Cha mẹ Nhật dạy con trong mối quan hệ cha con và ông bà như thế nào?

0
1020

Sự gắn kết, mối quan hệ cha con và ông bà đều góp phần vào sự phát triển của trẻ trở thành những đứa trẻ giàu tình cảm. Nếu bạn vẫn chưa biết làm thế nào để dạy con trong mối quan hệ cha con và với ông bà hãy cùng Cungconlonkhon.com tìm hiểu bí quyết của cha mẹ Nhật nhé!

Vai trò của người cha

Các ông bố nhìn chung không nhiệt tình lắm trong việc giáo dục con mà thường giao cho người mẹ. Nhưng khi nhìn thấy con có những thay đổi nổi bật sẽ lưu tâm và mong muốn giúp đỡ.

Hàng ngày, bố hãy bớt thời gian để chơi với con. Khi thấy mẹ bận rộn với việc chăm sóc con, bố hãy giúp mẹ làm những công việc nhà.

Vai trò của người cha đặc biệt quan trọng

Quan niệm về ý thức của người cha thể khác người mẹ

Khi cha mẹ có quan niệm về ý thức khác nhau, không nên vì thế mà buồn bã, hãy cho đó là điều tốt. Mẹ dạy con tình yêu, cha dạy con sự nghiêm khắc, như thế là cân bằng. Mẹ dạy con sự dịu dàng, cha dạy con sự cứng rắn, đó cũng là điều hay. Cha và mẹ không nhất thiết phải có cách dạy giống nhau. Người mẹ hãy yên tâm để người cha làm theo cách của mình. Giữa hai người hãy duy trì quan hệ tốt và cùng hợp sức nuôi dạy con. 

Không nên nghĩ trẻ con làm phiền cha chúng

Con thường ở cùng mẹ là chính, khi bố có thời gian trông con giúp, hãy cảm ơn vì điều đó. Trong thời gian đó, người mẹ có thể làm việc riêng của mình. Thường thì ban ngày mẹ toàn phần chăm sóc con, buổi tối bố có thể giúp đỡ. Trẻ được chơi cùng bố nhiều sẽ có tâm lý yên ổn, luôn vui vẻ đáng yêu. Người mẹ không phải lo rằng trẻ con khiến bố vất vả, hãy gợi ý để bố chăm sóc con. Việc chăm sóc và giáo dục con là việc trọng đại, về điểm này hai vợ chồng hãy cùng nói chuyện và hợp tác lẫn nhau.

Quan hệ cha con

Những em bé từ nhỏ có tiếp xúc với bố, không có bé nào là không muốn được bố bế ẵm. Trẻ từ nhỏ được giao tiếp với cả bố và mẹ, sẽ thích chơi với cả hai. Đôi khi vắng mẹ, chơi với bố cũng rất tốt. Nhưng nhiều khi bố hay bận rộn, giờ giấc không phù hợp với con, đó là điều đáng tiếc. Nếu có thể, bố hãy cố gắng sắp xếp thời gian để ở bên con. Trong trường hợp không thể thì cũng không nên quá phiền lòng, vì phiền lòng sẽ dẫn đến stress, sẽ ảnh hưởng đến con cái. Thay vào đó người mẹ hãy cố gắng để luôn bên con. 

Bố hãy cố gắng sắp xếp thời gian để ở bên con

Cho trẻ ngủ sớm, sáng hai cha con cùng dậy

Trẻ con khoảng 8 giờ đi ngủ là được, đó là thời gian bắt đầu sản sinh hooc – mon tăng trưởng. Thời điểm đó nếu không cho trẻ ngủ, đồng hồ sinh học sẽ bị loạn, không tốt cho sự trưởng thành của trẻ. Ngủ sớm và dậy sớm, buổi sáng dậy cùng với bố, như thế là hợp lý.

Gửi con cho bà

Gửi con cho bà sẽ đỡ cho cha mẹ rất nhiều, khi sinh thêm em bé cũng không quá bận rộn. Khi đó, trẻ sẽ không ghen tỵ với em và người mẹ sẽ có thời gian chăm sóc em bé. Với những ưu điểm đó, có thể suy nghĩ đến việc nhờ ông bà trông giúp trẻ lớn. Nhưng nếu người mẹ có tâm lý giao hẳn con cho ông bà, thì ngược lại, trẻ sẽ chỉ muốn ở nhà. Tất cả tùy thuộc vào tâm lý người mẹ. Khi mẹ không bị căng thẳng, đối xử dịu dàng với con, con sẽ yên tâm về bên mẹ. Trẻ con có thể cũng yêu quý người khác ngoài mẹ, nhưng chỉ dành khoảng 30%, còn lại 70% tình cảm vẫn dành cho mẹ. Người mẹ hãy luôn có suy nghĩ rộng lượng là cách giải quyết tốt nhất

Mẹ quá nghiêm khắc?

Luôn ghi nhớ là không mắng mỏ con, hãy nhẹ nhàng và luôn khen ngợi con. Khi con làm gì không đúng cũng đừng mắng, hãy nhẹ nhàng nói cho con hiểu, như vậy trẻ sẽ không nảy sinh thái độ phản kháng. Càng mắng mỏ trẻ sẽ càng trở nên bướng bỉnh. Đây vẫn còn là thời điểm trẻ muốn được chiều chuộng, vì vậy hãy ngọt ngào với trẻ. Nếu mẹ quá nghiêm khắc, trẻ sẽ nhõng nhẽo ông bà. Hãy luôn dành cho con tình yêu, luôn cư xử dịu dàng với con, đó là phương pháp tốt nhất.

Thái độ của mẹ với nội

Gia đình yên ấm, hòa thuận là môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ. Nhưng để thay đổi bà là điều gần như không thể, vì vậy người mẹ hãy cố gắng để thích nghi với bà. Hãy tôn trọng bà, hãy luôn vui vẻ tươi cười, như vậy không khí trong nhà mới yên vui được. Hãy tìm ra những điểm tốt của bà, cảm ơn bà, như vậy thái độ của bà chắc chắn sẽ trở nên tích cực.

Mấu chốt giữ gìn không khí gia đình là ở người mẹ, giống như vầng thái dương vậy. Người mẹ làm tốt vai trò của mình, gia đình tự nhiên sẽ yên ổn, hạnh phúc.

Để con trẻ yêu quý

Trẻ con bao giờ cũng yêu mẹ. Tầm quan trọng của bà đối với trẻ bằng khoảng 20% của mẹ. Bà không thể thay thế được mẹ. Khi có mẹ bên cạnh, trẻ có thể tỏ ra không cần bà, nhưng không có nghĩa là trẻ ghét bà. Mẹ phải dạy con biết ơn bà và phải thường xuyên nói lời cảm ơn. Hàng ngày, hãy nói với con rằng bà rất hiền, rất yêu quý con, con hãy luôn là đứa trẻ ngoan để bà được vui.

Dạy trẻ yêu thương ông bà của chúng

Vừa đi làm vừa nuôi con

Nếu cả hai vợ chồng cùng cố gắng, thì việc vừa đi làm vừa nuôi con là một kế hoạch khả thi. Nhưng nếu cả bố và mẹ đều quá bận rộn và giao hẳn con cho bà thì lại là điều đáng lo lắng. Bởi vì nhiều đứa trẻ được nuôi dạy theo mô hình này hoàn toàn không được giáo dục tốt về mặt ý thức. Chúng không được hưởng đầy đủ tình yêu của mẹ, dẫn đến không có tinh thần hợp tác, khi đi nhà trẻ, mẫu giáo sẽ trở thành đứa trẻ khó kiểm soát.

Nếu có thể đảm bảo không xảy ra việc đó, người mẹ hoàn toàn có thể đi làm bình thường. Con cái cũng sẽ nhìn vào và học tập tác phong làm việc của cha mẹ. 

Chú ý để trẻ không bị phát triển chậm

Nếu công việc cho phép, mẹ có thể cho con đi làm cùng, vừa địu con vừa làm, hoặc để con ngồi bên cạnh, thi thoảng có thời gian thì nói chuyện với con,tranh thủ dạy con, được như vậy là rất tốt.

Nếu phải nhờ người khác trông con giúp thì đó phải là người có thể thay mẹ làm những việc như đọc sách cho con nghe, dẫn con đi dạo, quan sát tự nhiên, đảm bảo phát huy được các khả năng của con. Điều quan trọng là phải chú ý để sự phát triển của trẻ không bị chậm lại. 

Sắp xếp khi cha mẹ đều đi làm

Cha mẹ đều đi làm không có nghĩa là con sẽ không được nuôi dạy tốt. Mỗi ngày dành cho con khoảng 30 phút, cố gắng tìm ra những ưu điểm của con và hướng con phát triển, khi ấy chắc chắn con sẽ không thua kém bất kỳ ai. Các bậc phụ huynh hãy tin như thế. Khi trở về nhà, hãy phân chia thời gian để có thể đọc sách cho con, chơi với con, cùng con chơi các trò chơi có tính trí tuệ khoảng 30 phút là được. Nếu giao con cho người khác, phải đảm bảo con không được xem tivi, mà được nghe đọc sách, được cùng chơi đồ chơi, được dẫn đi dạo, không bị mặc quá nóng, không được ăn vặt. 

Đảm bảo con luôn được dạy dỗ thật tốt khi cha mẹ đều đi làm

Khi bố vắng nhà lâu ngày

Để ảnh bố của trẻ trong nhà, hàng ngày cho trẻ nói chuyện. Cho con nghe điện thoại của bố.

Có điều kiện thì quay cảnh cả gia đình sum họp và mở lại cho con xem cũng là cách làm hay. 

Môi trường nông thôn rất tốt cho trẻ

Môi trường nông thôn không có tiếng ồn, lại có rất nhiều thứ thú vị. Những điều hấp dẫn không phải chỉ là âm thanh, có cả những thứ nhìn thấy bằng mắt, so với thành thị thì nông thôn thú vị hơn nhiều. Có thể nghe tiếng nước sông chảy, tiếng chim hót líu lo, có thể đi dạo và lắng nghe âm thanh yên tĩnh của cánh đồng.

Những âm thanh quá sôi động ở chốn thành thị dễ làm cho con người bị căng thẳng, tinh thần mệt mỏi. Sự yên ả của nông thôn giúp cho con người được nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái. Đó là ưu thế vượt trội của nông thôn so với thành thị

Hãy kể cho trẻ nghe về tự nhiên và cho trẻ được học hỏi thật nhiều từ nông thôn. Dạy trẻ tên của các loài cây cỏ, các loại côn trùng, các loại đá, cho trẻ chơi ở sông, nghịch nước, nghịch cát, để trẻ trải nghiệm càng nhiều càng tốt tất cả những gì không thể làm được ở thành thị.

Việc quan sát tự nhiên là việc không thể làm ở thành phố.  Những tòa nhà cao ở thành phố khiến người ta không thể nhìn thấy bầu trời và các vì sao. Vì thế, ngay khi có cơ hội, hãy cho trẻ thưởng thức những điều đó ở thôn quê. 

Chú ý khi thay đổi chỗ ở

Khi thay đổi môi trường sống, cần quan tâm trước hết là nước uống và thực phẩm. Việc này khác hẳn với một chuyến đi chơi. Ngay từ đầu hãy dẫn trẻ đi thăm các nhà xung quanh, cho trẻ đi chơi công viên lân cận. Phải hết sức quan tâm để trẻ có thể thích nghi với môi trường mới.

Xem thêm: