Bài viết dưới đây là những chia sẻ của bà mẹ Vi Huyền trong nhóm ” Hội cha mẹ thông thái – Nuôi con giai đoạn cửa sổ vàng” về tư duy trong việc cho con ăn đúng cách. Mọi người hãy cùng tham khảo những thông tin chi tiết dưới đây:
Bản chất việc ăn uống của con trẻ
Nhu cầu sinh tồn đói là sẽ ăn không vội vàng hoặc kỳ vọng quá lớn, do chúng ta vội vàng và kỳ vọng quá lớn nên bắt con ăn rất nhiều so với nhu cầu cơ thể con cần nên sinh ra rất nhiều hệ lụy sau này. Cho nên hãy nhớ việc ăn uống của con là bản năng, con đói con sẽ ăn, cha mẹ không nên quá vội vàng và kỳ vọng vào viện ăn uống của con.
Chia sẻ một số tư duy cho trẻ ăn đúng cách
1. Con trẻ không phải là cái máy ăn
Chúng ta đừng mong muốn con chúng ta ăn bữa nào cũng như bữa nào, bữa nào cũng hết xuất, ngày nào cũng hết định lượng chúng ta học được. Khi sinh ra đứa trẻ biếng ăn là hết sức bình thường, khi con từ 0-18m có 10 tuần biếng ăn, trong 10 tuần biếng ăn rơi vào các tuần khủng hoảng của trẻ, nên việc con ăn ngày nào cũng như ngày nào là không thể. Chính vì ngày nào chúng ta ngày nào cũng mong muốn con ăn bữa nào cũng phải hết nên dẫn đến ép con ăn làm cho con sợ ăn, biếng ăn và coi việc ăn uống là một cực hình. Cho nên con chúng ta có bữa ăn tốt có bữa ăn tốt, việc chúng ta cần là cân bằng dinh dưỡng cho con theo tuần, theo tháng hay biết mức phát triển qua từng giai đoạn của con như thế nào để tỉnh táo hơn trong việc hỗ trợ cho con ăn phù hợp.
Với bất kỳ trường hợp con biếng ăn nào cũng nên tìm hiểu xem nguyên nhân biếng ăn ở đâu, con biếng ăn sinh lý hay do giai đoạn mọc răng để chúng ta tìm cách giải quyết chứ không phải cho con ăn như một cái máy.
2. Quẳng cái cân đi mà sống
Cần biết mức cân nặng của con trong giai đoạn này như thế nào đừng quá áp lực vào cân nặng của con. Khi theo dõi con từ 0-1 tuổi nếu con vẫn tăng cân đều nhưng có tháng chững cân nhưng giai đoạn biểu đồ của con vẫn đi lên, khoảng 1 tuổi con 9kg đến 9,5kg là ổn không vấn đề gì cả. Sẽ có những trường hợp các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ rất bụ bẫm nhưng đến khi ăn dặm 6-12 tháng sẽ lên cân rất ít, bởi cơ thể của con đã đủ cân nặng rồi cơ thể con không cần tăng cân nữa. Cái nguy hiểm khi con ăn sữa cả nhà thấy con tăng cân rất tốt nhưng ăn dặm lại tăng cân chậm vì cơ thể con đã đủ cân nặng rồi nên cả nhà rất lo lắng và cuối cùng cả nhà hò ép cho con ăn, và hậu quả khi con 1 tuổi có nguy cơ béo phì xảy ra.
Trường hợp các bé không lên cân do suy dinh dưỡng hay bệnh lý thì các mẹ cần lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia về dinh dưỡng chứ đừng có áp lực quá nhiều rồi tháng nào cũng mang con đi cân rồi ép con ăn để con có mức cân nặng như mong muốn, như vậy mỗi bữa ăn của con là một cực hình.
3. Đừng sợ con đói hãy mong con đói
Khi chúng ta sợ con đói thì chúng ta sẽ tìm mọi cách để cho con không bị đói tức chúng ta sẽ tìm mọi cách để cho con ăn, chúng ta cố cho con ăn lượng như mong muốn để con không bị đói. Chỉ khi con đói con mới muốn ăn, vì vậy chúng ta nên dãn cữ ăn để bữa chính con ăn được ngon miệng. Các mẹ hãy sắp xếp bữa ăn khoa học để đến bữa chính con được ăn ngon miệng.
4. Học kiến thức đổi tư duy thay tâm thái
Việc có tâm thái tốt trong bữa ăn rất quan trọng, việc chúng ta có tâm thái không tốt sẽ quát đánh mắng con khiến bữa ăn của con rất cực khổ. Khi chúng ta có tâm thái tốt thì lời nói và hành động của chúng ta sẽ khác sẽ nhẹ nhàng hơn sẽ hỗ trợ cho con ăn được tốt nhất. Tuy nhiên tâm thái này chúng ta có được thì chúng ta phải có nền tư duy đúng, khi đó chúng ta sẽ nhẹ nhàng trong việc cho con ăn. Nếu như các mẹ không có kiến thức đúng không có tư duy đúng sẽ có tâm thái không đúng thì bữa ăn của con sẽ như cực hình.
Quy tắc thiết lập chế độ ăn khoa học cho trẻ
1. Thiết lập thời gian biểu ăn uống khoa học, điều độ theo nhu cầu của con
Cha mẹ cần biết được bữa trước con ăn cái gì, khả năng tiêu hóa của thực phẩm đó là bao lâu sau đó chúng ta sẽ sắp xếp thực phẩm bữa sau, bữa sau ăn gì để chúng ta sẽ sắp xếp bữa tiếp. Chứ không phải cứ cách 2 tiếng lại cho con ăn như vậy con không thể ăn được, nên việc thiết lập thời gian biểu của con theo khoa học rất quan trọng.
2. Thiết lập và duy trì quy tắc bàn ăn giúp trẻ ăn ngoan và ngon hơn
Chỉ có cách thiết lập bàn ăn tốt (ví dụ: không ăn rong, không dùng đồ chơi, điện thoại và tivi khi ăn) hay bữa ăn chính cách bữa ăn phụ theo khoa học thì con ăn sẽ tốt hơn và hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết.
3. Bắt buộc tăng dần độ thô lên để trên 1 tuổi trẻ cần ăn được cơm nát cùng gia đình
Hiện nay rất nhiều mẹ không chú ý đến việc tăng độ thô lên cho con dẫn đến việc con ăn lợn cợn là nhè, con không chịu nuốt đồ thô hay thâm chí 3 – 4 tuổi vẫn ăn cháo…
Nếu cha mẹ có thể áp dụng được 3 nguyên tắc trên thì quá trình cho trẻ ăn dặm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chúc các mẹ thành công!
(Nguồn: FB)