Ăn dặm bé tự chỉ huy gồm có 3 giai đoạn và ở bài viết này Cungconlonkhon sẽ chia sẻ đến với mọi người những đặc điểm của bé trong giai đoạn 3 “Hoàn thiện kỹ năng”. Mọi người hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
Bé ngồi chưa vững
Nếu khi bạn đặt bé ngồi, bé đã có thể ngồi vững trong khoảng 30 giây đến 1 phút, hoặc bé có thể ngồi ếch (kiểu chống 2 tay xuống sàn) được từ 1-2 phút thì tức là bé đã đạt đủ điều kiện ngồi của BLW. Bạn có thể cho bé thử ngồi vào ghế ăn, nếu như bé ngồi mà vẫn bị nghiêng người sang một bên, đầu bé vẫn có dấu hiệu lắc lư khi ngồi ở ghế dù đã được mẹ chèn ở hai bên và sau lưng thì tốt nhất bạn đừng cho bé ăn dặm vội. Nếu bé đã có thể ngồi vững vàng ở trên ghế ăn dù được chèn hay không được chèn thì tức là bé đã đạt đủ điều kiện “ngồi” của BLW.
Bé chưa thể cầm nắm thức ăn
Có một số bé dù đã hội đủ các điều kiện tập ăn BLW, bé biết cầm đồ chơi lên và nhai đồ chơi nhưng khi được ngồi vào ghế ăn, bé lại không biết hoặc không thèm cầm đồ ăn lên bỏ vào miệng mà chỉ cầm chơi chơi ở trên bàn hoặc ném hoặc bóp nát.
Một số nguyên nhân bé chưa thể cầm nắm thức ăn
Nguyên nhân 1: Kích thước món ăn chuẩn bị không phù hợp: có thể mẹ cắt thực phẩm ngắn và bé quá khiến bé khó cầm nắm hoặc miếng thực phẩm quá trơn hoặc miếng thực phẩm quá mềm
Nguyên nhân 2: Mẹ để quá nhiều đồ ăn lên khay ăn hoặc mẹ để cả đĩa đồ ăn lên khay ăn và bé chỉ chọn gặm đĩa. Việc mẹ sử dụng đĩa đặt lên khay khiến con chỉ tập trung vào đồ quen thuộc và dễ gặm là đĩa nhựa. Nếu mẹ để quá nhiều đồ ăn lên khay ăn thì có sẽ bối rối vì không biết nên chọn thanh thức ăn nào để chơi.
Nguyên nhân 3: Bé chưa biết cầm nắm thức ăn. Có thể bé cầm nắm đồ vật rất giỏi nhưng lại chưa biết cách cầm nắm đồ ăn.
Bé ném vứt đồ ăn
Cũng như trường hợp bé không biết cầm nắm thức ăn, ở trường hợp này chúng ta cũng sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé đã đủ điều kiện để tập ăn dặm BLW rồi nhưng vẫn không chịu đưa lên miệng ăn mà chỉ ném, vứt và nghịch đồ ăn.
Một số nguyên nhân bé ném vứt đồ ăn
Nguyên nhân 1: Mẹ để quá nhiều đồ ăn lên khay ăn hoặc mẹ để cả đĩa đồ ăn lên khay ăn và bé chỉ chọn gặm đĩa, vứt thức ăn đi.
Nguyên nhân 2: Mẹ làm thức ăn quá nhừ. Cách khắc phục: Hãy điều chỉnh lại cách luộc/hấp thức ăn của bạn.
Nguyên nhân 3: Bé chưa biết đưa đồ ăn lên miệng. Cách khắc phục: Thực hiện bước 4-5-6-7 của chiến thuật ” hỗ trợ giảm dần”.
Nguyên nhân 4: Bé chưa sẵn sàng.
Bé khóc khi ngồi trên ghế ăn
Bé đã đủ điều kiện tập ăn dặm BLW rồi, thậm chí còn có thể đưa thức ăn lên miệng và nhai được rồi nhưng chỉ ngồi một tí trong ghế ăn là bé lại khóc. Hãy cùng tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cho hành vi này của bé.
Nguyên nhân 1: Bé sợ ghế ăn. Có một số bé nhạy cảm khi được đặt ngồi vào ghế ăn thì cảm giác như bị nhốt vì không gian chật hẹp của ghế ăn và khóc lóc vì sợ. Chính vì vậy mà ngay khi con có đủ các dấu hiệu sẵn sàng, đừng vội vàng cho bé tập BLW ngay mà hãy cho bé ngồi thử vào ghế ăn cùng với một số đồ chơi quen thuộc của bé trước đã. Nếu bé chơi ngoan thì bạn có thể tạp cho bé ăn ngay lập tức.
Nếu bé khóc, hãy bế bé ra và dỗ dành bé. Sau đó hãy cho bé xem ảnh các bạn khác đang ngồi ghế ăn, và nếu được hãy kể một câu chuyện thật vui nhộn liên quan đến việc ngồi ghế ăn.
Nguyên nhân 2: Bé bị mỏi. Có một số ghế ăn có khay ăn hơi cao so với bé, khiến bé ngồi được một lúc thì bị mỏi và khóc để đòi ra. Cách khắc phục: Chèn thêm gối ở lưng và mông của bé.
Nguyên nhân 3: Bé không cầm nắm được đồ ăn hoặc không đưa đồ ăn lên miệng được. Có thể vì bé chưa biết cầm nắm hoặc mẹ chuẩn bị thức ăn quá ngắn hoặc quá mềm khiến bé cầm lên bị gãy hoặc bị nát, bé không biết phải làm sao nên tỏ thái độ bằng cách khóc.
Với những trường hợp như thế này thì mọi người hãy trấn an bé, tìm hiểu rõ nguyên nhân xem do bé chưa biết cầm nắm hay do mẹ chuẩn bị đồ ăn chưa tốt để có cách giải quyết thích hợp.
Nguyên nhân 4: Bé bị đói hay bị mệt vì ngủ không đủ hoặc có vấn đề về sức khỏe. Cách khắc phục: Hãy đảm bảo bé được bú sữa ít nhất 1.5 tiếng trước khi tập BLW. Tuyệt đối không cho bé tập ăn khi bé đói hoặc mệt.
Nguyên nhân 5: Bé chưa sẵn sàng. Cách khắc phục: Hãy quay lại phần 1 và tìm trường hợp thích hợp với những biểu hiện của con bạn nhất.
(Tham khảo: Ăn dặm không phải là cuộc chiến)