Trẻ em hiếu động, bướng bỉnh và nhiều lúc không nghe lời khiến cha mẹ mệt mỏi. Dưới đây là 8 tình huống cũng như cách dạy con khi con không nghe lời chỉ với những câu nói, cụm từ sau đây, mọi người cùng theo dõi nhé!

1. Nếu trẻ không chịu ăn hoặc ăn quá lâu       8 tình huống xử lý và cách dạy con khi con không nghe lời

“Ôi! Con của mẹ là người ăn rất khỏe đúng không nào!”.

Tốt hơn là bố mẹ nên khuyến khích trẻ trong việc ăn uống. Thay vì coi trẻ là người kén ăn thì hãy nói như một cách tự hào về chúng.

2. Nếu trẻ không muốn dọn phòng

8 tình huống xử lý và cách dạy con khi con không nghe lời

“Con có muốn tự mình làm hay là nhờ mẹ giúp con làm”.

Những cụm từ như: “Hãy làm ngay không thì bảo!”, “Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi hả” hầu như không thúc đẩy được việc trẻ tự giác dọn phòng ngay.

3. Khi cần đi nhanh mà trẻ cứ lề mề, chậm chạp

8 tình huống xử lý và cách dạy con khi con không nghe lời

“Con có muốn đi ngay bây giờ hay là 10 phút sau mới đi”

Đôi khi trẻ có thể cư xử rất hư và thường khiến bố mẹ muộn giờ. Mặc dù bố mẹ bực bội nói bao lần thì chúng vẫn cứ trơ lỳ không cảm xúc. Nhưng mọi chuyện sẽ thay đổi nếu bố mẹ bình tĩnh và đưa ra câu hỏi độc đáo.

4. Nếu trẻ không muốn nghe lời

8 tình huống xử lý và cách dạy con khi con không nghe lời

“Hành động của con đang muốn nói với mẹ rằng con đang quá mệt mỏi để ra ngoài hôm nay”

Hành động của trẻ có thể nói rất nhiều về những gì chúng muốn và cảm giác của chúng. Có lẽ chúng không thể nói một cách thẳng thắn rằng chúng đang buồn chán hoặc mệt mỏi.

5. Khi trẻ muốn có thêm một món đồ chơi, nhưng bố mẹ đã hết tiền

8 tình huống xử lý và cách dạy con khi con không nghe lời

“Con hãy thêm món đồ chơi yêu thích vào danh sách món quà con muốn có vào sinh nhật”

Nếu nói “Không! Đủ rồi”, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương. Nhưng với cách nói trên, sẽ sẽ cảm nhận được bố mẹ quan tâm tới sở thích của chúng.

6. Luôn bày biện bôi bẩn đồ ăn trên bàn

8 tình huống xử lý và cách dạy con khi con không nghe lời

“Con có thể giúp mẹ đặt chén bát bẩn vào bồn rửa không?”

Khi trẻ ăn xong và để lại bãi chiến trường trên bàn, thay vì rầy la trẻ và ép buộc chúng phải dọn dẹp, bố mẹ có thể gợi ý trẻ giúp mình dọn dẹp một cách tích cực.

7. Trẻ luôn làm những điều bố mẹ không thích

8 tình huống xử lý và cách dạy con khi con không nghe lời

“Con có thể giải thích cho bố mẹ tại sao con lại muốn làm cái đó không?”

Bố mẹ có thể bực mình khi trẻ không nghe lời và vẫn khăng khăng làm những gì chúng muốn. Đừng bỏ qua ý định tốt mà chúng muốn làm, điều này sẽ khiến trẻ chia sẻ với bố mẹ nhiều hơn trong tương lai.

8. Nếu bố mẹ muốn trẻ dừng làm việc gì đó lại

8 tình huống xử lý và cách dạy con khi con không nghe lời

“Con có thể giúp bố mẹ đọc cuốn sách này (hoặc làm gì đó) ở đây không?”

Thay vì cắt ngang việc làm của trẻ thì bố mẹ có thể chuyển hướng việc chúng đang làm.

Hi vọng với những cách dạy con khi con không nghe lời trên đây sẽ hữu ích đối với các mẹ trong việc nuôi dạy trẻ. Chúc các mẹ thành công!

(Theo: Afamily)