Các thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé thường dễ làm và ít cầu kì hơn so với ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Tuy nhiên để đảm bảo bé hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển một cách tốt nhất thì các mẹ nên chú ý đến việc định lượng khẩu phần ăn cho bé một cách khoa học và hợp lý. Hãy cùng Cungconlonkhon tham khảo những thông tin dưới đây:
- Chia sẻ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống
- Các cách nấu cháo ăn dặm truyền thống giàu dinh dưỡng cho bé (Phần 1)
Bảng định lượng thực phẩm ăn dặm truyền thống cho bé
ĐỊNH LƯỢNG THỰC PHẨM TRONG BỮA ĂN THEO ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG | ||||
Thực phẩm
|
Lượng thực phẩm (g/ngày) | |||
Cháo mịn – Bột 6 – 7 tháng | Cháo vỡ 7 – 9 tháng | Cháo thô 9 – 11 tháng | Cơm nát Sau 11 tháng | |
Cháo | 10ml – 1/2 bát 250ml/bữa | 1/2 bát 250ml/bữa | 1/2 – 3/4 bát 250ml/bữa | 3/4 – 1 bát 250ml/bữa |
Thịt. cá, tôm, trứng | 30 | 60 – 90 | 60 – 90 | 60 – 100 |
Đậu lạc | 5 – 10 | 10 | 10 – 20 | 20 – 30 |
Rau củ | 10 – 20 | 30 – 50 | 30 – 50 | 30 – 50 |
Dầu mỡ | 10 | 10 – 15 | 15 – 20 | 15 – 20 |
Trái cây | 50 | 100 | 200 | 200 |
Sữa | 600 – 700ml | 500 – 600ml | 500 – 600ml | 400 – 500ml |
Nguồn số liệu | Theo hướng dẫn ăn dặm của Viện Dinh Dưỡng – Bộ Y tế Việt Nam và sách “Sổ tay ăn dặm của mẹ – BS Lê Thị Hải” |
=>> Chú thích:
- Bát 250ml = 1 bát cơm thường
- Định lượng cháo là lượng ăn cho 1 bữa
- Các loại khác là lượng ăn cho 1 ngày, trong 1 ngày trẻ ăn bao nhiêu bữa sẽ chia ra để được định lượng 1 bữa của trẻ
- VD: 6 – 7 tháng ngày ăn 2 bữa thì lượng thịt, cá, tôm, trứng là 30/2 = 15g
- Lượng ăn sẽ tăng dần từ ít đến nhiều tùy theo tháng tuổi
- Lượng thực phẩm là lượng thực phẩm SỐNG SAU SƠ CHẾ (VD: gà bỏ da, tôm lột vỏ,…)
- Nếu dùng thịt, cá, tôm, trứng thì không dùng đậu, lạc và ngược lại vì cùng nhóm đạm.
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé theo từng độ tuổi
Giai đoạn 6 – 7 tháng
Giai đoạn này bé vẫn nên bú mẹ là chính thêm vào đó là 1-2 bữa bột loãng (5%) đặc dần lên và 1 chút nước quả… Cụ thể lượng ăn mỗi ngày như sau:
– Bột gạo: 20g (4 thìa cà phê, mỗi bữa 2 thìa – tương đương 200ml, tức 1 bát ăn cơm)
– Thịt (cá, tôm): 20-30g (2-3 thìa cà phê)
– Rau xanh: 20g
– Dầu mỡ: 1-2 thìa cà phê
– Bú mẹ/ sữa: 600-700ml
Giai đoạn 8 – 9 tháng
Bú mẹ + 2-3 bữa bột đặc (10%) + nước quả, hoa quả nghiền hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem, caramel… Cụ thể lượng ăn mỗi ngày:
– Bột gạo: 40-60g (mỗi bữa 3-4 thìa cà phê)
– Thịt (cá, tôm): 40-50g
– Rau xanh: 40g hoặc hơn
– Dầu mỡ: 5-6 thìa cà phê
– Bú mẹ/ sữa: 500-600ml
Giai đoạn 10 -12 tháng
Bú mẹ + 3-4 bữa bột đặc (12-15%)/ cháo nấu nhừ + hoa quả nghiền hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem caramen… Cụ thể lượng ăn mỗi ngày:
– Bột gạo: 60-80g
– Thịt (cá, tôm): 60-80g
– Rau xanh: 60g hoặc hơn
– Dầu mỡ: 7-8 thìa cà phê
– Bú mẹ/ sữa: 500-600ml
Giai đoạn 1 – 2 tuổi
Bú mẹ + 3-4 bữa cháo/cơm/mì + hoa quả nghiền/ xắt miếng nhỏ hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem, caramen… Cụ thể lượng ăn mỗi ngày:
– Gạo: 100-120g
– Thịt (cá, tôm): 100-200g
– Một tuần có thể ăn 3-4 quả trứng
– Rau xanh: 50-80g – Dầu mỡ: 20-30g
– Hoa quả: 100-150g
– Bú mẹ/ sữa: 400-500ml
Trên đây là những chia sẻ về thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé từ bắt đầu quá trình ăn dặm cho tới 2 tuổi. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với mọi người.