Trẻ sơ sinh có làn da cực kỳ nhạy cảm nên rất dễ bị khô da, đặc biệt là vào những ngày mùa đông thời tiết lạnh, hanh khô. Tuy da trẻ sơ sinh bị khô không gây nguy hiểm đến trẻ nhưng nó khiến trẻ cảm thấy khó chịu và không thoải mái.
=>> Trẻ sơ sinh bị vàng da: Nguyên nhân, phương pháp điều trị?
Nguyên nhân da trẻ sơ sinh bị khô?
Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, da của bé được bao phủ bởi chất gây (vernix caseosa) có màu vàng và hơi trơn. Nhưng khi trẻ sinh ra đời, lớp bảo vệ này sẽ dần được gột rửa sạch và bong ra khiến da trẻ sơ sinh bị khô, bong tróc do không có lớp màng bảo vệ.
Vào mùa đông da của trẻ cũng trở nên khô hơn vì thời điểm này nhiệt độ giảm đi và không khí trở nên hanh khô, ít độ ẩm hơn. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh cũng bị khô da vào mùa hè do bé bị mất cân bằng độ ẩm trên da.
Những yếu tố kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ như bột giặt quần áo mà chúng ta sử dụng hàng ngày trong gia đình cũng khiến da bé bị khô.
Một số vùng da trẻ sơ sinh hay bị khô
Vùng da khô trên mặt
Da mặt là vùng da mỏng nhất trên cơ thể nên chỉ cần một tác nhân nhỏ cũng khiến vùng da đó bị tổn thương. Đặc biệt 2 vùng má của bé vào mùa đông rất dễ bị khô và nứt nẻ khiến trẻ cảm thấy ngữa ngáy và khó chịu.
Vùng da khô ở chân
Vùng gót chân của trẻ là nơi mà các mẹ ít chăm sóc nhất chính vì vậy mà thường dễ bị khô, nứt nẻ khi thời tiết lạnh.
Vùng da khô ở lưng
Là bộ phận tiếp xúc với nước nóng nhiều nhất khi mẹ tắm cho bé nên da bé rất dễ bị khô ở lưng. Thời tiết lạnh, mẹ thường tắm nước quá nóng và da lưng bé bị ngâm trong nước lâu khiến da bị mất nhiều độ ẩm, gây khô ráp như da rắn.
Những điều mẹ cần làm khi da trẻ sơ sinh bị khô
Không dùng nước quá nóng để tắm cho bé
Do làn da của trẻ sơ sinh khá mỏng manh và nhạy cảm nên mẹ dùng nước sôi pha với nước ấm để cho bé tắm để tránh làm mất độ ẩm tự nhiên trên da của bé. Lưu ý nữa là các mẹ hạn chế tắm cho bé bằng nước muối vì nó sẽ khiến da của trẻ sơ sinh trở nên khô hơn.
Giảm thời gian tắm
Tắm nhiều là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô da, bởi khi tắm sẽ làm mất đi chất dầu tự nhiên trên da bé. Do đó, đối với trẻ sơ sinh, mẹ chỉ nên tắm từ 2 – 3 lần/ tuần. Những ngày còn lại, mẹ chỉ cần lau mình cho cho bé sạch sẽ là được.
Không sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa mùi thơm
Các sản phẩm dầu gội đầu, dầu massage, khăn giấy chứa mùi thơm cũng là nguyên nhân gây kích ứng đối với làn da của bé.
Sử dụng máy làm ẩm không khí
Mẹ có thể sử dụng máy làm ẩm để giúp không khí trong nhà đỡ khô hơn, giảm bí bách và ngột ngạt. Ngoài ra, nên để cửa sổ hơi hé mở nếu đang dùng máy lạnh để đảm bảo không khí trong phòng có đủ độ ẩm.
Cho trẻ bú đủ
Mẹ nên cho bé bú thường xuyên, liên tục theo nhu cầu của trẻ để cơ thể bé được cung cấp đủ chất lỏng cần thiết, từ đó làn da cũng sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn.
Các loại kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh tốt nhất
Ngoài chăm sóc da cho bé kể trên đây các mẹ có thể tham khảo thêm các dòng kem dưỡng ẩm dưới đây để bảo vệ cho làn da nhạy cảm của bé:
Kem dưỡng ẩm Chicco
Xuất xứ: Itamia
Kem dưỡng này chứa vitamin E và Omega giúp cân bằng độ ẩm cho da và giúp bé thấy dễ chịu. Kem dưỡng thấm nhanh, không nhờn rít và thích hợp sử dụng ở mọi điều kiện thời tiết.
Kem dưỡng ẩm Chuchu Baby
Xuất xứ: Nhật Bản
Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật, không chất bảo quản độc hại an toàn cho làn da của bé. Ngoài ra, sản phẩm còn làm giảm khả năng thoát ẩm, hạn chế da bé bị nứt nẻ, khô ráp.
Kem dưỡng ẩm Bubchen
Xuất xứ: Đức
Kem dưỡng ẩm Bubchen có thành phẩn từ cây cỏ tự nhiên, không khoáng chất, không dầu giúp cung cấp độ ẩm tối đa giúp làn da bé luôn mềm mại, không khô ráp.
Kem dưỡng ẩm Cetaphil
Xuất xứ: Đức
Thêm một dòng kem dưỡng ẩm khác xuất xứ từ Đức cũng rất tốt cho trẻ sơ sinh bị khô da đó là dòng Cetaphil. Loại dưỡng ẩm này không hương liệu, có tính kiềm và độ pH đạt chuẩn.
Với những chia sẻ về giải pháp chăm sóc da trẻ sơ sinh bị khô trên đây hi vọng sẽ hữu ích đối với các mẹ.