Hình thành những thói quen sinh hoạt tốt ngay từ khi còn nhỏ là cách để giúp bé định hình tính cách và nhịp sinh học trong cơ thể, đây cũng là nền tảng cơ bản để bé có thể phát triển tốt trí tuệ và thể lực sau này. Hãy cùng Cungconlonkhon.com tạo ra những thói quen sinh hoạt tốt cho sự phát triển của con nhé!
Tạo thói quen suy nghĩ
Để việc học được hiệu quả, hãy biến học tập thành một thói quen sinh hoạt hàng ngày. Hãy cho trẻ học vào buổi sáng, thời gian còn lại trong ngày dành cho vui chơi thỏa thích, đặc biệt là chơi ngoài trời. Cơ thể người hoạt động tốt nhất vào buổi sáng, học sẽ nhanh vào đầu và mất ít thời gian nhất. Buổi chiều, cơ thể sẽ mệt mỏi, đầu óc kém linh hoạt, thời gian học cho dù dài hơn gấp đôi nhưng hiệu quả sẽ chỉ đạt một nửa.
Hãy xây dựng cho trẻ một thời gian biểu hàng ngày và thực hiện mọi việc đúng kế hoạch. Khi đó trẻ sẽ phát huy được tính tự lập, sẽ không có thái độ phản đối,tự mình sẽ hiểu đến giờ nào làm việc đấy, học và chơi đều như vậy cả. Lưu ý là thời gian biểu của trẻ không phải dựa trên độ phù hợp giờ giấc của cha mẹ, mà phải được tạo dựng dựa trên thói quen sinh hoạt của con.
Điều chỉnh thời gian ngủ
Điều chỉnh thời gian ngủ của trẻ nên cố gắng để có thể dạy sớm vào buổi sáng. Ban ngày cho trẻ ra ngoài chơi hai lần, buổi sáng và buổi chiều, sao cho trẻ có thể vận động tối đa, hít thở đầy đủ oxy, uống nhiều nước. Trước khi đi ngủ, cho trẻ tắm bồn nước ấm (40oC) khoảng 30 phút để cơ thể được thư giãn. Sau khi tắm, hãy uống nước lọc, sẽ giúp ngủ ngon hơn (không uống sữa).
Buổi sáng, cho trẻ dậy tầm 7 giờ là tốt nhất. Một ngày có thể ăn 4 đến 5 bữa, nhưng không cho ăn các đồ ăn vặt.
Khi việc học bị gián đoạn vì ốm phải tìm cách đưa trẻ quay lại dần dần. Trẻ bị ốm, việc học tạm thời ngừng lại, sẽ khiến trẻ mất thói quen học. Sau khi đã khỏi, cũng không nên bắt trẻ quay lại nề nếp cũ ngay lập tức mà phải dần dần. Việc bắt đầu lại cũng không phải theo cách y như cũ, vì sẽ khiến trẻ chán. Hãy cố gắng nghĩ ra phương pháp tiếp cận mới mẻ để trẻ cảm thấy hứng thú. Có thể mua thêm đồ chơi mới, công cụ giáo dục mới. Nhưng nếu trẻ không thích, hãy bắt đầu lại với những đồ quen thuộc. Lặp đi lặp lại cũng giúp trẻ phát triển, vì vậy, hãy lặp đi lặp lại một cách chậm rãi.
Khi việc học của trẻ bị gián đoạn vì ốm
Nếu trẻ bị ốm, việc học tạm thời ngừng lại, trẻ sẽ đánh mất thói quen học. Trẻ vừa khỏi ốm, cha mẹ không nên bắt trẻ quay lại nề nếp cũ ngay lập tức mà phải dần dần. Việc bắt đầu lại cũng không phải theo phương pháp cũ, vì sẽ khiến trẻ chán. Hãy cố gắng nghĩ ra phương pháp tiếp cận mới mẻ để trẻ cảm thấy hứng thú. Có thể mua thêm đồ chơi mới, công cụ giáo dục mới. Nhưng nếu trẻ không thích, hãy bắt đầu lại với những đồ quen thuộc. Lặp đi lặp lại cũng giúp trẻ phát triển, vì vậy, hãy lặp đi lặp lại một cách chậm rãi.
Không nên cho trẻ xem tivi
Tivi làm cho sự hoạt động của não bị ảnh hưởng, rất không tốt. Ánh sáng và âm thanh của tivi khiến cho mạng lưới hoạt động của não đang trong quá trình hình thành trở nên lộn xộn. Với người lớn, do quá trình hình thành này đã kết thúc nên không bị ảnh hưởng. Trẻ dưới 4 tuổi tốt nhất không nên cho xem tivi.
Tác hại của tivi có thể liệt kê như sau:
- Trẻ sẽ không quan tâm đến sách tranh, không thích chữ nghĩa.
- Khả năng suy nghĩ kém, dẫn đến việc khi lớn lên vẫn không thể tự suy nghĩ.
- Hình thành nên thói quen xấu là khi không được xem tivi sẽ cảm thấy khó chịu.
- Sự phát triển của trẻ không bình thường. Khi gặp khó khăn dễ bị trầm cảm.
- Không thích vận động hoạt bát, trở thành đứa trẻ ù lì.
Khi trẻ nhất định đòi xem tivi
Với những trẻ rất thích tivi, khó cấm hoàn toàn thì hãy quy định thời gian xem, ví dụ mỗi ngày 30 phút. Hai mẹ con hãy cùng chọn lấy một chương trình phù hợp với trẻ em. Nếu một ngày xem nhiều hơn 1 tiếng sẽ khiến trẻ không thích học, mất khả năng tư duy.
Bố vẫn được xem bóng chày
Bố có thể xem bóng chày nhưng nếu để con cũng chú tâm vào chương trình đó là không tốt. Thi thoảng chỉ nhìn loáng thoáng thì không sao.
Thử nghiệm đặt một hạt đậu đang nảy mầm trước tivi, mầm cây lớn lên sẽ bị èo uột. Đó là do ảnh hưởng có hại của sóng điện từ. Trẻ con cũng giống như vậy. Lưu ý là luôn phải cách xa tivi trên 3 mét.
Cho trẻ nghe âm thanh thật, không cho nghe nhiều tiếng máy móc
Trẻ mới sinh mà nghe nhiều tiếng máy (tiếng radio, tivi…) sẽ ảnh hưởng đến giác quan, trở nên không có phản ứng với tiếng người, dễ bị trầm cảm. Hãy giảm bớt tiếng máy và nói chuyện với con nhiều hơn.
Video phát triển não trái và ngôn ngữ
Tivi không có sự lặp đi lặp lại, vì thế không giúp ích cho sự phát triển của não trái (não ngôn ngữ). Nhưng video thì có thể lặp đi lặp lại, sẽ có ích cho sự hoạt động của não trái. Muốn dạy trẻ học tiếng Anh, video là công cụ tốt nhất, vừa có hình ảnh để phát triển não phải, vừa có ngôn ngữ để phát triển não trái. Cho trẻ xem mỗi tuần 1 lần là phù hợp. Phải lặp đi lặp lại mới có tác dụng, còn nếu chỉ xem 1 lần thì sẽ không đọng lại được gì.
Chơi game để luyện ngón tay và tư duy
Chơi game cũng có tác dụng luyện ngón tay và tư duy, lại có nhiều cấp độ, thông thường trẻ sẽ không ghét. Mỗi ngày có thể cho trẻ chơi khoảng 30 phút, kèm theo một số điều kiện do cha mẹ quy định.
Tương lai sẽ là thời đại công nghệ, nếu trẻ từ nhỏ được tiếp xúc với những thứ như game, có thể xem là yếu tố thuận lợi. Tuy nhiên, không được chơi quá nhiều. Ngoài game vẫn phải cho trẻ tập sử dụng các đồ như dao, kéo, để ngón tay được linh hoạt.
Chương trình máy tính cho trẻ
Chương trình được xây dựng bởi Học viện Manabukun, là một chương trình rất hữu dụng, về cơ bản, trẻ không thiếu những khả năng ưu việt, vì thế, nếu không đi trước một bước, luôn trong tư thế chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo thì đến 5-7 tuổi, trẻ cũng chỉ như những đứa trẻ bình thường khác. Vì thế, hãy cho trẻ được học lên những kiến thức cao hơn, cố gắng để đến 5-7 tuổi có thể tiếp xúc với kiến thức bậc trung học.
Mẹ xem thêm>> Những gợi ý để trẻ vui vẻ trau dồi kiến thức
Cha mẹ Nhật dạy con trong mối quan hệ cha con và quan hệ với ông bà như thế nào?