Mẹ có biết, việc dạy con 1 tháng tuổi sẽ tập trung chủ yếu vào 2 yếu tố cơ bản là giúp bé nhanh cứng cáp để có thể nằm sấp nhấc cổ lên tiếp cận với thế giới bên ngoài, đồng thời kích thích hoạt động phản xa đầu đời nhằm phát triển các giác quan một cách tối đa.

Bé 1 tháng tuổi biết làm gì?

Tăng trưởng

Đừng lo nếu em bé bị ít cân trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Trẻ được sinh ra với chất lỏng bao bọc bên ngoài cơ thể và thường mất 10% trọng lượng sinh trước khi trở nên ổn định và bắt đầu tăng cân. Vào sinh nhật hai tuần tuổi, bé sẽ lên đến trọng lượng sơ sinh và sẽ tăng cân nhanh chóng trong tháng đầu tiên – khoảng 14 gram đến 28 gram một ngày. Bác sĩ sẽ kiểm tra sự tăng cân của bé cùng với một biểu đồ tăng trưởng để đảm bảo em bé phát triển với tốc độ vừa phải.

Kỹ năng vận động

Hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh vẫn còn trưởng thành, nhưng bé có thể thực hiện được nhiều hành động trong tháng đầu tiên. Bạn sẽ thấy em bé được sinh ra với một số phản xạ bẩm sinh như mút. Nếu bạn đặt ngón tay vào bên trong lòng bàn tay bé, em bé nắm tay lại. Nếu bị giật mình, em bé sẽ nhanh chóng đưa hai tay và chân ra ngoài và sau đó đưa về bình thường, gọi là phản xạ Moro. Ngay cả khi 1 tháng tuổi, em bé cũng có bản năng đi bộ. Nếu đặt bàn chân của trẻ sơ sinh trên bề mặt rắn và giữ phần thân, em bé có thể di chuyển vài bước.

Em bé 1 tháng tuổi cũng có thể quay đầu khi đang nằm, nhưng cổ vẫn chưa đủ khỏe để hỗ trợ đầu khi đứng thẳng, vì vậy hãy đặt bàn tay dưới đầu em bé khi nhấc chúng lên.

Ngủ

Trong vài tuần đầu tiên, có vẻ như trẻ sơ sinh chỉ muốn ngủ. Trong thực tế, trẻ sơ sinh ngủ 15-16 giờ một ngày và giờ giấc có thể thất thường vì bé vẫn chưa điều chỉnh chu kỳ ngày và đêm bình thường. Bạn có thể giúp bé điều chỉnh bằng cách giới hạn các hoạt động chỉ ở ban ngày và giữ mọi thứ yên tĩnh, tối tăm vào ban đêm. Cuối cùng, bé sẽ biết gợi ý ban ngày là để chơi còn ban đêm là để ngủ.

Dạy con 1 tháng tuổi như thế nào?

Tập cho con quen với mọi tiếng động trong sinh hoạt hàng ngày

Môi trường sống của con sau khi từ viện về nhà được xem như có sự thay đổi vô cùng lớn. Đây cũng là thời điểm mà các phản xạ giác quan của bé hết sức nhạy cảm. Mỗi khi nghe thấy tiếng động bé sẽ cử động cổ chân, cổ tay duỗi dài ra trong chốc lát. Những lúc giật mình con trông như rất hoảng sợ khiến mẹ cảm thấy lo lắng và cố gắng không làm bé sợ hãi.

Những lúc như thế nếu mẹ không tập cho bé con có thể sẽ trở thành em bé nhút nhát và dễ căng thẳng. Nhiệm vụ lúc này là cần tập cho bé làm quen với mọi âm thanh trong cuộc sống hàng ngày. Bắt đầu từ những tiếng động nhỏ nhẹ nhàng rồi dần dần gia tăng các âm thanh lớn, mạnh.

Nói chuyện thật nhiều với con để kích thích phản ứng của tế bào

Mỗi khi bế con lên làm một hoạt động gì đó tuyệt đối không làm một cách im lặng vì nghĩ rằng con chưa hiểu được tiếng mẹ nói. Thay vào đó, mẹ hãy trò chuyện, thông báo cho bé như đang nói chuyện với một người bạn thực sự.

Giọng nói của mẹ sẽ giúp bé kích thức hệ thần kinh của trẻ thông qua vùng da cũng như hơi thở trong tiếng nói. Điều quan trọng khi mẹ nói chuyện vói bé là:

  • Hãy sử dụng ngôn ngữ trò chuyện thực sự với một người
  • Nếu có các âm thanh xuất hiện xung quanh như tiếng chó sủa, mèo kêu…hãy mô phỏng lại âm thanh đấy và nói cho bé biết đó là thứ gì.

Phát âm thanh tròn vành, rõ chữ

Khi bé lớn hơn 1 chút, khi nói chuyện hãy cố gắng nhìn vào mặt con, để mắt bé nhìn thấy miệng mẹ đang phát ra âm thanh.

Những điều này sẽ giúp bé sớm biết nói lại phát âm rõ ràng ngay từ khi còn bé

Dạy con tập cầm nắm

Khi mới chào đời, nếu con cố xòe tay con ra, bé sẽ càng nắm lại chặt hơn. Đây là một trong các phản xạ đầu tiên của trẻ sơ sinh. Để kích thích phản xạ này, mẹ có thể giúp bé:

Nhẹ nhàng gỡ từng ngón tay con, giúp con học cách xòe ra, nắm vào
khi bé mới chào đời, mẹ hãy đút từng ngón tay của con để bé tập cảm nhận dần với các tiếp xúc.

Lựa chọn các món đồ nhẹ, dễ cầm nắm cho bé tập cầm từng chút một. Nếu con chi cầm đưỡ 1,2 lần rồi thả ra ngay thì có nghĩa là đồ vật đó quá nặng, mẹ cần chuyển sang thứ khác nhẹ hơn.

Để con được nằm sấp

Với bé sơ sinh, ngay từ khi chào đời nếu mỗi ngày mẹ cho bé nằm sấp được một vào lần như một thói quen thì chẳng mấy chốc cổ bé cứng cáp, tạp thuận lợi cho bé học hỏi về môi trường sống xung quanh. Về hoạt động này mẹ cần lưu ý:

Dạy con 1 tháng tuổi để con được nằm sấp
  • Cho con tập nằm sấp những lúc con tỉnh táo và cách bữa ăn chừng 15-20 phút để tránh bé bị trớ sữa.
  • Quay đầu bé hơi nghiêng một chút khi nằm sấp sẽ giúp con dễ chịu hơn
  • Nên cho con tập nằm sấp trên mặt phẳng có độ cứng nhất định

Xem thêm>>

10 điều cha mẹ cần lưu ý để nuôi dạy trẻ trưởng thành

5 cách dạy con thông minh từ trong bụng mẹ đơn giản và hiệu quả