Thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân

Mẹ đang loay hoay tìm kiếm thực đơn ăn dặm tăng cân cho bé nhanh và ngon miệng. Để giúp các mẹ không mất nhiều thời gian tìm kiếm, mẹ tham khảo ngay những thực đơn ăn dặm của Cungconlonkhon.com ngay nhé!

Thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân vù vù

Cháo tôm bí đỏ

Cháo tôm bí đỏ là một trong những thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân

Tôm rất giàu canxi, vitamin và chất đạm giúp xương chắc khỏe, bên cạnh đó kẽm có trong tôm còn giúp kích thích bé ăn ngon miệng hơn

Chuyên gia Nhi khuyến cáo trẻ từ 6-12 tháng có thể bổ sung 16-18g tôm (chỉ tính phần thịt) mỗi ngày. Và chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày, 1 tuần có thể cho bé ăn từ 3 – 4 bữa.

Lưu ý khi nấu cháo tôm mẹ hãy bổ sung thêm các loại rau củ để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ các nhóm chất thiết yếu.

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

200g tôm tươi, 200g bí đỏ, 1 nắm gạo nếp. Hành, rau thơm tùy khẩu vị của bé

Cách nấu:

Bước 1: Bí đỏ gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Đem phần bí đã sơ chế đi hấp chín rồi rây bỏ phần bã lợn cợt.

Bước 2: Tôm bóc vỏ, rút bỏ chỉ đen, cho vào máy xay nhuyễn, nêm nếm thêm gia vị vừa ăn. Với trẻ mới tập ăn dặm mẹ có thể rây lọc tôm thêm lần nữa để đảm bảo cháo được mịn, bé dễ ăn hơn.

Bước 3: Gạo nếp cho vào nồi nấu chín nhừ. Khi cháo chín tiếp tục cho bí và tôm vào khuấy đều thêm vài phút nữa rồi múc ra bát cho bé sử dụng.

Cháo lươn khoai môn

Thịt lươn vô cùng giàu dinh dưỡng, vừa bổ vừa mát, được đánh giá là 1 trong những thực phẩm “phù hợp nhất” với những bé biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Khoai môn rất giàu vitamin, khoáng chất như magie, sắt, kẽm…Kết hợp với nhau sẽ tạo nên món cháo ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng cho bé yêu.

Cháo lươn khoai môn

Nguyên liệu để làm cháo lươn nấu khoai môn cho bé ăn dặm bao gồm:

Thịt lươn, 200g khoai môn, 100g đậu xanh, 1 nắm gạo nếp, gia vị, hành lá, rau thơm.

Cách nấu:

Bước 1: Mổ lươn, rửa sạch cho vào nồi luộc. Khi chín vớt ra cho bớt nóng rồi lọc lấy thịt nạc. Dùng luôn phần nước luộc lươn vừa xong đem nấu cháo để tăng vị ngọt tự nhiên.

Bước 2: Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ đợi lúc cháo chín cho khoai vào nấu thêm 10 phút nữa.

Bước 3: Bắc chảo lên bếp phi hành thơm rồi cho thịt lươn đã lọc vào đảo đều, thêm gia vị vừa ăn.

Bước 4: Cho phần thịt lươn vừa chế biến vào nồi cháo nấu thêm vài phút nữa cho các nguyên liệu hòa quyện, đợi cháo chín tắt bếp, múc ra bát cho bé ăn.

Lưu ý: các bé mới tập ăn dặm mẹ nên xay nhuyễn, rây. lọc khoai và thịt lươn để bé dễ dàng ăn hơn. Các bé từ 7 tháng đã có thể ăn thô thì chỉ cần xé nhỏ thịt lươn.

Cháo thịt bò súp lơ

Thịt bò được nhắc đến là thực phẩm có hàm lượng protein cao, giàu sắt, kẽm, là món ăn vừa giàu dinh dưỡng và kích thích vị giác giúp trẻ thèm ăn. Còn súp lơ lại giàu vitamin, khoáng chất cũng như chất xơ giúp bé yêu tăng cường chức năng hệ miễn dịch và tiêu hóa hiệu quả.

Nguyên liệu nấu cháo thịt bò súp lơ xanh

150gr thịt bò, 80g súp lơ, 1 nắm gạo nếp, gia vị nêm nếm vừa ăn
Cách nấu:

Bước 1: Gạo vo sạch thêm 600ml nước vào nồi, tiến hành nấu cháo.

Bước 2: Súp lơ rửa sạch, thái nhỏ để ra rổ cho ráo nước. Thịt bò thái thành từng miếng rồi băm nhỏ.

Bước 3: Bật bếp và phi tỏi khô cho thơm, lần lượt cho thịt bò và súp lơ xào qua. Tiếp đó cho hỗn hợp vào máy xay nhuyễn (độ nhuyễn phù hợp với độ ăn thô của bé)

Bước 4: Cho phần thịt bò súp lơ vào nồi nấu thêm vài phút cho tất cả các nguyên liệu chín đều. Tắt bếp, múc cháo ra cho bé thưởng thức

Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Ăn dặm là dấu mốc quan trọng , để tập cho bé làm quen mẹ nên thực hiện một cách từ từ để bé dần quen với các loại đồ ăn và chế độ ăn mới.

Thời điểm đầu chỉ nên thử cho bé ăn 1-2 bữa, sau đó tăng dần lên tùy theo khả năng ăn của con. Việc ăn từ ít đến nhiều để xem cơ thể trẻ phản ứng thế nào với loại thực phẩm đó, có dung nạp hay không. Mẹ cũng lưu ý không nêm nếm quá mặn vì điều này sẽ khiến bé dễ bị đau bụng và khó chịu ở dạ dày bé. Tình trạng kéo dài, làm con bị biếng ăn, thậm chí suy dinh dưỡng, do bé không hấp thụ được.

Thức ăn cũng luôn phải để ở dạng lỏng, ban đầu có thể ăn bột loãng,mịn sau chuyển dần sang cháo xay, hoặc tập cho bé bắt đầu ăn thô. Nguyên tắc ăn từ lỏng đến đặc để hệ tiêu hóa sẽ giúp bé quen dần dần với thực phẩm các dạng thực phẩm.

Giai đoạn này các thực phẩm ăn dặm của trẻ cần có đủ 4 nhóm: Bột – đường, đạm (có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, cua), chất béo (có trong các loại dầu, mỡ), vitamin và khoáng (trong các loại rau, củ, quả).

Xem thêm>> 5 cách nấu cháo thịt bằm cho bé ăn dặm bổ dưỡng

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tốt cho bé mà dễ nấu cho mẹ

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng tuổi chi tiết nhất