Theo thông tin cập nhật gần đây gần như trên cả nước ngày nào cũng có ít nhất 1 ca tử vong vì dịch sốt xuất huyết, ngày 28/10/2019 tại Tiền Giang có 3 ca tử vong, hiện tại ở bệnh viện Nhi Trung ương 1 ngày đang tiếp nhận trên 50 ca bệnh điều trị sốt xuất huyết trong đó có những ca khá nặng. Hiện tại trên cả nước có hàng trăm ngàn ổ dịch đang được bùng phát, cao nhất là Đồng bằng sông Cửu Long.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ không còn mới lạ đối với mọi người nhưng tại sao năm nào dịch cũng bùng phát và có người tử vong. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến với mọi người những kiến thức cơ bản để cho mọi người nắm được cách phòng tránh, xử lý sao cho đúng để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

=>> Xem thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ và cách điều trị tại nhà

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh do Virus dengue gây nên và chưa có vắc xin phòng chống cũng như thuốc chữa trị đặc hiệu, đa phần bệnh tự khỏi và không dùng kháng sinh, lưu ý sau khi mắc bệnh rồi thì những lần vẫn có nguy cơ mắc lại bệnh tiếp và nặng hơn lần đầu.

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nguyên nhân và những lưu ý dành cho cha mẹ

Những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

  •  Trẻ đột ngột sốt cao liên tục khó hạ dù có dùng thuốc hạ sốt và không kèm theo triệu trứng gì khác.
  • Da của em đỏ rực lên, bé lớn hơn than đau 2 bên thái dương, đau hốc mắt, đau bắp chân…
  • Đau bụng, đi phân lỏng…

Bệnh sốt xuất huyết không có ho sổ mũi tuy nhiên nhiều trẻ có kèm ho sổ mũi liên miên, đôi khi có trường hợp vừa sốt xuất huyết vừa bị cảm cúm nhưng ít và dễ bị chẩn đoán nhầm lẫn. Trên thực tế cũng có rất nhiều ca sốt xuất huyết mà chẩn đoán là viêm họng cấp dẫn đến hậu quả đáng tiếc vì vậy các mẹ nên lưu ý cẩn thận.

Diễn biến bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nguyên nhân và những lưu ý dành cho cha mẹ

Giai đoạn bé bị sốt (3 ngày đầu)

Trong 72 giờ đầu tức 3 ngày đầu tiên em bé sốt cao liên tục khó hạ được sốt, bé mệt mỏi do sốt tuy nhiên giai đoạn này chưa có nguy hiểm, cho bé uống hạ sốt và theo dõi các diễn biến tiếp theo của bé. 

Mọi người chỉ được dùng thuốc hạ sốt là prasetamol, hapacol, efferalgan chứ không được dùng ibuprofen (nhiều mẹ không biết do thấy con mình trước đó dùng ibuprofen rất nhạy, hạ sốt nhanh và cứ thế ra hiệu thuốc mua về dùng, dùng sai bệnh vào đúng bệnh sốt xuất huyết sẽ làm bé chảy máu nguy hiểm hơn).

Giai đoạn tới ngày thứ 4

Sang ngày thứ 4 thì bé bớt sốt hoặc hết sốt, 80% số trẻ đến ngày thứ 4 bé sẽ khỏe, ăn, chơi bình thường giống như các sốt siêu vi thông thường, chỉ có 20% số trẻ có các dấu hiệu nặng hơn mặc dù con hết sốt như bé mệt mỏi, ngủ vùi, ăn kém, bỏ ăn… giai đoạn này hết sức thận trọng vì nhiều cha mẹ thấy con hết sốt chủ quan cho con đi học lại, hoặc đi làm việc khác mà không chú ý đến con làm con bị các biến chứng.

Các biến chứng của sốt xuất huyết

  • Sốc do mất nước: nước trong lòng mạch máu thoát ra ngoài.
  • Chảy máu : chảy máu lấm chấm nhỏ li ti dưới da, nhưng ở trẻ nhỏ là rất khó thấy, chảy máu niêm mạc mũi, miệng, nội tạng, đi cầu phân đen hoặc xuất huyết não.
  • Suy đa tạng, suy hô hấp…

Giai đoạn phục hồi

Khi trẻ tươi tỉnh lại sẽ có cảm giác đói, đòi ăn, đi tiểu nhiều, trên da bé phát ban đỏ rực và bé bị ngứa ngáy. Tuy nhiên đây lại là dấu hiệu đáng mừng vì bé đã an toàn.

Những điều mẹ cần lưu ý khi trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nguyên nhân và những lưu ý dành cho cha mẹ

  • Truyền dịch: Trong 3 ngày đầu không nên truyền dịch cho con, cho con uống nước thôi, chỉ truyền dịch giai đoạn giữa của bệnh (vào ngày thứ 4, 5, 6) theo chỉ định và lời khuyên đến từ bác sĩ. Ở giai đoạn phục hồi không truyền dịch, nếu truyền dễ làm trẻ bị  thừa nước.
  • Trong 3 ngày đầu các mẹ chưa cần thiết cho trẻ nhập viện, các mẹ cho bé uống hạ sốt và theo dõi, tái khám mỗi ngày 1 lần, sau 72 giờ đầu nếu thấy trẻ có các dấu hiệu cảnh báo sau thì nhập viện: Em bé li bì, không có chơi, ói mửa rất là nhiều, đau bụng vùng thượng vị, vùng gan nhiều, ấn nhẹ là đau, em bé chảy máu chân răng, chảy máu mũi, ói ra máu, ị phân đen, ra máu. Và 6 tiếng liên tục trẻ không đi tiểu được…
  • Nhập viện bắt buộc với những em bé béo phì, tim bẩm sinh, nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi…
  • Chăm sóc, ăn uống: cũng giống như các trường hợp sốt khác như cho bé ăn lỏng, chia nhỏ nhiều lần trong ngày, có thẻ bổ sung chút đường cho bé…

Những sai lầm của cha mẹ hay mắc phải

  • Đợi con nổi nốt đỏ, bóp tay, bóp chân có nốt nổi không thì mới nghĩ con bị sốt xuất huyết là sai, sau 3 ngày sốt đã có thể khám và xác định bị sốt xuất huyết hay không, nếu đợi con nổi nốt đỏ thì có thể trẻ đã bước vào giai đoạn nặng.
  • Sốt xuất huyết là 1 dạng sốt siêu vi, không có chuyện uống thuốc cái là khỏi ngay, nó sẽ kéo dài dai dẳng, hết tác dụng thuốc là lại sốt.
  • Sử dụng các phương pháp dân gian để hạ sốt cho con.
  • Sử dụng thuốc là lá cây để hạ sốt cho bé nhưng các lá cây thường có chất kháng viêm, mà chất này phải theo độ tuổi, cân nặng để tính liều lượng. Nếu cha mẹ tự ý dùng cho bé sẽ dẫn đến quá liều sẽ gây độc cho gan thận.
  • Sốt xuất huyết sảy ra ở mọi nơi bất cứ chỗ nào, từ thành thị đến nông thôn. Bán kính của muỗi hoạt động 100m2 vì vậy các mẹ cần vệ sinh chỗ ở thật sạch sẽ.
  • Thuốc xịt muỗi, hay dung dịch diệt muỗi mà các đoàn y tế tổ chức phun diệt muỗi các cha mẹ cần hợp tác.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ về sốt xuất huyết ở trẻ em trên đây sẽ giúp ích các mẹ!