Ngoài các phương pháp ăn dặm kiểu Nhật như các mẹ vẫn hay truyền tay nhau hiện nay hay phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến với mọi người phương pháp ăn dặm kiểu Pháp mới với nhiều thông tin hữu ích dưới đây:

Những điều các bà mẹ Pháp luôn tuân thủ trước khi cho bé tập ăn dặm

– Chỉ nên cho bé ăn dặm khi đã đủ tuổi (4-6 tháng)

– Nguồn sữa mẹ vẫn được xem là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ trong suốt một năm đầu đời.

– Thức ăn dặm của bé không nên nêm quá mặn.

– Khi bắt đầu giai đoạn tập ăn, không nên liên tục thay đổi thức ăn. Cho bé dùng một món trong vài ngày đến lúc quen mới chuyển sang dùng món mới.

– Cho bé uống thêm Vitamin D khoảng 1200-2000 UI/ngày (hoặc chọn biện pháp tắm nắng). Với flour chỉ nên cho bé uống khoảng 1/4mg/ngày.

Những loại thực phẩm luôn có trong danh sách thực phẩm cho bé ăn dặm của bà mẹ Pháp

Ngũ cốc

ăn dặm kiểu pháp

Chọn ngũ cốc dành riêng cho trẻ nhỏ, loại không có chứa gluten. Có thể dùng thực phẩm này cho bé tròn 4 tháng tuổi nếu đã có dấu hiệu đòi ăn.

Mỗi ngày cho bé ăn 1 lần trong ngày và thêm vào cữ sữa cuối cùng cho bé trước lúc ngủ để bé có thể dự trữ năng lượng. Lưu ý, nếu bé đã đủ cân hoặc thừa cân, việc cho sữa vào ngũ cốc có thể làm tăng nguy cơ béo phì.

Tập cho bé ăn lần đầu: Pha 2 muỗng cà phê ngũ cốc vào bình sữa cuối ngày. Sau khoảng 1-2 tuần có thể bắt đầu pha theo công thức : 1 muỗng cà phê gạt/ngày/tháng tuổi. Lưu ý, số muỗng pha không bao giờ vượt quá 9 muỗng để tránh nguy cơ béo phì.

Khi bé đã quen với vị ngũ cốc, hãy pha ngũ cốc ra một cốc riêng để bé dùng bằng muỗng.

Rau củ

ăn dặm kiểu Pháp

Vị rau đối với nhiều bé sẽ không thể tiếp nhận ngay. Do đó, hãy đợi đến lúc bé được 5-6 tháng hãy bắt đầu cho bé làm quen.

Có thể nghiền hoặc băm nhỏ rau và trộn với sữa cho bé ăn cùng hoặc cho rau vào chén và để bé tự múc. Lựa chọn cách nào còn tùy vào sở thích của bé. Hãy để bé cảm thấy thích thú hơn là ép buộc.

Tập ăn lần đầu: Múc ra bát khoảng 2-3 muỗng cà phê rau và tập cho bé ăn. Sau khoảng 3-4 tuần, tăng lên khoảng nửa bát con. Lưu ý: Rau củ phải được nấu chín, nghiền nhuyễn và không được trộn quá nhiều. Mỗi loại nên cho ăn riêng để vị giác của bé được làm quen dần. Sau khi bé đã tròn 1 tuổi, có thể pha trộn rau củ theo cách bạn thấy thích hợp.

Các mẹ Pháp không ngại cho bé dùng rau đóng hộp vì thực phẩm dành cho trẻ nhỏ ở nước họ được kiểm tra rất kỹ lưỡng và thường xuyên.

Đồ đóng hộp

Như đã nói, đồ ăn hộp ở Pháp được các bà mẹ tin dùng vì nó có chất lượng tốt lại rất đa dạng, nhiều dung tích khác nhau và quan trọng là không có nitrat. Tuy nhiên, họ cũng không cho các bé ăn quá nhiều trong tuần để tránh bé từ chối khi cho ăn rau củ tươi.

Những loại đồ hộp này tiện lợi ở chỗ nó có thể được bảo quản lại sau khi mở nắp khoảng 24 tiếng với điều kiện nắp được đóng kín cẩn thận và giữ trong tủ lạnh.

Đồ ăn tươi

Với các mẹ Pháp khái niệm “tươi” hệ tại ở chỗ nó có hàm lượng vitamin C cao nhất.

Với các mẹ Pháp khái niệm “tươi” hệ tại ở chỗ nó được rút ngắn bớt trung gian vận chuyển và còn lại hàm lượng vitamin C cao nhất trong thực phẩm.

Các mẹ Pháp thường cho bé ăn các loại đậu tươi như: đậu haricot vert – một loại đậu gần giống đậu đũa nhưng chỉ dài 10-15cm, cà chua (không dùng hạt), rau persil (rau mùi tây), rau xà lách, củ cải tím, nấm, endives, atisô, cà rốt, súp lơ, bí ngòi (bỏ vỏ và hạt), boa rô (lấy phần trắng), bí ngô.

Với đậu Hà Lan, người Pháp ít khi dùng để làm thức ăn dặm vì chúng dễ hóc. Khi dùng họ lại xay nhuyễn chúng ra.

Riêng rau bó xôi và boa rô chỉ cho ăn sau khi hệ tiêu hóa của bé đã ổn định hơn vì chúng rất nhuận tràng nên sẽ khiến bé đi tiêu nhiều.

Khoai tây không phải là lựa chọn của mẹ Pháp khi cho bé mới tập ăn dặm lần đầu.

Cà rốt có hàm lượng nitrat cao dễ khiến bé bị táo bón nên các mẹ Pháp cũng không dùng làm thực phẩm ăn dặm cho bé mới tập ăn.

Ngoài ra một số loại rau họ không dùng đến như cải Bruxelle (vị quá đắng khiến bé sợ), rau sấy.

Rau đông lạnh

ăn dặm kiểu pháp

Ở Pháp, khi mùa đông đến họ không có nhiều thực phẩm tươi để lựa chọn. Chính vì thế, với họ nguồn rau đông lạnh sẽ là lựa chọn tốt nhất vì nó có thể bảo toàn được vitamin C.

Hoa quả

Sau 15 ngày tập cho bé ăn dặm, các mẹ Pháp sẽ bắt đầu cho bé ăn trái cây.

Sau 15 ngày tập cho bé ăn dặm, các mẹ Pháp sẽ bắt đầu cho bé ăn trái cây. Họ dùng phương pháp hấp để làm chín một phần hoa quả. Sau đó đem nghiền nát và rất hạn chế cho đường trừ khi quả có vị hơi chua.

Ban đầu để bé làm quen, họ cho ăn những loại quả ngọt như lê, táo, chuối vào các buổi giữa trưa và giữa chiều với lượng vài muỗng cà phê.

Sau khi bé đã được 8 tháng tuổi, họ cho dùng nguyên trái được nấu mềm một phần.

Các loại trái cây được dùng nhất thiết phải theo mùa để đảm bảo đủ vitamin C.

Thịt, cá và gan

ăn dặm kiểu Pháp

Cũng như rau củ, cách cho ăn thịt cũng bắt đầu từ vài muỗng đầu tiên.

Cũng như rau củ, cách cho ăn thịt cũng bắt đầu từ vài muỗng đầu tiên và thường bắt đầu sau khi cho ăn rau khoảng 1,5 tháng.

Số lượng thịt trong bữa ăn:

+ Từ 6 tháng: 1 muỗng cà phê/ngày (5g-15g/ngày)

+ Sau 8 tháng: 2-3 muỗng cà phê/ngày (10g-30g/ngày)

Loại thịt dùng trong bữa ăn:

+ Do thịt trắng và thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng như nhau nên dùng tương đương. Nhưng thường thịt trắng được dùng khi khi chuyển sang thịt đỏ. Có thể dùng: thịt bò, thịt cừu non, thịt ngựa, thịt thỏ.

+ Với thịt nhiều mỡ như thịt cừu không nên cho ăn nhiều

+ Đối với thịt gia cầm, mẹ Pháp chỉ lấy phần lườn.

Cách quy đổi:

10g thịt = 2 muỗng cà phê thịt tươi xay nhuyễn = 1 muỗng cà phê thịt đóng hộp.

Với gan:

Người Pháp có thói quen dùng gan cho bữa ăn và họ có thể cho con ăn gan của: bê, cừu, heo và gia cầm. Khi chế biến, họ luộc nhanh và không dùng dầu mỡ. Sau đó, băm nhỏ cho trẻ dùng.

Với cá:

Những loại cá dùng cho trẻ nhỏ phải là cá nhỏ để tránh hấp thu thủy ngân: cá thờn bơn cá tráp, cá hồi, cá trích…

Người Pháp thường cho bé làm quen với cá khá muộn, chỉ sau khi bé được 8-10 tháng.

Quy đổi: 50g cá = 50g thịt

Nếu bé chưa được 8 tháng tuổi, một tuần chỉ cho ăn 1 lần thịt với lượng: 6 tháng: 3 muỗng cà phê; 8 tháng: 4 muỗng cà phê; 1 tuổi: 4-6 muỗng cà phê.

Trước 1 tuổi bé không được phép ăn trứng.

Cungconlonkhon.com (Sưu tầm)