Giải đáp uống kẽm bao lâu thì dừng và có hiệu quả

Cũng như các khoáng chất như sắt, canxi, kẽm cũng là một khoáng chất quan trọng không thể thiếu đối với cơ thể con người và đặc biệt cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ và cần được bổ sung đầy đủ. Vậy ba mẹ có biết nên cho con uống kẽm bao lâu thì dừng để đem lại hiệu quả tốt nhất không? Nếu chưa thì hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé!

Khi nào trẻ cần bổ sung kẽm và uống kẽm bao lâu thì dừng?

Đối với trẻ nhỏ kẽm thường được bổ sung qua sữa mẹ hoặc chế độ ăn uống hàng ngày, do đó không phải trẻ nào cũng cần bổ sung thêm kẽm.

Tuy nhiên, có thể do cơ địa và khả năng hấp thụ của bé mà lượng kẽm trong những nguồn trên cung cấp không đủ cho cơ thể, lúc này ba mẹ sẽ cần chú ý để bổ sung thêm kẽm cho các bé. Trẻ thiếu hụt kẽm sẽ thường có những biểu hiện sau:

  • Trẻ chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với lứa tuổi, trí não bé phát triển kém, không nhanh nhạy,…
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, chán ăn hay nôn ói thất thường, tiêu chảy, gặp phải tình trạng rối loạn giấc, ngủ ít, liên tục thức giấc, ngủ không sâu,…
  • Trẻ thường gặp phải tình trạng tổn thương da không rõ nguyên nhân, hay bị viêm lưỡi và các vết thương, vết bỏng của bé chậm lành.

Nếu con có những biểu hiện đó thì có thể bé đang bị thiếu hụt kẽm và khi này mẹ cần bổ sung kẽm cho bé kịp thời.

Vậy uống kẽm bao lâu thì dừng và uống kẽm bao lâu có tác dụng khi trẻ gặp phải tình trạng bị thiếu hụt kẽm?

Khi nào trẻ cần bổ sung kẽm và uống kẽm bao lâu thì dừng?

Trên thực tế, việc nên cho bé uống kẽm trong bao lâu thì dừng và mang lại hiệu quả, phần lớn còn phụ thuộc vào cơ địa địa cũng như tình trạng sức khỏe của từng bé, thường thời gian bổ sung kẽm cho sẽ từ 2 – 3 tháng để đem lại lại hiệu quả tốt nhất.

Ví dụ, nếu bé gặp phải tình trạng tiêu chảy kéo dài do thiếu kẽm, thì việc bổ sung kẽm lúc này rất quan trọng, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần bổ sung 10mg kẽm/ngày, còn đôi với trẻ từ 6 – 60 tháng tuổi thì lương cần bổ sung sẽ là 20mg kẽm/ngày và thời gian sử dụng đối với các trường hợp này là 14 ngày liên tiếp.

Chính vì vậy, để xác định thời gian chính xác, ba mẹ vẫn nên cho bé thăm khám và sử dụng theo lười khuyên của bác sĩ.

Một vài lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ 

Khi bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ, ba mẹ cần lưu ý một số điểm dưới đây để đem lại hiệu quả tốt nhất:

  • Thời điểm tốt nhất để bổ sung kẽm cho bé là nên cho bé uống vào buổi sáng, trước hoặc sau ăn 2 tiếng, tuyệt đối không cho bé uống kẽm khi bụng đói vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. 
  • Đối với các bé đang mắc các bệnh về dạ dày thì nên bổ sung kẽm cùng bữa ăn để tránh các cơn đau dạ dày.
  • Nếu bé đang bổ sung kẽm cùng với các khoáng chất khác như canxi, sắt,… thì không nên bổ sung cùng lúc, nên uống cách nhau ít nhất 2 tiếng.

Một vài lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ

Mong rằng nội dung bài viết trên đã giải đáp giúp ba mẹ thắc mắc uống kẽm bao lâu thì dừng và có hiệu quả đối với trẻ nhỏ, nếu thấy bé có những biểu hiện thiếu kẽm thì ba mẹ hãy bổ sung kịp thời cho con để con phát triển tốt nhất nhé!

Tin liên quan: 

Nên bổ sung kẽm vào thời gian nào trong ngày và trong bao lâu?

Như ba mẹ đã biết, kẽm là một trong những loại vitamin và khoáng chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp con cải thiện được chứng biếng ăn, nhờ đó, bé mau lớn hơn. Vậy thì chúng ta nên bổ sung kẽm vào thời gian nào trong ngày và bao lâu là đúng và đủ, ba mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vai trò của kẽm đối với sự phát triển của trẻ

Tác động đến sự phát triển của thể chất

Bổ sung kẽm sẽ giúp con tăng hấp thụ, ăn uống ngon miệng hơn, tăng việc tổng hợp các chất đạm và phân chia trong tế bào cơ thể. Trẻ thiếu kẽm sẽ phát triển chậm, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì, suy giảm chức năng sinh dục và chậm phát triển chiều cao.

Ngoài ra, kẽm còn giúp bảo vệ vị giác và khứu giác của trẻ. Với trẻ rối loạn vị giác hay biếng ăn, đây sẽ là tình trạng gặp phải khi thiếu kẽm. Bên cạnh đó, có thể gây ra suy dinh dưỡng, từ từ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng toàn diện của trẻ.

Theo như nghiên cứu, kẽm còn là vi chất đóng vai trò rất cần thiết trong quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ và thanh thiếu niên, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Khi bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp trẻ thấp bé có thể cải thiện được chiều cao và giúp trẻ suy dinh dưỡng có thể tăng cân một cách nhanh chóng.

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Nhờ có kẽm, hệ thống phòng thủ và tăng cường sức đề kháng có khả năng chống nhiễm trùng. Vì vậy, nếu thiếu kẽm sẽ làm cho sự phát triển của trẻ giảm đi, do đó, gây ra suy dinh dưỡng và khả năng tử vong ở trẻ sẽ tăng cao. Thêm vào đó, kẽm còn giúp tăng cường trí nhớ, hỗ trợ hấp thu và chuyển hóa các vi lượng có trong cơ thể, chữa lành vết thương và ngăn ngừa tiêu chảy.

Bổ sung kẽm cho bé vào thời gian nào hợp lý nhất

Vậy, trẻ có biểu hiện gì cần bổ sung kẽm ?

Đối với trẻ nhỏ, ba mẹ bổ sung kẽm cho con qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc qua sữa mẹ, tuy vậy, do sức khỏe, cách chế biến hay do cơ địa của mỗi trẻ mà hàm lượng kẽm sẽ có thể không được cung cấp đầy đủ. Nếu như trẻ sử dụng kháng sinh để chữa bệnh thì cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình bổ sung kẽm.

Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, vì vậy, mẹ cần theo dõi để phát hiện các dấu hiệu con thiếu kẽm như dưới đây, để có thể bổ sung cho con kịp thời, đầy đủ:

  • Trong quá trình phát triển của trẻ, con có các biểu hiện như: trí não kém phát triển, giảm trí nhớ, chậm phát triển chiều cao, không tăng cân…
  • Với sức khỏe của trẻ biểu hiện: chán ăn, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ, trằn trọc, ngủ ít, trẻ suy dinh dưỡng, nôn ói, thất thường, nhất là với trẻ gặp phải tình trạng da bị tổn thương mà không rõ nguyên nhân gây ra như: vết bỏng chậm lành, viêm lưỡi, rụng tóc, rụng lông, các vết thương, loét… 

>> Xem thêm: 

Nên bổ sung kẽm vào thời gian nào trong ngày?

Theo như nghiên cứu, để cơ thể con có thể hấp thụ lượng kẽm hiệu quả và an toàn, ba mẹ cần lưu ý cho con sử dụng kẽm vào các thời điểm phù hợp như:

  • Nên bổ sung kẽm vào thời gian nào trong ngày? Cho trẻ sử dụng kẽm vào buổi sáng, không nên sử dụng khi bụng còn đói vì sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Cho trẻ uống kẽm trước hoặc sau bữa ăn 2 tiếng đồng hồ. Đối với các bé mắc phải bệnh dạ dày thì ba mẹ cần cho con uống kẽm trong khi ăn để hạn chế những cơn đau dạ dày có thể gặp phải.
  • Không nên cho con uống kẽm cùng với các khoáng chất khác như sắt, canxi và nếu sử dụng thì cần uống cách nhau ít nhất là 2 tiếng.

Nên bổ sung kẽm cho trẻ trong bao lâu?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì việc sử dụng kẽm trong khoảng thời gian bao lâu sẽ phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng và sức khỏe của mỗi trẻ, nhưng nhìn chung, thời gian thông thường là từ 2 đến 3 tháng để bổ sung kẽm. Mặc dù vậy, để có thể xác định được chính xác hàm lượng và thời gian bổ sung cho con thì ba mẹ cần đưa con đến thăm khám các bác sĩ, để nhận được lời khuyên và được đánh giá tình trạng phù hợp của con.

Nên bổ sung kẽm cho bé từ 2 đến 3 tháng 

Chẳng hạn như khi trẻ bị thiếu kẽm, gây ra tiêu chảy lâu dài thì việc bổ sung kẽm cho con lúc này là vô cùng quan trọng. Trong trường hợp này, quá trình điều trị cho bé dưới 6 tháng tuổi được các bác sĩ khuyến cáo là cần uống 10mg kẽm/ngày còn với trẻ từ 6 đến 60 tháng tuổi lại cần được bổ sung 20 mg kẽm/ngày và uống trong khoảng thời gian là 14 ngày liên tiếp.

Nói tóm lại, việc bổ sung kẽm cho con là việc làm rất cần thiết để con phát triển đầy đủ. Hi vọng với những thông tin bổ sung kẽm cho bé thời gian nào bao lâu mà chúng tôi cung cấp trên đây, ba mẹ sẽ nắm được hàm lượng bổ sung phù hợp với độ tuổi của con mình, qua đó sẽ giúp con đảm bảo sức khỏe và tăng trưởng khỏe mạnh. Nếu ba mẹ còn có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy liên hệ vào số hotline của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất. Chúc ba mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh!

Tin liên quan: 

5 dấu hiệu bé bị bất dung nạp lactose không nên bỏ qua

Bất dung nạp lactose là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nếu không phát hiện sớm các dấu hiệu bé bị bất dung nạp lactose sẽ dễ khiến bé bị suy dinh dưỡng, còi cọc chậm lớn cũng như các vấn đề hệ lụy sức khỏe về lâu dài. 

Dấu hiệu bé bị bất dung nạp lactose mẹ nên biết 

Bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh là tình trạng cơ thể trẻ không thể tiêu hóa hết đường lactose có trong sữa. Vậy làm sao biết bé bị bất dung nạp lactose? Mời cha mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 5 dấu hiệu sau đây. 

Trẻ đau bụng, đầy hơi, vặn mình khó chịu 

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất trẻ bị bất dung nạp lactose. Trẻ đau bụng, vặn mình, đầy hơi, cơn đau thường xuất hiện quanh vùng rốn, ở nửa dưới của bụng. 

Nguyên nhân thường do cơ thể trẻ không tiết đủ enzym lactase để chuyển hóa hết lượng đường lactose dẫn đến lượng đường dư bị đẩy xuống đại tràng và bị phân hủy giải phóng các axit béo, các khí H2, CO2, CH4. Việc gia tăng axit và khí khiến thành ruột căng ra, tạo nên cảm giác đầy hơi, khó chịu. 

Trẻ bị đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân lỏng, có bọt nhầy  

Quá trình lên men đường lactose dư dẫn đến trẻ gia tăng tần suất đi ngoài, tăng tính lỏng của phân. 

Bên cạnh đó, sự tăng sinh của acid lactic khiến niêm mạc ruột trẻ bị tổn thương. Lúc này cơ thể trẻ sẽ tăng tiết dịch nhầy để bảo vệ niêm mạc ruột. Từ đó gây ra tình trạng phân được đào thải có mùi chua, có bọt nhầy, phân sống, phân lỏng. 

Đi ngoài nhiều lần, phân sống, có bọt nhầy,… là những dấu hiệu bé bị bất dung nạp lactose. 

Trẻ quấy khóc nhiều, khóc dạ đề 

Khóc là cách giao tiếp và truyền đạt cảm giác đói, đau, sợ hãi, nhu cầu của trẻ sơ sinh. Việc bất dung nạp lactose thường khiến thành ruột của trẻ bị căng giãn, tăng tiết khí và nước gây ra những cơn đau co thắt khó chịu, trẻ quấy khóc thường xuyên hay dân gian còn gọi là khóc dạ đề. 

Đường tiêu hóa kém khiến sức khỏe trẻ bị ảnh hưởng, trẻ thường quấy khóc về đêm. 

Trẻ buồn nôn, nôn trớ 

Sau khi bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ thường sẽ có triệu chứng buồn nôn, nôn trớ trong khi ăn hoặc sau khi ăn. Nếu gặp tình trạng này, mẹ nên nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng của trẻ. Đồng thời, khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng của trẻ. 

Đối với trường hợp nặng, mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời. 

Một số dấu hiệu bé bị bất dung nạp lactose khác 

Một số dấu hiệu khác, mẹ có thể nhận biết khi trẻ bị bất dung nạp lactose như: Hậu môn trẻ bị hăm đỏ, trẻ mệt mỏi, bú ít, chán bú, trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống kém, chậm phục hồi niêm mạc ruột,… 

Mẹ cần làm gì khi bé bị bất dung nạp lactose?

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bị bất dung nạp lactose, mẹ nên có những biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt như: 

  • Theo dõi và đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, có phác đồ điều trị hiệu quả. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ phù hợp. 
  • Cho bé bú sữa mẹ, tuy nhiên mẹ nên vắt bớt sữa đầu khi cho bé bú. Bởi vì đường lactose có khá nhiều trong phần sữa này. 
  • Nếu trẻ uống sữa công thức, mẹ nên lựa chọn các loại sữa không chứa lactose. Các loại sữa này trên bao bì thường được ghi nhãn lactofree hoặc free lactose. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm sữa công thức như: Sữa Nan Expert Pro, sữa Enfamil Lactose Free.
  • Bổ sung các lợi khuẩn cho bé bị bất dung nạp lactose thông qua các sản phẩm như Bio Amicus Complete, men vi sinh Biogaia Protectis 0+,… Mẹ có thể tham khảo các dòng sản phẩm này tại Kidsplaza.vn
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế thực phẩm nhiều đường, tăng cường omega 3, axit béo để tối ưu dinh dưỡng trong sữa mẹ. 

Mẹ cần đảm bảo lượng sữa cho bé bú, đồng thời đừng quên vắt bớt lượng sữa đầu để loại bỏ bớt lượng đường lactose. 

Trên đây là bài viết chia sẻ cách nhận biết dấu hiệu bé bị bất dung nạp lactose. Ngay khi phát hiệu các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi thăm khám. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, đảm bảo sức khỏe trẻ phát triển toàn diện. 

Tin liên quan: 

Mẹ nên chăm sóc thế nào khi trẻ sơ sinh bị hăm mông?

Hăm mông ở trẻ sơ sinh là tình trạng hay gặp phải bởi trong giai đoạn này mẹ thường sử dụng tã, bỉm cho bé. Tuy nhiên, mẹ không nên để tình trạng này lâu dài sẽ khiến vùng da mỏng manh của trẻ bị tổn thương trầm trọng. Vậy thì mẹ nên chăm sóc thế nào khi trẻ sơ sinh bị hăm mông?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm mông ở trẻ sơ sinh

tre-so-sinh-bi-ham-mong-1
Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm mông

Tình trạng bị hăm da ở trẻ sơ sinh xuất hiện hiện nhiều ở giai đoạn trẻ mặc bỉm, tã. Khi trẻ sơ sinh bị đỏ mông, trẻ sẽ rất khó chịu, quấy khóc liên tục. Nếu để tình trạng này diễn ra nặng hơn rất có thể sẽ gây nhiễm trùng, lở loét trên da bé. Vậy thì, mẹ cần nắm được một số nguyên nhân gây ra tình trạng bé sơ sinh bị hăm mông dưới đây:

  • Do da trẻ quá nhạy cảm với môi trường
  • Do tã, bỉm thô ráp chà xát nhiều ngày lên phần da mông, bẹn của trẻ.
  • Do trẻ bị dị ứng với các thành phần của tã/bỉm như chất tạo hương, bề mặt bông, lõi thấm hút.
  • Do trẻ bị kích ứng với một số loại nước giặt, nước xả vải.
  • Do trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng với các loại khuẩn trong môi trường 

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm mông?

tre-so-sinh-bi-ham-mong
Mẹ đã biết làm gì khi bé sơ sinh bị hăm mông?

Mẹ không nên để tình trạng hăm mông ở trẻ sơ sinh chuyển nặng mới có biện pháp xử lý. Mẹ có thể thực hiện một số điều sau giúp trẻ sơ sinh bị đỏ mông dần hồi phục như:

  • Sử dụng các loại tã/bỉm chính hãng, có độ an toàn cao và không chứa một số thành phần hóa chất độc hại.
  • Nếu tình trạng hăm da bị nặng, có thể cho trẻ không sử dụng bỉm/tã vài ngày để da được khô thoáng.
  • Mẹ nên đảm bảo tay sạch sẽ trước khi vệ sinh, thay tã mới cho trẻ.
  • Rửa sạch da bé nhẹ nhàng bằng nước ấm sạch.
  • Sử dụng một số loại thuốc bôi da trị hăm mông.

Trên đây là một số phương pháp mẹ có thể áp dụng khi trẻ sơ sinh bị hăm mông. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ băn khoăn và gửi câu hỏi “Bé bị hăm rửa nước gì?” Lời khuyên đưa ra cho các mẹ, khi trẻ sơ sinh bị đỏ mông, mẹ chỉ nên sử dụng nước ấm sạch để vệ sinh vùng da bị tổn thương. Bởi nếu sử dụng một số loại dung dịch vệ sinh tại vùng da này có thể gây nên tình trạng kích ứng nặng hơn.

tre-so-sinh-bi-ham-mong-1
Mẹ nên biết được một số mẹo khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm mông

Qua đây, mẹ đã biết nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm mông. Mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục nhanh chóng để giúp da bé có thể phục hồi. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo mua một số loại bỉm/tã chính hãng tại Kids Plaza. Hệ thống chuyên cung cấp các loại tã/bỉm uy tín với mức giá ưu đãi. Sử dụng tã/bỉm chính hãng là yếu tố giúp bé tránh tình trạng hăm mông mẹ nhé!

Xem thêm:

>>> Trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn và vùng kín có sao không? Mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh lên mụn sữa bao lâu khỏi? Mẹ xử trí thế nào?

Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn sữa của trẻ sơ sinh là gì? Trẻ sơ sinh lên mụn sữa bao lâu thì khỏi? Mẹ xử trí thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những vấn đề liên quan đến hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi để tìm hướng giải quyết tốt nhất cho trẻ mẹ nhé! 

Trẻ sơ sinh lên mụn sữa bao lâu thì khỏi?

tre-so-sinh-len-mun-sua-1
Hiện tượng trẻ sơ sinh lên mụn sữa rất thường gặp

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là vấn đề liên quan đến hiện tượng: trẻ sơ sinh bị lên mụn đỏ ở mặt. Những nốt mụn này thường có kích thước nhỏ li ti. Chúng xuất hiện với màu trắng hoặc màu đỏ. 

Theo bác sĩ và các chuyên gia khoa nhi, những trẻ bị lên nốt đỏ hay trắng này chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Thông thường, mụn sữa ở trẻ sơ sinh sẽ tự biến mất sau vài ngày hoặc lâu hơn nếu trẻ được vệ sinh thân thể, chăm sóc đúng cách.

Nguyên nhân mặt bé lên mụn liti (mụn sữa)

tre-so-sinh-len-mun-sua-3
Mẹ uống thuốc khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân con sinh ra có mụn sữa

Đến nay, chưa thể nói chính xác được nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi những nốt trắng, đỏ trên mặt. Tuy nhiên, những vấn đề sau đây có liên quan mật thiết đến hiện tượng nổi mụn trên mặt của trẻ:

  • Hormone của mẹ thay đổi ở thời gian nuôi dưỡng con trong bào thai.
  • Trong thời gian mang thai, mẹ phải điều trị bằng thuốc.
  • Sau khi chào đời, trẻ phải dùng thuốc hỗ trợ.
  • Sữa bột mẹ dùng chứa nhiều đạm albumin không phù hợp với thể trạng của con.
  • Trẻ bị bệnh liên quan đến phì đại tuyến bã nhờn.
  • Mẹ ăn quá nhiều đồ nóng trong thời gian cho con bú.

>>> Có thể bạn quan tâm: 7 lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè nắng nóng

Mẹ xử trí thế nào khi trẻ sơ sinh lên nhiều mụn đỏ ở mặt?

tre-so-sinh-len-mun-sua-2
Mẹ không nên tự ý bôi kem cho con

Như trên đã nói, những đốm nhỏ trắng hoặc đỏ nổi chi chít trên mặt con khiến mẹ xót. Thông thường, chứng mụn này không gây nên bệnh lý quá lớn, mẹ không cần quá lo lắng. Nếu bé nhà mình nổi mụn sữa, mẹ nên xử trí như sau:

  • Giữ cho làn da của trẻ luôn được khô thoáng. Để làm được việc này mẹ chỉ cần sử dụng một chiếc khăn vải mềm lau cho trẻ. Lưu ý: chiếc khăn cho bé này cần được giặt sạch thường xuyên bằng nước tẩy rửa dành riêng cho trẻ.
  • Mẹ phải giữ vệ sinh thân thể cho con bằng cách tắm rửa sạch sẽ, đúng cách. Mẹ phải dùng sữa tắm phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ để bảo vệ làn da bé.
  • Mẹ cần giữ vệ sinh tay khi tiếp xúc trực tiếp với làn da trẻ.
  • Mặc cho bé những trang phục mềm, mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Môi trường sống của trẻ phải sạch sẽ, hợp vệ sinh.
  • Nếu đang cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc những thức ăn có thể gây dị ứng.
  • Không tìm cách nặn những nốt mụn trên mặt con.
  • Không tự ý thoa kem điều trị mụn cho con.
  • Không ủ ấm quá mức khiến trẻ đổ mồ hôi.
  • Nếu những nốt mụn sữa biến chứng nặng (trẻ ngứa ngáy, khóc quấy hoặc mụn bị viêm…) nên cho trẻ đi khám lập tức.

Trên đây là giải đáp trẻ sơ sinh lên mụn sữa bao lâu thì khỏi và cách xử trí của mẹ. Trong cách xử trí này, việc vệ sinh cho con đúng cách cách khá quan trọng. Mẹ có thể tìm hiểu và mua các loại nước vệ sinh, tắm rửa cho bé sơ sinh tại hệ thống siêu thị mẹ và bé – Kids Plaza. Tại đây nguồn hàng luôn đa dạng, có sẵn và đảm bảo chính hãng 100%. 

Xem thêm:

>>> Bí quyết cho các mẹ về cách chăm sóc bé sau sinh mổ

>>> Bảo vệ đôi tai của trẻ sơ sinh và những câu hỏi liên quan

Mẹ nên làm gì khi trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, tình trạng trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến nhiều ông bố, bà mẹ đau đầu. Hơn nữa, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cân nặng của trẻ. Vậy thì, mẹ nên làm gì khi trẻ gặp phải tình trạng này? Hãy tìm hiểu những thông tin hữu ích ngay dưới đây mẹ nhé!

Bé 5 tháng tuổi đi ngoài ngày mấy lần?

Trong giai đoạn 5 tháng tuổi, trẻ vẫn đang sử dụng sữa mẹ 100% nên hệ tiêu hóa của trẻ lúc này hoạt động rất nhẹ nhàng vì không phải tiêu thụ các thực phẩm thô, cứng. Do đó, trung bình mỗi ngày trẻ sẽ đại tiện khoảng 5 – 7 lần. Phân lỏng, mềm với màu sắc phân nhạt, thường sẽ là màu vàng, cam hoặc ngả xanh lục.

Bên cạnh đó, đối với trẻ có sử dụng song song sữa mẹ và sữa công thức thì sẽ có tần suất đi ngoài ít hơn khoảng 1 – 3 lần trong một ngày. Ngoài ra, trẻ có thể đi ngoài sau 1 – 2 ngày, lúc này mẹ cần kiểm tra độ rắn, lỏng, màu sắc phân để đánh giá được tình trạng của bé.

tre-5-thang-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay-1
Mẹ nên nắm được trẻ 5 tháng đi ngoài ngày mấy lần để theo dõi được tình hình sức khỏe

Nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

Bé 5 tháng đi ngoài hoa cà hoa cải là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?

  • Do mẹ bổ sung nguồn thực phẩm không đảm bảo: Nếu bé được bú mẹ hoàn toàn, thì chất lượng sữa của mẹ sẽ là vấn đề quan trọng để đánh giá sức khỏe của trẻ. Bởi khi mẹ ăn những loại thực phẩm không phù hợp như đồ chua, cay,… sẽ sản sinh ra lượng sữa bị nhiễm các chất không có lợi. 
  • Do bé bị dị ứng với thành phần của sữa công thức: Nếu cho bé sử dụng sữa công thức, mẹ cần đảm bảo các thành phần dinh dưỡng của sữa cũng như độ an toàn với các dụng cụ khi pha sữa tránh để bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng từ nguồn sữa công thức.
  • Do trẻ bị hội chứng ruột kích thích: Hội chứng này khiến cho ruột hoạt động nhanh, chậm bất thường gây nên tình trạng dinh dưỡng chưa được hấp thụ hết đã bị đào thải ra ngoài.
  • Do trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột: Đây là vấn đề rất nhiều trẻ gặp phải khi bị rotavirus tấn công vào các cơ quan của hệ tiêu hóa. Chúng sẽ tiêu diệt lượng lớn lợi khuẩn gây nên mất cân bằng. Điều này, khiến cho hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng dẫn đến tình trạng trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày.
tre-5-thang-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay-6
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh chuẩn WHO

Mẹ nên làm gì khi trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

Để đảm bảo được sự phát triển về cân nặng, chiều cao, trí tuệ cho trẻ thì mẹ cần phải điều trị dứt điểm tình trạng bé 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Bởi khi tình trạng này chấm dứt sẽ trả lại cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp con lớn khôn. Vậy nên, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Đảm bảo được chất lượng từ nguồn sữa mẹ: Mẹ nên bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết từ thực phẩm hàng ngày để cơ thể sản sinh ra nguồn sữa tốt nhất cho bé.
  • Tăng cữ bú cho trẻ: Việc cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ giúp trẻ có thêm được lượng vitamin, khoáng chất dồi dào. Do đó, mẹ hãy cho bé bú đủ no để cải thiện được tình trạng bé 5 tháng đi ngoài hoa cà hoa cải.
tre-5-thang-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay-2
Mẹ nên đảm bảo chất lượng sữa để cải thiện tình trạng trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày
  • Chọn loại sữa công thức phù hợp: Nếu cho bé sử dụng sữa công thức mẹ nên tìm loại sữa có thành phần gần giống với sữa mẹ nhất để đảm bảo trẻ có thể dễ dàng tiếp cận và hấp thụ.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ: Mẹ cần đảm bảo được móng tay, móng chân và toàn bộ cơ thể của trẻ luôn ở trong trạng thái sạch sẽ. Điều này tránh cho việc xâm nhập từ các vi khuẩn, vi trùng ngoài môi trường. Ngoài ra, khi trẻ đi ngoài nhiều lần mẹ cần vệ sinh sạch sẽ phần phụ của trẻ trước khi mặc tã, bỉm cho bé để tránh những bệnh ngoài da.
  • Cho bé đi khám bác sĩ: Nếu đã thực hiện tất cả các phương pháp mà tình trạng đi ngoài nhiều lần của bé không cải thiện hoặc có dấu hiệu trở nặng. Lúc này, mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân và cách điều trị kịp thời, dứt điểm.
tre-5-thang-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay
Mẹ nên gặp bác sĩ khi bé 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

Qua đây, mẹ đã biết được nên làm gì khi trẻ 5 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Mẹ hãy áp dụng các biện pháp trên để cải thiện được tình trạng này. Bên cạnh đó, mẹ hãy luôn theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ để đảm bảo được sự phát triển trong giai đoạn nhạy cảm này. Mẹ có thể tham khảo thêm các phương pháp, cách thức nuôi con khoa học tại trang web Blog của Kids Plaza.

Ngoài ra, nếu có nhu cầu mua sắm các sản phẩm dinh dưỡng, đồ dùng cho bé, mẹ có thể ghé thăm hệ thống cửa hàng Kids Plaza mẹ nhé!

Xem thêm:

>>> Bật mí cho mẹ cách dùng nước rau diếp cá trị táo bón cho trẻ hiệu quả

>>> 7 lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè nắng nóng

>>> Bỉm dán Moony cho trẻ sơ sinh có tốt không, an toàn cho da không?

Bật mí cách làm thế nào để trẻ hết táo bón. Bé bị táo bón nên ăn gì?

Táo bón là một trong những vấn đề mà hầu hết trẻ em Việt đều gặp phải. Điều này cũng khiến cho rất nhiều mẹ băn khoăn, lo lắng bởi khi triệu chứng táo bón nặng hơn sẽ dẫn đến những vấn đề xấu về sức khỏe. Vậy thì làm thế nào để trẻ hết táo bón? Cho trẻ ăn gì để hết táo bón? Đừng lo lắng, hãy tham khảo các thông tin chi tiết dưới đây mẹ nhé!

Các cách hết bị táo bón ở trẻ em 

Hiện nay, hiện tượng táo bón ở trẻ em xảy ra ngày càng nhiều ở độ tuổi từ sơ sinh đến 7 tuổi. Ở thời điểm này, nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ em thường do cách sinh hoạt, chế độ ăn uống, nguồn thực phẩm hàng ngày gây nên. Điều đó cho thấy, bố, mẹ cần phải sát sao, quan tâm nhiều hơn đến trẻ để có thể nắm bắt được tình hình sức khỏe của bé. Làm thế nào để trẻ hết táo bón? Hãy tham khảo các cách dưới đây:

lam-the-nao-de-tre-het-tao-bon
Mẹ băn khoăn không biết làm thế nào để trẻ hết táo bón?

Tập cho bé đi vệ sinh đúng cách, đúng giờ đều đặn

Đây là một trong những yếu tố quan trọng bước đầu để giúp trẻ tránh khỏi tình trạng táo bón. Bởi ở giai đoạn phát triển trẻ thường rất ham chơi, nhịn đi vệ sinh gây nên thói quen xấu cho bản thân. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến cơ chế hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Do đó, mẹ cần tập cho bé đi vệ sinh đúng giờ, đều đặn để phân không bị ứ đọng lâu ngày.

Bên cạnh đó, bố, mẹ nên tập cho trẻ vệ sinh đúng cách trong việc sử dụng bô hoặc bồn cầu. Do nhiều bé thay đổi môi trường sống từ nơi ở sang lớp học sẽ phải dùng toilet, nên bé nín nhịn đi đại tiện. Vậy nên, trước khi bé bắt đầu đi học, bố, mẹ hãy dạy bé cách sử dụng toilet cũng như cách đi vệ sinh đúng để trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường.

Cho bé uống nhiều nước và hạn chế sử dụng sữa bò

Mẹ nên cho bé uống nước nước thường xuyên mỗi ngày, có thể nhắc nhở bé để trẻ tránh trường hợp quên cơn khát và gây thiếu nước trầm trọng cho cơ thể. Việc này ảnh hưởng lớn đến chu trình làm việc của ruột già và ruột non sẽ dẫn đến tình trạng táo bón.

Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé uống nước lọc, nước ấm, tránh những loại nước có gas. Bởi các loại nước này chỉ làm cho tình trạng táo bón ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế các loại sữa bò ở thời điểm này. Bởi đường ruột của bé có thể không hấp thụ được lacoste nên dẫn đến tình trạng táo bón. 

lam-the-nao-de-tre-het-tao-bon-6
Mẹ nên áp dụng cách hết bị táo bón cho trẻ

Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột

Táo bón ở trẻ em có thể xuất phát từ việc hệ tiêu hóa của trẻ bị mất cân bằng vi sinh. Lúc này, hại khuẩn có nhiều hơn lợi khuẩn sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả trong việc hấp thụ các dưỡng chất. Vậy nên, mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn từ những nguồn khác nhau như sử dụng men vi sinh, sữa chua,…

Massage bụng và cho bé hoạt động mỗi ngày

Mẹ hãy học cách massage bụng cho bé mỗi ngày để cải thiện được hoạt động của nhu động ruột. Nhu động ruột hoạt động trơn tru sẽ giúp bé đi đại tiện dễ dàng. Mẹ hãy thực hiện massage theo hình chữ U ngược trên bụng bé từ 5p – 7p và 2 – 3 lần mỗi ngày mẹ nhé!

Đồng thời, hãy cho bé hoạt động nhiều hơn, chơi các trò chơi thể thao, vận động chân tay. Lúc này, hệ tiêu hóa được chuyển động khiến cho cơ thể năng động, tránh táo bón.

Đưa bé đi khám bác sĩ

Nếu tình trạng táo bón kéo dài, xuất hiện liên tục và lặp đi lặp lại không rõ nguyên nhân thì mẹ cần cho bé khám tại các cơ sở uy tín để có được lời khuyên và phác đồ điều trị dứt điểm. Bởi khi tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng sẽ gây nên cảm giác chán ăn, còi cọc, nặng hơn là hiện tượng nôn, sốt, đau bụng dữ dội.

lam-the-nao-de-tre-het-tao-bon-1
Mẹ hãy tham khảo các cách hết bị táo bón cho trẻ

>>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ sơ sinh 5 ngày chưa đi ngoài có nguy hiểm không?

Bé ăn gì để hết táo bón?

Bên cạnh các phương pháp trên, mẹ cần phải chú ý nhiều hơn đến thực phẩm dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Bởi ở giai đoạn này, trẻ sẽ không tự ý thức được mình nên ăn gì để tốt cho hệ tiêu hóa. Vậy nên, mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm giúp bé hết táo bón dưới đây:

  • Bổ sung các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ như rau khoai lang, súp lơ,…
  • Cho trẻ ăn các loại hoa quả như mận khô, cam, xoài,….
  • Có thể cho trẻ ăn thêm các loại củ như củ khoai lang, củ cải trong các bữa ăn phụ.
  • Nên sử dụng thêm các loại sữa chua lên men tự nhiên.
lam-the-nao-de-tre-het-tao-bon-2
Mẹ đã biết cho trẻ ăn gì để hết táo bón hay chưa?

Qua đây, mẹ đã biết được cách làm thế nào để trẻ hết táo bón. Mẹ hãy thực hiện các cách trên, bởi chúng rất đơn giản, dễ thực hiện, tránh trường hợp bệnh táo bón của trẻ trở nặng, tái phát nhiều lần Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo các thông tin nuôi, dạy trẻ bổ ích hoặc mua sắm các sản phẩm dinh dưỡng, chăm sóc bé tại Kids Plaza mẹ nhé!

Xem thêm:

>>> Bật mí cho mẹ cách dùng nước rau diếp cá trị táo bón cho trẻ hiệu quả

>>> Top 10 những thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ táo bón

Bật mí cho mẹ cách dùng nước rau diếp cá trị táo bón cho trẻ hiệu quả

Trẻ bị táo bón khiến con khó chịu, gia đình lo lắng. Bài viết này sẽ bật mí cho mẹ cách dùng nước rau diếp cá trị táo bón cho trẻ hiệu quả. Để đạt được hiệu quả phải sử dụng diếp cá theo phương thức nào? Cần lưu ý điều gì? Hãy tìm hiểu trước khi áp dụng cho con nhé!

Uống nước rau diếp cá trị táo bón đúng hay sai?

nuoc-rau-diep-ca-tri-tao-bon-1
Rau diếp cá tươi sẽ có mùi tanh khó uống

Uống nước diếp cá trị táo bón là cách thức dân gian được các mẹ, các cô ngày xưa sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, đối với các mẹ trẻ, nhất là những mẹ ở thành thị thì cách thức này khá mới lạ, do đó nhiều mẹ không dám áp dụng cho trẻ. Vậy uống rau diếp cá trị táo bón đúng hay sai?

Thực chất táo bón uống nước rau diếp cá là bài thuốc mà Đông y và Nam dược đều đã chứng minh được công dụng thực sự của thuốc. Bởi vì, diếp cá có vị chua thanh mát, mang tính bình, có khả năng thanh nhiệt, sát khuẩn, giải độc và tiêu viêm. Loại rau này có thể được sử dụng điều trị một số căn bệnh hiệu quả như: chống lão hóa, tiêu viên, giảm sốt, mụn nhọt, táo bón…

Cũng theo nghiên cứu khoa học, rau diếp cá chứa hàm lượng xơ lớn. Đặc biệt, chất xơ có trong diếp cá hỗ trợ làm mềm phân có khả năng hạn chế, điều trị và ngăn ngừa tình trạng táo bón rất tốt. Bên cạnh đó, rau diếp cá vốn mang tính lành nên rất an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Gợi ý trẻ bị táo bón nên ăn gì?

Cách uống rau diếp cá trị táo bón ở trẻ

Có thể sử dụng rau diếp cá ở nhiều dạng để trị táo bón như nhai sống, ăn kèm cơm, giã lấy nước uống… Tuy nhiên, đối với trẻ em, mẹ chỉ nên sử dụng cách uống lá diếp cá trị táo bón. Dùng được cho trẻ trên 1 tuổi. Có hai cách như sau:

Sử dụng lá diếp cá tươi

nuoc-rau-diep-ca-tri-tao-bon-2
Rau diếp cá tươi sẽ có mùi tanh khó uống

Hái một nắm diếp cá tươi rửa sạch rồi ngâm trong nước muối pha loãng (Lưu ý: nên sử dụng lá diếp cá nhà trồng hoặc biết rõ nguồn gốc sẽ tốt hơn). Vớt rau diếp cá ra để ráo. Dùng cối sạch để giã hoặc xay trong máy sinh tố. Tiếp đến, dùng khăn xô sạch vắt lấy phần nước và cho trẻ uống.

Sử dụng lá diếp cá khô

nuoc-rau-diep-ca-tri-tao-bon-3
Uống rau diếp cá trị táo bón

Diếp cá ở nước ta rất phổ biến, chỉ cầm một chút đất, chịu khó trồng và tưới nước là có rau sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, vì nguyên nhân nào đó mà mẹ không thể tìm được lá diếp cá tươi để dùng thì có thể sử dụng lá diếp cá khô điều trị táo bón ở trẻ. Lá diếp cá khô có ưu điểm là ít tanh và dễ uống hơn lá diếp cá tươi. Cách làm như sau:

Sử dụng rau diếp cá khô rõ nguồn gốc, bảo quản kỹ càng. Lấy một nắm nhỏ, rửa lại với nước cho bớt bụi bẩn rồi cho vào nồi, thêm nước, đun sôi, tắt bếp. Đợi nước diếp cá nguội hoặc còn ấm thì chắt cho bé uống hàng ngày cho đến khi dứt hẳn triệu chứng táo bón.

Trên đây là cách dùng nước rau diếp cá trị táo bón. Ngoài cách thức dân gian này, mẹ có thể sử dụng các loại sữa mát để phòng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ. Mặt khác, mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều cách thức trị táo bón hiệu quả và các sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ tại website của Kids Plaza. Chúc con vui khỏe, mẹ nhàn.

Xem thêm:

>>> Men Biogaia có trị táo bón không? Có trị tiêu chảy cho bé không?

>>> Top 10 những thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ táo bón

Trẻ sơ sinh 5 ngày chưa đi ngoài có nguy hiểm không?

Bé 5 ngày chưa đi ngoài chắc hẳn sẽ khiến rất nhiều mẹ lo lắng không biết có nguy hiểm không và nên làm gì khi con gặp phải triệu chứng như vậy. Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin cần thiết để giúp mẹ bình tĩnh xử trí triệu chứng trẻ sơ sinh 5 ngày chưa đi ngoài.

Trẻ sơ sinh 5 ngày chưa đi ngoài có nguy hiểm không?

tre-so-sinh-5-ngay-tuoi-chua-di-ngoai-1
Trẻ sơ sinh 5 ngày chưa đi ngoài có nguy hiểm không?

Thông thường bé 5 ngày tuổi đi ngoài ngày mấy lần? Trẻ sơ sinh thường đi ị sau mỗi lần bú sữa, trung bình khoảng 6 lần/ngày. Ở vài tuần đầu sau khi sinh, ruột bé của bé đang dần hoàn thiện. Và khi ruột của trẻ trở nên tốt hơn trong việc tiêu hóa thức ăn, thời gian giữa các lần đi tiêu sẽ dài hơn.

Đối với trẻ sơ sinh từ 8 tuần tuổi trở lên có thể 4 hoặc 5 ngày mà không đi ị đồng nghĩa với việc trẻ bị táo bón.

Đối với trẻ sơ sinh bú sữa công thức và trẻ sơ sinh đã bắt đầu ăn dặm thường bị táo bón. Bởi vì hệ tiêu hóa còn chưa phát triển nên trẻ có thể bị ảnh hưởng do những thành phần có trong sữa công thức và các sản phẩm làm từ sữa bò khi mẹ cho bé uống. Chính vì vậy, trẻ sẽ đi ngoài ít hơn hơn.

Như vậy, việc bé 5 ngày chưa đi ị nghĩa là đang bị táo bón. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị để bé ngoan hơn và phát triển tốt hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Lời khuyên đối với một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh 5 ngày chưa đi ngoài

Bé 5 ngày chưa đi ngoài nhưng vẫn khỏe mạnh thì mẹ không nên quá lo lắng. Còn nếu trường hợp bé 5 ngày chưa đi ngoài kèm theo các dấu hiệu như: bé bị đau bụng, phân lẫn máu… mẹ nên đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt để thăm khám và điều trị kịp thời.

tre-so-sinh-5-ngay-tuoi-chua-di-ngoai
Mẹ hãy cho bé đi khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe và yên tâm

Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống trong thời gian cho con bú như: có bé uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ như rau xanh, ăn hoa quả như đu đủ, chuối, sữa chua. Không cho bé ăn những đồ ăn cay, nóng…
  • Mẹ có thể mát xa bụng nhẹ nhàng cho trẻ giúp kích thích nhu động ruột, phân di chuyển dễ dàng để trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn…
tre-so-sinh-5-ngay-tuoi-chua-di-ngoai-4
Mẹ hãy mát xa bụng nhẹ nhàng cho bé

Trong quá trình chăm sóc trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có rất nhiều vấn đề về sức khỏe, thường trẻ sơ sinh 5 ngày chưa đi ngoài rất hay gặp phải, vì vậy mẹ cần theo dõi thật kĩ càng và bình tĩnh để xử lý đúng các trường hợp xảy ra với con. Nếu mẹ cần tìm mua các sản phẩm dinh dưỡng, an toàn để chăm sóc bé, có thể tìm đến địa chỉ uy tín như hệ thống các cửa hàng KidsPlaza nhé.

Xem thêm:

>>> Có nên dùng Biogaia cho trẻ sơ sinh hay bị táo bón không?

>>> Cách chữa táo bón ở trẻ em mẹ cần nắm được

Các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa và cách phòng tránh

Khí hậu chuyển mùa, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến một số bệnh lý ở trẻ em. Trong bài viết này chúng tôi sẽ liệt kê ra một số bệnh thường gặp ở trẻ em khi giao mùa và các biện pháp phòng tránh, điều trị hiệu quả để ba mẹ yên tâm bảo vệ bé trong điều kiện thời tiết thay đổi.

Tại sao bé hay bị ốm khi thời tiết chuyển mùa?

Khi giao mùa, đặc biệt là từ mùa thu sang đông, thời tiết thường có mưa, độ ẩm và nhiệt độ cũng thay đổi nhiều và lên xuống thất thường. Chính vì độ ẩm trong không khí cao đã tạo điều kiện cho các loại vi-rút, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, sinh sôi nhiều và lây lan nhiều trong không khí.

Vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công những ai có sức đề kháng thấp, hệ miễn dịch yếu. Do đó trẻ em là đối tượng có khả năng cao nhất mắc các bệnh lý do virus, vi khuẩn gây nên trong điều kiện thời tiết giao mùa.

Bên cạnh đó sự xâm nhập và tấn công của tổ hợp tác nhân gây bệnh khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và một số bệnh nguy hiểm khác.

cac-benh-thuong-gap-o-tre-em-khi-giao-mua
Các bệnh trẻ thường mắc khi giao mùa

5 bệnh lý trẻ em thường mắc phải khi thay đổi thời tiết

Trong giai đoạn giao mùa, có rất nhiều bệnh do virus gây nên tuy nhiên có 10 bệnh lý phổ biến mà trẻ em dễ mắc phải dưới đây:

1. Bệnh sốt xuất huyết

Trong thời điểm giao mùa, bệnh sốt xuất huyết là bệnh dịch phổ biến và dễ mắc nhất kể cả người lớn hay trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng hoặc nặng quá là tử vong.

Dấu hiệu để nhận biết khi ai đó mắc sốt xuất huyết đó là cơn sốt kéo dài ngày, có lúc sốt cao lên 40 độ C. Bên cạnh đó còn gặp phải các triệu chứng khác như đau đầu, nổi phát ban có thể thêm một số triệu chứng khác như mỏi tay chân, đau bụng, buồn nôn.

Khi trẻ mắc phải sốt xuất huyết mẹ nên cho bé đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và có phương pháp điều trị tốt nhất. Tuy nhiên trong thời điểm dịch bệnh như thế này trước khi đi làm mẹ cần liên hệ với bên thăm khám để được đặt lịch hợp lý và đảm bảo an toàn.

Phòng ngừa: Hiện nay chưa có vắc xin phòng sốt xuất huyết. Bệnh chỉ xuất hiện trong điều kiện thời tiết giao mùa, do đó để phòng ngừa sốt xuất huyết ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, ba mẹ tăng cường cách diệt muỗi, bọ ngựa, loăng quăng. Thường xuyên mặc quần áo dài trong mùa này cho bé, bôi kem xua muỗi đồng thời kết hợp các biện pháp khác.

Sốt xuất huyết thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn chuyển mùa

2. Bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng do thay đổi thời tiết có thể xuất hiện ở bất cứ ai kể cả người lớn. Tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm da dị ứng nhất vì da trẻ em mỏng, nhạy cảm, dễ bị tác động. Bệnh viêm da, dị ứng thời tiết có thể chấm dứt đến khi trẻ được 5 tuổi tuy nhiên một số ít trường hợp vẫn kéo dài đến khi trưởng thành.

Dấu hiệu nhận biết khi bé bị viêm da do thời tiết đó là xuất hiện các nốt đỏ trên da, ngứa ngáy, ho sốt và chán ăn.

Khi thấy bé nổi dị ứng vào giai đoạn này, bố mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để điều trị và thăm khám.Người lớn chủ động phòng ngừa viêm da dị ứng cho bé bằng cách vệ sinh nhà cửa, chăn gối, đồ chơi của bé, che chắc cẩn thận cho bé khi đi ra ngoài.

cac-benh-thuong-gap-o-tre-khi-giao-mua
Bệnh viêm da dị ứng khi chuyển mùa ở trẻ

3. Bệnh sởi

Sởi cũng là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em khi giao mùa. Biểu hiện của bệnh sởi đó là trẻ bị sốt, sổ mũi, ho khan, nổi phát ban. Khi mắc bệnh sởi mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não.

Phương pháp điều trị trong trường hợp bé mắc bệnh sởi đó là mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ, độ ẩm và nhiệt độ an toàn. Bên cạnh đó mẹ cũng để ý đến việc vệ sinh tai, mũi, họng cho bé thường xuyên.

Bệnh sởi ở trẻ em

4. Bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản là một trong những căn bệnh nguy hiểm thường xuất hiện ở trẻ em mà bố mẹ cần chú ý. Trẻ em khi mắc viêm não Nhật Bản thường không dễ phát hiện ra triệu chứng trong thời gian ủ bệnh. Đến lúc bệnh khởi phát thì trẻ sẽ sốt cao từ 38-40 độ C. Bên cạnh đó bé còn xuất hiện các triệu chứng khác như đau đầu, đau bụng, rối loạn nhãn cầu.

Phương pháp điều trị khi bé mắc phải viêm não Nhật Bản đó là khi bé có dấu hiệu sốt cao cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Để phòng ngừa viêm não Nhật Bản cho bé, bố mẹ đưa trẻ đi tiêm vắc xin đúng lịch, vệ sinh sạch sẽ chỗ ở, môi trường xung quanh, không để nước lâu ngày trong chum, vại.,,

Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em

5. Cảm cúm 

Thời điểm thời tiết giao mùa được xem là thời điểm “lý tưởng” để các loại vi rút gây bệnh sinh sôi, phát triển. Chính vì vậy bệnh cảm cúm cũng được xem là bệnh thường gặp ở trẻ em khi giao mùa mà bố mẹ cần lưu ý đến.

Biểu hiện của bé khi bị cảm cúm đó là có thể nóng sốt, đau mỏi cơ bắp, chóng mặt, mệt mỏi…

Cách điều trị khi bé bị cảm cúm đó là thực hiện theo chỉ định của bác sỹ, kết hợp cho bé nghỉ ngơi phù hợp, uống nước thường xuyên.

Phải làm gì khi bé mắc bệnh trong thời tiết giao mùa ?

Ngoài dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé bất cứ lúc nào thì ba mẹ cũng nên có những biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh cho bé cách an toàn nhất.

Trong giai đoạn thời tiết giao mùa như thế này mẹ cần bổ sung cho bé các nguồn thực phẩm tăng sức đề kháng để tạo cho bé hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nguồn thực phẩm đảm bảo sức khỏe cho bé được tốt nhất không thể không kể đến rau củ, cá, trứng, sữa bột, các loại ngũ cốc.

Các căn bệnh hay xuất hiện trong thời điểm giao mùa rất dễ tấn công đến sức khỏe của bé. Ba mẹ nên phòng bệnh hơn chữa bệnh để đảm bảo sức khỏe của bé được đảm bảo an toàn. Hy vọng các chia sẻ trên đây sẽ giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm nhận biết về các bệnh chuyển mùa và có biện pháp chăm sóc bé tốt nhất.

Bài viết liên quan

>>> Lời khuyên đối với một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ 

>>> Con số đáng báo động về chứng bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ

Liên Hệ

902,855Thành viênThích
37Người theo dõiTheo dõi
17,800Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -