Trong nhiều gia đình Việt Nam, những câu chuyện quát mắng, đòn roi với con dường như xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, cách này nhiều khi phản tác dụng. Chính vì thế, tại sao chúng ta không làm quen với những cách nuôi dạy con kỷ luật không nước mắt?

Phương pháp nuôi dạy con kỷ luật không nước mắt là gì?

Với mong muốn truyền tải thông điệp đến các bậc cha mẹ ” Con luôn luôn tốt chỉ có hành động xấu”, phương pháp nuôi dạy con kỷ luật không nước mắt đã được đưa ra. Như là một gợi ý cho nhiều bậc phụ huynh về cách dạy con mà không cần dùng đến bạo lực hay những lời trách mắng nặng lời.

Kỷ luật không nước mắt bao gồm các quy tắc rõ ràng về thưởng, phạt, nghệ thuật khen con, chê con khi con mắc lỗi và những quy tắc ứng xử giữa cha mẹ với trẻ… Là một phương pháp đơn giản mà các bậc phụ huynh nên áp dụng thường xuyên, hướng tới một lối sống không bạo lực với con.

Phương pháp nuôi dạy con kỷ luật không nước mắt là gì?

Kỷ luật không nước mắt là cách giáo dục con cái bao gồm việc không bạo lực về thể xác, tinh thần của trẻ nhưng không có nghĩa là cha mẹ phải chiều chuộng trẻ mà là rèn luyện các tính cách của trẻ trong giới hạn và sự kiên trì bền bỉ.

Trong cơ thể con người có một loại hooc môn có tên cortisol, được tiết ra mỗi lần trẻ sợ hãi, thiếu tự tin khi cha mẹ thường xuyên ép buộc con phải làm thế này, thế kia. Loại hooc môn này khiến trẻ chậm phát triển, tim nhỏ hơn bình thường và não thường kém thông minh hơn so với những đứa trẻ khác…

Đơn cử là ở việc ăn cơm của trẻ, nếu cứ ép con phải ăn cơm trong khi con không muốn sẽ khiến trẻ ăn với chất cortisol nêu trên, gây ra tình trạng chán chường, mệt mỏi… Và nếu lúc này bố mẹ giải quyết vấn đề bằng bạo lực thì tiềm thức của trẻ cũng sẽ được hình thành thói quen và sở thích dùng bạo lực như vậy.

Phương pháp nuôi dạy con kỷ luật không nước mắt như thế nào?

Trong phương pháp nuôi dạy con kỷ luật không nước mắt, các quy tắc thưởng phạt cần phải dựa vào sự thống nhất của cả nhà và có sự thông báo trước rõ ràng. Hơn nữa, các lỗi trẻ mới mắc phải thì không nên phạt trẻ mà chỉ phạt những lỗi diễn ra thường xuyên, lặp lại.

Phạt trẻ một cách khoa học

Mỗi lần con phạm tội, cha mẹ hãy bình tĩnh không được đánh mắng con, vì điều này sẽ khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực. Điều cha mẹ cần làm là phải phân tích, giải thích để trẻ nhận ra đúng, sai, từ đó điều chỉnh hành vi mà không cần nhận sự trừng phạt.

Hãy biến “Không” thành “Có”

Khi bé nhất quyết không chịu dọn dẹp đồ chơi, mẹ đừng cáu giận mà trước hết hãy đồng ý với bé; sau đó mẹ đợi một vài phút rồi hỏi con lại: Con dọn đồ chơi đi nhé? Nếu bé con vẫn từ chối, mẹ hãy thử thách bé tìm một món đồ chơi mà bé thích nhất. Nếu ngay lập tức con không thể tìm ra món đồ chơi ấy, lúc này mẹ hãy khuyến khích bé dọn dẹp đồ chơi vì như thế con có thể tìm ra thứ con muốn. Khi con dọn, mẹ có thể dọn phụ con để con có niềm vui; đồng thời liên tục động viên con và giải thích cho con hiểu: dọn đồ chơi không phải là một việc nặng nhọc, đó là một việc tốt.

Lời khen

Đừng kiệm lời khen, hãy dành cho con thật nhiều lời khen khi bé làm được việc tốt. Cùng với những lời khen mẹ có thể cho bé thật nhiều cái ôm, cái thơm và dùng những lời nói tán thưởng thực tế để giúp bé tiếp tục làm những việc tốt sau này.

Lắng nghe con

Một trong những phương pháp kỷ luật không nước mắt mà cha mẹ cần phải lưu ý chính là lắng nghe con. Hãy dành thời gian lắng nghe những chia sẻ về cảm giác của con và không nên để những chuyện tiêu cực làm gián đoạn đến khoảng thời gian quan trọng này. Sau khi lắng nghe, cha mẹ cần đưa ra lời khuyên hữu ích cho những chia sẻ của trẻ.

Dạy con tính tự giác

Nếu muốn dạy trẻ tính tự giác, phụ huynh cần phải sử dụng phương pháp phù hợp, để trẻ có thể hình dung một cách đơn giản nhất. Cha mẹ nên áp dụng những trò chơi vui vẻ lồng ghép vào các hoạt động thường ngày. Từ đó, trẻ có thể nhìn nhận và hành động một cách nghiêm túc.

Ngoài ra, cha mẹ có thể nhờ bé làm các công việc nhà đơn giản, vừa làm vừa hướng dẫn con. Bên cạnh đó, phụ huynh cần kiên nhẫn trong việc dạy trẻ. Những hành động này cần được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và không nên thay đổi nhiều để trẻ hình thành thói quen tự giác.

Dành thời gian cho con tự suy xét

Mỗi khi con có cách cư xử không tốt, thay vì la mắng con thì hãy cho con một khoảng thời gian, để con tự suy nghĩ về hành vi của mình trong một nơi riêng tư, không bị phân tâm.

Hãy để cho con một khoảng thời gian để con tự suy xét

Trong trường hợp cả cha mẹ và con đều đã tham gia vào cuộc cãi vã thì cha mẹ và con cùng tự dành cho mình thời gian để suy nghĩ. Kỷ luật không nước mắt bằng cách này sẽ giúp trẻ nhận ra rằng, ngay cả khi cha mẹ phạm lỗi thì cũng không nên bào chữa cho việc làm sai trái bằng những lý lẽ không thuyết phục.

Để con tự tìm tòi ra giải pháp

Nếu như bé con tức giận hoặc khó chịu về một điều gì đó, mẹ hãy hứa cho bé một không gian riêng tư để bé tự tìm ra cách giải quyết cho những khó khăn. Khi bé đề nghị: con sẽ dọn phòng nếu mẹ cho con xem TV thêm 1 giờ, thì mẹ hãy đồng ý. Nhưng nếu những thứ bé thương lượng ở mức thái quá như con phải có đồ chơi mới mỗi lần con chịu dọn phòng thì mẹ nên thương lượng thẳng thắn với bé.

Khiến bé phân tâm

Thay vì bố mẹ cứ mãi nói “Dừng lại ngay” hay “không được”, hãy làm bé con của bạn phân tâm thử xem sao. Nếu như “siêu quậy” cứ thích ném đồ chơi bừa bãi ra sàn, mẹ hãy hỏi bé có muốn chơi ném bóng với mẹ không? Nếu bé thích vẽ lên tường nhà, mẹ hãy khuyến khích bé bằng cách: “Bức vẽ của con trông sẽ đẹp hơn nhiều đấy nếu con vẽ lên giấy”.

Hãy làm mọi thứ trở nên dễ dàng

Các bậc phụ huynh nên tránh đặt con trẻ vào những tình huống có thể khiến con trở nên tức giận. Ví như con thường nằng nặc mua đồ chơi mới, bố mẹ nên tránh đưa bé đến các cửa hàng đồ chơi, trừ phi các bạn đến để mua đồ chơi cho bé thật. Cũng không nên đưa trẻ ra các sân chơi có nhiều bé khác đang chơi nếu như bé nhà mình chưa học được cách chia sẻ với các bạn.

Trên đây là chia sẻ những cách kỷ luật không nước mắt vô cùng hiệu quả dành cho các bậc phụ huynh. Nuôi dạy con là một quá trình dài, đòi hỏi cha mẹ phải thật sự kiên nhẫn và có phương pháp giáo dục phù hợp để trẻ không có những phản ứng tiêu cực, đồng thời trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ.

Xem thêm>>