng là hai việc có tầm quan trọng như nhau. Nhưng tư duy dựa trên ký ức trong quá khứ. Nếu không có ký ức thì cũng không thể tư duy. Với trẻ nhỏ, ban đầu chủ yếu là học tập nguyên xi, vì thế vấn đề đầu tiên là phải học cách ghi nhớ. Hãy cho trẻ học thuộc lòng thật nhiều.

Tư duy là đầu ra (output), còn ghi nhớ là đầu vào (input). Trẻ có đầu vào phong phú thì đầu ra mới có triển vọng.

Tóm lại, hãy dạy trẻ ghi nhớ càng nhiều càng tốt. 

Nuôi dưỡng khả năng tư duy

Trẻ từ 3 tuổi là thời kỳ bắt đầu bồi dưỡng khả năng tư duy, vì thế không nên dạy cho trẻ toàn bộ mà hãy để trẻ tự suy nghĩ.

Nuôi dưỡng khả năng tư duy cho trẻ
  • Hướng dẫn trẻ tự làm chong chóng, gấp giấy.
  • Khuyến khích trẻ viết gì đó lên các tấm bìa card có tranh. Đầu tiên viết hai tấm, sau tăng lên khoảng 10 tấm. Ví dụ, bức tranh có hình búp bê và đèn điện, có thể viết: “Búp bê đang treo đèn”, số lượng tranh tăng càng nhiều càng tốt.
  • Khả năng tự suy nghĩ gắn liền với khả năng viết, vì thế hàng ngày hãy cho trẻ viết.

Khả năng tập trung, sức bền

Trẻ khoảng 2 tuổi khả năng tập trung cực ngắn, với mỗi thứ chỉ tập trung được khoảng 5 phút. Hãy cố gắng làm tăng khả năng tập trung lên 30 phút đến 1 tiếng. Nhưng không phải chỉ cho trẻ xem mãi một thứ. Mấu chốt là phải có sự đổi mới, biến hóa. Có thể cho trẻ chơi xếp hình, vẽ tranh, đọc sách. Nghịch đất cát trong sân cũng được. 

Điều quan trọng nhất là tìm ra trò chơi mà trẻ thích và chơi hàng ngày. 

Với trẻ thích ô tô, hãy cho trẻ được làm quen

Nếu trẻ có hứng thú với ô tô, hãy cho trẻ được tiếp xúc thật nhiều thông tin và các vấn đề liên quan đến ô tô. Tập trung vào các loại sách có tranh, các tấm bìa card hình ô tô, đồ chơi ô tô, khi đi dạo hãy đưa đến những nơi có nhiều ô tô để xem. Thông qua việc nghe, nhìn, trẻ sẽ có hiểu biết sâu sắc về ô tô và sẽ rèn luyện được khả năng tập trung chú ý. Đến một lúc nào đó, trẻ tự nhiên sẽ chuyển hướng sang thích thứ khác, hiện tại hãy cứ sử dụng những thứ liên quan đến ô tô để dạy là tốt nhất.

Với trẻ thích chơi ô tô hãy cho trẻ tập quen

Bí quyết để trẻ không nhầm lẫn

Viết các biện pháp sửa lỗi.

  • Tạo thói quen kiểm tra lại bài làm đối với mỗi câu hỏi.
  • Trước khi học, lấy một đồng xu buộc vào sợi chỉ khoảng 30cm, giữ bằng ngón cái và ngón trỏ. Sau đó lắc theo chiều thẳng đứng rồi dừng lại, lắc theo chiều ngang, dừng lại, lắc theo chiều kim đồng hồ, dừng lại. Làm như vậy, trẻ sẽ luyện được khả năng giữ bình tĩnh và không bị sai lầm.

Vào ngày nghỉ, hãy chơi cờ cùng với bố. Thông qua đó trẻ sẽ học được cách tập trung chú ý để tránh mắc sai lầm.

Tập sử dụng tay

  • Vẽ hình gấu lên túi đựng sữa (túi nilon bạc), đục lỗ ở phần mắt, mũi, miệng, cắt ngắn ống hút xỏ vào.
  • Nhét tiền vào hộp tiết kiệm.
  • Tập dùng kéo, dùng bút chì.
  • Nhét hạt đậu vào bình, hộp có miệng nhỏ.
  • Đánh trống, chơi piano.

Xem thêm: Cha mẹ Nhật dạy con học tính toán và tiếng anh như thế nào?