Tình trạng biếng ăn hay chán ăn ở trẻ nhỏ là một tình trạng khá là phổ biến ở độ tuổi từ 1 – 6 tuổi. Chình vì vậy mà các mẹ nên chú ý đến vấn đề này để đảm bảo cho trẻ không bị thiếu chất hay suy dinh dưỡng cũng như cần có những cách giúp trẻ hết biếng ăn một cách hiệu quả.
Trẻ biếng ăn thường có những dấu hiệu nào?
- Trẻ ăn ít hơn so với bình thường và có dấu hiệu tăng trưởng kém
- Không có dấu hiệu đói và bé thích chơi hơn ăn
- Chỉ ăn một hai miếng đầu tiên xong thôi, sau đó ngậm thức ăn trong miệng khá lâu mà không chịu nhai hay nuốt.
- Thời gian của mỗi bữa ăn kéo dài lâu hơn so với thường ngày.
Một số nguyên nhân trẻ biếng ăn
Trẻ di ứng và không hấp thụ được thức ăn
Theo thống kê có tới khoảng 8% trẻ biếng ăn, chán ăn sẽ gặp phải tình trạng dị ứng, nôn mửa hay đau dạ dày. Ngoài ra việc không hấp thụ được thực phẩm do hệ tiêu hóa của bé là do có vấn đề với lactose, gluten hay ngô.
Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe
Cũng như người lớn khi gặp vấn đề về sức khỏe cũng sẽ cảm thấy chán ăn thì trẻ nhỏ cũng vậy. Khi trẻ mọc răng, nướu sưng đau khiến việc nhai thức ăn của bé gặp phải khó khăn. Hay khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy cũng được xem là nguyên nhân trẻ chán ăn.
Cha mẹ tạo không khí căng thẳng mỗi bữa ăn
Có nhiều cha mẹ không kiên nhẫn khi cho trẻ ăn nên đôi khi sẽ quát tháo mỗi lúc trẻ không muốn ăn hay ăn chậm. Điều này có thể khiến trẻ sợ hãi, sinh ra chứng biếng ăn.
Bé không thích đồ ăn mà mẹ đã chuẩn bị
Việc cha mẹ thường xuyên chiều chuộng con, cho trẻ ăn đồ ăn chúng yêu thích trong một thời gian dài có thể khiến các bé kén ăn. Để lâu dần, việc này có thể dẫn đến mất cân bằng chất dinh dưỡng do không ăn đủ chất và trẻ sẽ từ chối ăn các thức ăn khác mẹ chuẩn bị mà trẻ không thích. Tuy nhiên, dù được ăn thức ăn yêu thích, trẻ cũng có thể biếng ăn do ăn một món quá nhiều lần khiến trẻ ngán.
Cha mẹ vô tình tạo ra thói quen không tốt cho trẻ khi ăn
Những thói quen nhưng vô tình là nguyên nhân dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ như thời gian bữa ăn kéo dài, cha mẹ mặc cho con ngậm thức ăn lâu hoặc nuốt mà không nhai. Những điều này có thể dẫn tới việc trẻ chỉ muốn ăn thức ăn dạng lỏng, sợ nuốt và không thích ăn các loại thức ăn có dạng thô hơn cần phải nhai như: cơm, rau củ quả, thịt, cá…
Những biến chứng khi tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài
- Khoảng 1 trong 3 trẻ mắc chứng chán ăn có số lượng hồng cầu thấp dẫn tới thiếu máu nhẹ. Khoảng một nửa số trẻ em có vấn đề về sức khỏe này có số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu).
- Khi trẻ chán ăn là nguyên dân khiến cơ thể thiếu nước và có thể dẫn đến nước tiểu cô đặc cao ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận.
- Trẻ chán ăn có nguy cơ gãy xương cao hơn. Khi các triệu chứng chán ăn bắt đầu trước khi đạt được sự hình thành xương đỉnh điểm (thường là từ giữa đến cuối tuổi thiếu niên), có nguy cơ cao hơn để giảm mô xương hoặc mất xương. Mật độ xương thường được tìm thấy là thấp ở những bé gái chán ăn. Chúng có thể không nhận đủ canxi trong chế độ ăn uống hoặc không hấp thụ đủ chất này.
- Trẻ chán ăn lâu ngày sẽ dẫn tới tổn thương tim, có thể nhịp tim chậm, nhanh hoặc không đều.
Tổng hợp các cách giúp trẻ hết biếng ăn
Không nên ép buộc bé phải ăn khi bé không muốn
Nếu các mẹ muốn tập cho bé ăn món ăn mới, hãy cho ăn vào bữa sáng. Vì đây được xem là khoảng thời gian các bé có cảm giác đói nhất trong ngày và có thể sẵn sàng ăn thử một món ăn mới. Khi bé đã chịu ăn, bạn có thể chuyển món ăn vào thực đơn dành cho bữa trưa hoặc tối và chế biến món mới khác vào bữa sáng tiếp theo.
Lưu ý: Các mẹ không nên dùng các biện pháp như đe dọa, trừng phạt, la mắng trẻ, thậm chí là đánh sẽ khiến tình trạng biếng ăn của trẻ ngày càng trầm trọng hơn.
Tập cho trẻ thói quen ăn cùng gia đình
Hết trẻ em thích bắt chước hành động của người khác. Vì vậy, bố mẹ hãy ăn uống đúng giờ, là tấm gương tốt cho bé trong việc ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Khi cả gia đình quây quần bên mâm cơm và vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ thành những bữa nhỏ
Khi trẻ biếng ăn các mẹ có thể chia bữa ăn của bé ra thành nhiều phần và cho bé ăn từng chút một vào những khoảng thời gian nhất định để bé quen dần với thức ăn hơn.
Đa dạng thực đơn và trình bày đẹp mắt
Trong mỗi bữa ăn nên có ít nhất một món ăn mà bé thích điều này có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ. Ngoài ra các mẹ nên để con tự lựa chọn món con thích ăn miễn sao món ăn không gây hại cho trẻ là được.
Không cho trẻ uống nước, sữa quá nhiều trước và trong khi ăn
Việc trẻ uống quá nhiều trước và trong khi ăn sẽ khiến trẻ có cảm giác no không còn hứng thú với đồ ăn nữa.
=>> Xem thêm: Tổng hợp những món cháo ăn dặm giúp bé tăng cân