Nấm là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt sức khỏe mọi người. Hiện nay có nhiều mẹ muốn bổ sung nấm vào thực đơn cho bé ăn dặm nhưng băn khoăn không biết độ tuổi và cách chế biến nấm cho bé ăn dặm đúng cách. Hãy cùng Cungconlonkhon tham khảo những thông tin dưới đây:
Có nên cho bé ăn nấm hay không?
Đây là thắc mắc chung của nhiều bậc cha mẹ khi có ý định thêm nấm vào thực đơn ăn dặm của bé. Mặc dù nấm không nằm trong danh sách thực phẩm cấm dùng cho bé ăn dặm hay thực phẩm dễ gây dị ứng thế nhưng để đảm bảo an toàn, cha mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn nấm khi bé được 10 – 12 tháng tuổi trở đi. Ngoài ra, trong quá trình chế biến, mọi người cũng nên nấu chín kỹ trước khi cho bé ăn để tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng có trong 78g nấm:
- Calo: 15,4
- Chất đạm: 2,2g
- Chất xơ: 7g
- Kali: 223g
- Phốt pho: 60,2mg
- Axit béo omega-6: 97,3mg
- Đường: 1,2g
Tác dụng của nấm đối với sức khỏe của bé
Nấm là loại thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của bé. Nếu bạn thêm nấm vào chế độ ăn của trẻ, bé sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe sau:
Bổ sung vitamin D
Nấm là thực phẩm duy nhất không có nguồn gốc từ động vật nhưng giàu vitamin D, dưỡng chất mà rất nhiều trẻ nhỏ thường thiếu. Nấm có khả năng chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành vitamin D theo cách giống như da con người thực hiện. Lượng vitamin D này còn không bị thất thoát nhiều sau khi nấu.
Cải thiện sức khỏe gan
Nấm là một trong những thực phẩm có khả năng giải độc gan, giúp bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do các tác nhân gây hại. Chính vì vậy, nấm là thực phẩm rất tốt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì đây là đối tượng rất dễ bị viêm gan B, một căn bệnh có thể gây tổn thương gan.
Giàu sắt
Sắt là dưỡng chất được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu và đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các tế bào máu mới. Nấm rất giàu chất sắt, do đó, nếu bạn thêm nấm vào chế độ ăn sẽ giúp bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nấm có chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc phải các bệnh thông thường như cảm, cúm…
Giàu chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ các gốc tự do được sản xuất thông qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Các gốc tự do này nếu không được trung hòa, chúng có thể gây tổn hại cho các tế bào và DNA.
Tổng hợp các cách chế biến nấm cho bé ăn dặm
Salad nấm, cà chua
Nguyên liệu: Nấm, cà chua thái mỏng, tỏi băm, dầu ô liu, húng quế, rau mùi, nước cốt chanh, chút muối, tiêu, nước dùng.
Cách làm: Xào nấm chín, để nguội, thêm cà chua, cho tỏi, rau mùi, rau húng vào, đảo đều, nêm gia vị, thêm rau mùi, húng.
Súp nấm
Nguyên liệu: Nấm thái mỏng, hành tây thái mỏng, tỏi băm, bơ, bột mì, nước dùng, sữa.
Cách làm: Xào nấm với bơ, hành tây, tỏi băm, bột mì, đảo đều, thêm nước, đun sôi 20 phút, cho kem và gia vị vào, tắt bếp.
Nấm xào
Nguyên liệu: Bơ, dầu ô liu, nấm, nước dùng, tỏi băm, muối, gia vị.
Cách làm: Phi tỏi, xào nấm, 6-8 phút, thêm chút nước, nêm muối, gia vị.
Nấm xào bí đao
Nguyên liệu: Bí đao thái mỏng, nấm hương ngâm nở, rửa, thái mỏng, hành lá, gừng băm, tỏi băm, xì dầu, muối, gia vị, dầu ăn.
Cách làm: Phi gừng, tỏi với dầu ăn, xào nấm, xì dầu, bí đao, nêm gia vị.
Ngoài ra các mẹ có thể tham khảo các cách chế biến nấm cho bé ăn dặm dưới đây:
- Nấm rơm, nấu cháo với thịt gà cho bé từ 9 tháng tuổi trở lên.
- Nấm hương vo tròn với thịt, cho bé ăn cùng cơm, phở, miến, nui, mỳ… Thịt gà (thịt lợn nạc) xay nhuyễn, ướp dầu ăn cho mềm. Nấm hương tươi rửa sạch, đun chín kỹ. Xay nhuyễn nấm hương bằng máy xay sinh tố. Trộn thịt với nấm hương, viên thành từng viên nhỏ. Thả vào nước luộc nấm lúc nãy, đun liu riu cho đến khi chín.
- Nấm hương xào với hành tây và bơ, cho thêm ít bột mỳ cho sánh, ăn cùng cơm.
- Canh giá đỗ nấu nấm đông cô, cho bé ăn cùng cơm. Cho nước dùng, nấm, hành hoa, giá đỗ, gia vị vào nấu thành canh.
- Canh củ cải, nấm hương, đậu Hà Lan. Củ cải trắng nấu canh cùng giá đỗ, nấm hương, đậu Hà Lan đã luộc chín.
- Hến, súp lơ xanh xào với các loại nấm, gồm nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm. Nấm hương, nấm rơm ngâm nước ấm cho nở, cắt bỏ phần cứng. Nấm kim châm cắt bỏ gốc, rửa sạch. Thịt hến xào với dầu ăn, gia vị. Sau đó, cho các loại nấm và súp lơ xanh vào, xào chín, cho bé ăn cùng cơm.
- Cơm rang nấm, thịt bò, thành bữa sáng ngon miệng cho bé yêu. Trần qua nấm rơm, carrot. Thịt bò cắt hạt lựu, ướp gia vị cho mềm. Nấm, carrot thái hạt lựu. Xào thịt bò, bỏ riêng. Rang cơm cùng carrot, nấm cho săn hạt cơm thì trút thịt bò vào.
Hi vọng với những cách chế biến nấm cho bé ăn dặm trên đây sẽ hữu ích đối với mọi người. Chúc các mẹ thành công với những cách chế biến trên.
=>> Xem thêm: