Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của con

Nuôi con không phải là cuộc chiến, nếu mẹ biết cách nuôi con đúng cách. Dưới đây cungconlonkhon.com sẽ chia sẻ với mẹ lời khuyên cho những lo lắng trong việc nuôi con.

1.Nuôi con bằng sữa mẹ cần phù hợp với nhu cầu của con.

Nếu em bé muốn bú mẹ khoảng 3 tiếng một lần thì hãy cho em bé bú 3 tiếng một lần, nếu em bé muốn khoảng cách đó là 4 tiếng thì hãy để 4 tiếng cho bú một lần, dù thế nào cũng phải theo nhu cầu của con. Không được bắt ép con phải tuân thủ giờ giấc như một cái máy, cần phù hợp với tự nhiên. Ban đêm không cần cố đánh thức con để cho bú, mẹ và con đều được ngủ đủ giấc là tốt nhất.

Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của con

2. Cho con bú mẹ đến khoảng 1 tuổi

Hãy cho con bú mẹ đến khoảng 1 tuổi. Đến giai đoạn ăn dặm nên cho ăn trước rồi bú sau. Ăn dặm cần chú ý tập cho trẻ quen với nhiều loại thức ăn, tránh việc ăn uống không cân đối. Nếu có thể, cho trẻ ăn được càng nhiều loại thức ăn càng tốt. 

3. Sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò

Sữa mẹ có thành phần chính là lactose, sữa bò có thành phần chính là casein. Chất canxi có trong mỗi loại sữa cũng khác nhau. Dùng nhiều sữa bò sẽ khiến sự trao đổi canxi trong cơ thể bị phá vỡ, răng dễ bị sâu, xương giòn, hay bị dị ứng, dễ cảm cúm. So với canxi có trong sữa bò, canxi trong cá con (ăn cả xương) hoặc thuốc canxi sẽ tốt hơn.

Trong sữa bò sự hoạt động của catalase (enzym hô hấp) bị kém. Enzym hô hấp này rất cần thiết trong hoạt động oxi hóa ở tế bào. Tế bào cũng cần hô hấp, trong quá trình đó sẽ tạo ra H202, chất này làm đông kết protein. Enzym hô hấp catalase có tác dụng phân giải chất H202 thành oxi và nước. Nếu dùng nhiều sữa bò, chất H202 sinh ra trong quá trình trao đổi chất sẽ không phân giải được mà bị tích tụ lại, có hại cho cơ thể. 

Bài tiết lượng muối và lượng đạm dư thừa: Để bài tiết lượng đạm và muối dư thừa trong cơ thể, hãy cho trẻ uống nhiều nước. Lượng nước bằng 3 – 4 lần lượng sữa mẹ. Ban đầu hãy cho trẻ uống nước ấm. 

4. Cho trẻ uống sữa ban đêm đến bao giờ?

Thói quen uống sữa ban đêm ở trẻ cũng không giống nhau, nhưng thông thường là sẽ chấm dứt khi được 3 tháng. Trẻ 4 – 5 tháng nếu vẫn cho uống sữa đêm thì đến tận 8-9 tháng, trẻ cũng sẽ vẫn tiếp tục. Thói quen này nhất định phải bỏ. Trẻ có thể khóc trong một vài ngày, khi đó có thể bế trẻ lên, đi ra bên ngoài, vỗ về cho trẻ ngủ tiếp.

Khi trẻ được 3 tháng hãy chấm dứt uống sữa đêm

Ban ngày, hãy cho trẻ dậy sớm, đi ra bên ngoài chơi, duy trì khoảng cách giữa các lần uống sữa, tạo thói quen ăn uống đúng giờ. Khi cai sữa sẽ tự động thay đổi thành bữa ăn dặm. Việc khiến cho trẻ khóc vào ban đêm sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý là hoàn toàn không đúng.

Khi trẻ khóc thần kinh ức chế sẽ hoạt động, là một việc tốt. Khoảng 10 tháng thực hiện ăn dặm hoàn toàn và cho trẻ cai sữa là hợp lý. 

5. Khi trẻ nhất định đòi bú đêm

Có những em bé nhất định đòi bú mẹ vào ban đêm, khi đó hãy cho em bé bú để em có thể yên tâm ngủ tiếp. Nếu không thể tạo thói quen cho con, cũng không nên quá câu nệ, hãy có thái độ phù hợp với mong muốn của con.

Dựa vào tình hình thực tế của em bé để dạy dỗ là tốt nhất. Thay vì lo lắng là mình không biết nuôi con, hãy cố gắng hiểu tâm lý của con, khi đó bản thân người mẹ cũng sẽ không bị căng thẳng. Nụ cười trở lại trên gương mặt người mẹ vô hình chung sẽ truyền tình yêu sang cho con, con sẽ trở nên ngoan ngoãn.

6. Nguyên nhân của khóc đêm phương pháp ám thị

Khóc đêm thường được cho là do ban ngày trẻ bị kích động nhiều. Hãy thử giảm bớt kích động và để cho con chơi một mình xem sao. Những kích thích vui sẽ không có ảnh hưởng xấu, nhưng nếu trẻ bị mắng nhiều, bị bắt làm những việc không vui, khiến cho thần kinh bị căng thẳng, sẽ dẫn đến khóc đêm. Cũng có thể do người mẹ bỏ mặc con, khiến con cảm thấy không yên ổn. Ngoài ra, sữa bò và nước ngọt quá nhiều cũng khiến đầu óc trẻ bị kích thích. Cần hạn chế những thứ chứa nhiều đường như nước ngọt và các đồ ăn vặt. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, thay sữa bò bằng nước. Trà và cà phê tuyệt đối cấm.

Bí quyết để trẻ ngừng khóc đêm là hãy ôm chặt con trong 8 giây, ban đêm khi con bắt đầu ngủ dùng phương pháp ám thị trong 5 phút. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả. “Con là một đứa trẻ ngoan, bố mẹ rất yêu con. Con sẽ ngủ thật ngon đến sáng mai.” – Hãy nói với con như vậy tự đáy lòng, con sẽ yên tâm ngủ.

7. Giải pháp khi trẻ khóc đêm

Khi trẻ hay khóc về ban đêm, trước khi đi ngủ có thể cho trẻ tắm nước ấm. (Nước ấm chứ không phải nước quá nóng). Sau khi tắm, hãy cho trẻ uống nước lọc. Nước lọc là nước tinh khiết chứ không phải nước đun sôi để nguội. Sữa cũng có thể là nguyên nhân gây kích thích khiến trẻ khóc về đêm, vì thế tạm thời dừng uống sữa, thay bằng nước. Nước sẽ giúp trẻ ngủ say.

Khi trẻ khóc đêm mẹ cần có giải pháp phù hợp

Không nên mặc quá nhiều quần áo khi đi ngủ vì có thể khiến trẻ bị nóng quá. Trước khi đi ngủ không nên để trẻ bị kích động mạnh, vì thế cần tránh nô đùa quá trớn. Hãy cho trẻ được đi vào giấc ngủ trong tiếng nhạc nhẹ nhàng.

Ngoài ra, có thể gối cũng có ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hãy thử cho trẻ dùng gối của bố xem sao (có nghĩa là một loại gối cao hơn. Đã có ghi nhận rằng trẻ ngủ ngon nhờ gối của bố). Hoặc, thử cho trẻ dùng gối nước chẳng hạn.

Khi trẻ gắt ngủ, hãy cho một chút muối vào đầu ngón tay và để trẻ liếm. Khi trẻ không buồn ngủ, hãy vuốt nhẹ 2 – 3 lần từ trán xuống mũi và ám thị rằng con sẽ ngủ ngon. Trước khi đi ngủ, hãy tắt đèn trong phòng khoảng 1 tiếng.

Cũng có nghiên cứu ghi nhận rằng trẻ ngủ ngon hơn khi uống nước sau khi lọc qua máy lọc tạo ion thay vì nước thông thường. Hãy quy định giờ ngủ của con, mẹ có thể vào ngủ cùng, sau khi con đã ngủ rồi mới ra khỏi chăn.

8. Trẻ ngủ cùng bố mẹ giúp ổn định về tinh thần

Trẻ ngủ cùng bố mẹ thường được cho là không tốt, nhưng nếu việc ngủ cùng giúp trẻ tránh khỏi bất an, có thể yên tâm ngủ ngon, thì đó cũng không phải là việc xấu. Ngược lại, có thể khiến trẻ cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu của mẹ, tránh được những tổn hại về tinh thần. Khi trẻ đã ngủ rồi, mẹ sẽ để trẻ đắp riêng chăn, như vậy trẻ cũng vẫn có thể ngủ độc lập. Khi bắt đầu ngủ, nắm tay trẻ và đọc sách cho trẻ nghe cũng là cách rất hiệu quả.

Trẻ ngủ cùng bố mẹ sẽ giúp ổn định tinh thần

Nên dùng loại gối thấp dành cho trẻ em, chú ý để trẻ không bị va đầu vào tường trong khi ngủ. 

9. Thói quen mang khăn đi ngủ

Có nhiều trẻ có thói quen mang khăn đi ngủ, đây là việc khiến trẻ cảm thấy yên tâm hơn,vì thế không nên ngăn cản.Nếu bạn thay khăn bằng gối ôm thì cũng sẽ dẫn đến tình trạng khi không có gối ôm trẻ không ngủ được.

Tóm lại, sự yên ổn đối với trẻ là quan trọng, nếu cố tình tách trẻ khỏi những thứ đó, sẽ dẫn đến bất ổn. Mẹ hãy nắm tay con, hát, kể chuyện cho con. 

10. Khi trẻ gắt ngủ

Khi trẻ khó ngủ, hãy ôm trẻ, ngủ cùng với trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu muốn gối lên tay mẹ khi ngủ thì hãy để cho trẻ được làm như vậy. Về cơ bản không thể tiếp tục như thế mãi, nhưng trong trường hợp đó hãy âu yếm, nựng nịu trẻ, ru cho trẻ ngủ. 

11. Trẻ ngủ không sâu

Trẻ ngủ lúc mê lúc tỉnh thường do bị mắng nhiều mà ra. Hãy ngừng ngay việc mắng mỏ, khen ngợi và ôm chặt con trong 8 giây. Phương pháp ám thị đến tận 6 tuổi vẫn có tác dụng, vì thế hãy thử áp dụng. Khi có mặt người khác, hãy nhờ con giúp việc gì đó và khen ngợi: “Con rất ngoan, giúp mẹ được rất nhiều.” Thường xuyên nói: “Mẹ cảm ơn con”, “Mẹ nhờ con nhiều quá”… Những việc đó sẽ khiến trẻ vui vẻ và thoải mái về mặt tâm lý. 

Khi trẻ ngủ không sâu do bị mắng nhiều mà ra

12. Khi trẻ khóc nhõng nhẽo, hãy kệ cho trẻ khóc

Trẻ thường xuyên khóc, không phải vì tã ướt, vì nóng, vì đau, vì đói, vì buồn ngủ…, nghĩa là chẳng có lý do gì mà khóc, tức là nhõng nhẽo. Khi đó, cứ mặc cho trẻ khóc, 30 phút hay 1 tiếng cũng mặc kệ. Khi trẻ hiểu rằng mình có khóc bao nhiêu cũng sẽ không nhận được gì cả, thì trẻ sẽ ngừng khóc và tự mình bình tĩnh lại. Hãy để trẻ được khóc một lần cho thỏa.

13. Khi trẻ sờ ti mẹ

Nếu trẻ cứ sờ ti mẹ mãi, thì thật phiền phức. Hãy cho trẻ một con gấu bông thật mềm, thật êm để trẻ ôm khi đi ngủ. Trẻ sẽ thấy yên tâm với món đồ đó mỗi khi ngủ. Cho trẻ nghe nhạc trẻ sẽ bỏ thói quen sờ ti mẹ.

14. Cách rèn trẻ ngủ trưa cách đánh thức

Không tùy tiện đánh thức khi trẻ ngủ trưa. Hãy theo dõi trẻ trong một tuần và ghi lại. Giả sử thời gian ngủ bình quân là 2 tiếng 30 phút thì hãy đặt đồng hồ báo thức trước đó 10 phút. Tuần tiếp theo đặt sớm hơn 10 phút nữa, tiếp theo lại sớm hơn 10 phút nữa.

Hãy đánh thức trẻ bằng đồng hồ báo thức. Khi trẻ đã dậy rồi hãy cho trẻ uống nước, đi bộ đi dạo. Uống nhiều nước giúp trẻ có giấc ngủ sâu, đầu óc được nghỉ ngơi, thức dậy cũng rất tỉnh táo.

Mẹ nên biết cách rèn cho trẻ ngủ trưa và đánh thức trẻ khi đã ngủ đủ.

Mặt khác, có trẻ không ngủ trưa nhưng buổi tối lại ngủ rất ngon, cũng là thói quen tốt. Lại có những trẻ ban ngày ngủ rất ngon nhưng buổi tối lại hay thức giấc và khóc, khiến mẹ mỏi mệt, stress, không biết phải làm thế nào.

Nhìn chung, trẻ ngủ trưa ít nhưng thể trọng vẫn tăng bình thường thì không có gì phải lo lắng. Ngủ trưa ít hay nhiều là tùy ở trẻ.

Xem thêm: Lời khuyên đối với một số bệnh thường gặp của trẻ nhỏ

(Nguồn: Sưu tầm)