Những gợi ý để trẻ vui vẻ trau dồi kiến thức

0
1104
Dạy trẻ học mà chơi, chơi mà học

Trau dồi, tích lũy kiến thức là vô cùng quan trọng với trẻ hỗ trợ trẻ trong quá trình lớn khôn. Cungconlonkhon.com gợi ý mẹ những lưu ý dưới đây để trẻ vui vẻ trau dồi kiến thức nhé!

Học mà chơi

Việc học của trẻ, quan trọng nhất là phải vui. Nhất thiết không được tạo áp lực cho trẻ. Nếu trẻ không thích mà vẫn ép trẻ học sẽ khiến cho quan hệ mẹ con trở nên xấu đi. Phải luôn nghĩ cách dạy con thấy vui thích, như thế, trẻ mới không có cảm giác bị bắt ép, việc học mới đạt hiệu quả.

Trẻ con luôn có mong muốn khám phá, học hỏi những cái mới, cha mẹ hãy khéo léo tận dụng ưu điểm đó. Trong khi học mà mắng mỏ, dùng những lời lẽ hà khắc,trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh và hay cãi lại.

Dạy trẻ học mà chơi, chơi mà học

Không mắng mỏ, hãy khen ngợi đúng cách, sao cho trẻ luôn luôn tươi tỉnh, đó là cách giáo dục đúng đắn nhất. Như thế, trẻ sẽ làm tốt tất cả mọi việc. “Mẹ hãy là mặt trời tỏa ánh sáng dịu dàng ấm áp trên từng bước con đi.” 

Luôn thay đổi phương pháp để kích thích trẻ

Trẻ học rất nhanh. Nếu cha mẹ, thầy cô giáo không biết điều đó, chỉ cho trẻ xem một cuốn sách, một bộ card, trẻ sẽ tỏ dấu hiệu chán ngán, không muốn xem nữa cho dù trước đó rất thích. Thực tế, trẻ đã ghi nhớ toàn bộ nội dung và không có nhu cầu xem lại. Nếu mua cho trẻ cuốn sách mới, bộ card mới, thay đổi cách xem của trẻ, trẻ sẽ lại có hứng thú học tập.

Có không ít những trường hợp, người lớn chỉ dạy theo lập trình sẵn của mình mà bỏ qua cảm nhận của trẻ. Việc giáo dục như thế là thất bại. Nhất thiết phải có phương pháp phù hợp với trẻ, tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, sẵn sàng tiếp thu. Nếu trẻ không thích, phải bỏ ngay, tuyệt đối không ép.

Khuyến khích quá nhiều cũng không được

Nếu liên tục khích trẻ sẽ khiến trẻ phản ứng lại và không chịu học nữa. Cần phải theo dõi phản ứng của trẻ, luôn giữ mục đích làm cho trẻ vui vẻ thì mới có thể cố gắng. Không được nóng vội thúc ép trẻ.

Phải thường xuyên ôn lại để trẻ không quên

Trẻ nhớ rất tốt, nhưng lại quên rất nhanh. Vì thế cần phải được nhắc lại, nhất là đối với những vấn đề quan trọng phải giúp trẻ ghi nhớ một cách chắc chắn.

Việc ghi nhớ ý nghĩa của các chòm sao có vai trò quan trọng trong cả đời người, vì thế hãy dạy trẻ ghi nhớ, tri thức sẽ được hoàn thiện và trở nên sâu sắc hơn. 

Mẹ phải thường xuyên ôn lại kiến thức cho con

Từ chỗ dạy trẻ đến chỗ để trẻ tự học

Nếu dạy cho trẻ quá nhiều thứ để mong trẻ trở nên giỏi giang, ngược lại có khi lại khiến cho trẻ mất khả năng tự suy nghĩ độc lập. Trong tất cả mọi vấn đề, nên để trẻ tự làm, tự suy nghĩ mới là tốt nhất. Ban đầu, giúp trẻ tiếp thu những điều cơ bản, nhưng sau khi trẻ dần dần phát triển lên, thì không dạy trẻ nữa, mà để trẻ tự vận động, cha mẹ không xen vào, chỉ lắng nghe là chính.

Mỗi ngày học bao nhiêu đủ?

Mỗi ngày chỉ học tầm khoảng 30 phút đến 1 tiếng là phù hợp. Cái này cũng muốn, cái kia cũng muốn, sẽ dẫn đến áp lực cho cả cha mẹ và con cái.

Nuôi dạy trẻ một cách thong thả, kiên nhẫn là phương pháp tốt nhất, cố gắng nhiều quá khiến cả hai bên đều bị stress là hoàn toàn không tốt. 

Biện pháp để trẻ học cẩn thận

Để có thể giúp trẻ học tập cẩn thận, hãy làm một thời khóa biểu ghi chép. Ngày nào trẻ chăm chú học không để xảy ra lỗi thì đánh dấu tròn (O), ngày nào chưa đạt thì đánh dấu chéo (x). Như vậy sẽ tạo cho trẻ thói quen chú tâm vào việc của mình.

Khi học chơi cờ cũng thế. Hãy tạo cho trẻ thói quen cân nhắc kỹ lưỡng, không vội vàng hấp tấp.

Tạo ra phần thưởng hấp dẫn

Sau khi học xong, cho trẻ làm những việc mà bình thường trẻ vẫn thích như đi chơi, đọc sách, chơi bài,… Có thể làm bảng kết quả học tập hàng ngày để tích vào, nếu được nhiều dấu tròn thì sẽ được mẹ làm một bữa tiệc nhỏ để khen ngợi. Không dùng tiền hoặc các đồ ăn vặt làm phần thưởng. Không được kiêu ngạo

Dạy trẻ ý nghĩa của câu tục ngữ “Chim ưng phải giấu móng sắt”. Trẻ khoảng 4 tuổi đã có thể hiểu được nội dung câu này. Người tự mãn là người ngu dốt, những người có năng lực thực sự sẽ luôn khiêm tốn không khoe khoang với người khác – hãy dạy trẻ như vậy. 

Tự thân vận động

Làm giúp trẻ quá nhiều, nói quá nhiều, ở bên trẻ quá nhiều đều không được. Làm vậy, cha mẹ đã lấy mất thời gian riêng, làm mất khả năng tự vận động của trẻ. Hãy để cho trẻ có thể tự do làm theo cách của mình.

Hãy để con học cách tự thân vận động

Ra ngoài chơi thỏa thích

Trẻ có năng lực nếu cứ bị dậm chân tại chỗ sẽ không có hứng thú để học. Khi thấy trẻ đã chán, đã hoàn thành, phải nhanh chóng chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Cha mẹ không nên lạm dụng các công cụ giáo dục có sẵn mà hãy khuyến khích trẻ học và chơi ở bên ngoài. Trẻ chủ yếu học trong nhà sẽ có xu hướng xa lánh các bạn. Hãy cho trẻ được ra ngoài chơi thoải mái. Trẻ được chơi ở ngoài quen sẽ không phải theo đuôi ai. Khi đi mẫu giáo, trẻ sẽ biết cách chơi cùng các bạn, sẽ phát huy được tính hợp tác, tính sáng tạo và khả năng chỉ đạo.

Xin lưu ý lại với các bậc phụ huynh là cần hết sức cảnh giác với cách sống chỉ quan tâm đến học tập ở trong nhà. 

Trẻ không thích học

Không thích học là điều rất đáng lo ngại. Khi ấy, cha mẹ hãy dùng những công cụ giáo dục mà trẻ thích để tạo hứng thú. Tuyệt đối không ép buộc những thứ trẻ ghét, phải là những việc trẻ thích thì mới có thể phát huy được khả năng của trẻ.

Giả sử với công cụ tranh. Nếu trẻ thích vẽ tranh, công cụ giáo dục sẽ là bộ chữ cái và giấy vẽ dùng cho trẻ nhỏ, trẻ có thể luyện tập ở trên đó.

Mẹ xem thêm: