Trẻ ương bướng, không chịu nghe lời là vấn đề luôn khiến các bậc cha mẹ hết sức đau đầu. Ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ nên phân biệt và dứt khoát thực hiện lỷ luật mềm mỏng với bé ngay từ giai đoạn này để phát triển suy nghĩ tự giác cho con. Vậy cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh theo phong cách của người Nhật như thế nào là hiệu quả?

Tại sao trẻ 2 tuổi lại bướng bỉnh?

Nhiều cha mẹ bắt đầu cảm nhận được sự ương bướng và phản kháng của con khi lớn lên. Độ tuổi lên 2, trẻ bắt đầu có sự giao tiếp nhiều hơn với môi trường xung quanh. Trẻ ở độ tuổi này đã bắt đầu có thể thể hiện cảm xúc và sự phản kháng với những điều trẻ không thích. Biểu hiện là mỗi khi cha mẹ nhắc đến chủ đề nào, yêu cầu nào thì trẻ sẽ thích phản kháng hay chống đối, làm theo ý mình. Nhiều trẻ còn luôn làm ngược lại những gì bố mẹ yêu cầu.

Nhiều cha mẹ cảm thấy bất lực khi con làm sai, không nghe lời. Từ đó, nhiều cha mẹ chọn cách quát mắng, thậm chí đánh đập nhưng nhiều trẻ vẫn không sợ. Cách xử lý bạo lực của cha mẹ càng làm cho trẻ trở lên “lỳ” đòn hơn. Đây là phương pháp không mang lại hiệu quả giáo dục cao. Độ tuổi này của trẻ khá “ẩm ương” và nếu bạn không tìm được phương pháp đúng đắn sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên phản tác dụng.

Thái độ chống đối hoặc phản kháng của trẻ là sự phát triển bình thường. Đây là minh chứng cho sự phát triển não bộ của bé. Bé nhận thức được mọi việc xung quanh. Đồng thời, bé bắt đầu đưa ra những suy nghĩ cũng như đánh giá riêng của mình. Vì vậy, bạn hãy coi những lời nói “không hợp tác” đó là suy nghĩ riêng của trẻ. Bạn cần kiên nhẫn và bình tĩnh khi xử lý những trường hợp này.

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh của người Nhật

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh cần dứt khoát và mềm mỏng

Đối với người Nhật, dạy trẻ ở độ tuổi này cần dứt khoát và mềm mỏng. Việc này bao gồm “mắng” và “thuyết phục” con. Bạn cần mắng con trong những trường hợp tương đối nghiêm trọng như con làm bị thương chính mình. Hãy nhìn thẳng vào mắt bé với thái độ thật nghiêm túc, nói thật chậm để con hiểu việc làm của con vừa rồi là không khúng. Nếu trẻ làm bị thương người khác, bạn cũng cần nghiêm khắc với bé. Như vậy, trẻ sẽ nhận thức được hành động đó là sai. Nếu bạn chỉ giải thích nhẹ nhàng hoặc nhanh chóng bỏ qua, trẻ có xu hướng lặp lại những hành động này về sau. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành xu hướng bạo lực khi lớn lên.

Bạn cần phân biệt hai cách xử lý dứt khoát và mềm mỏng. Nhờ vậy trẻ mới có thể nhận ra những sự khác biệt. Trẻ sẽ hiểu làm điều gì khiến cha mẹ nổi giận và từ đó sẽ sợ, không dám tái phạm. Nếu lúc nào bạn cũng mắng trẻ thì trẻ sẽ quen dần và không còn sợ nữa. Từ đó, mỗi lần bạn quát mắng khi trẻ quá nghịch ngợm sẽ không còn hiệu quả.

Những trường hợp bạn cần giải thích nhẹ nhàng và thuyết phục trẻ cần sự kiên nhẫn hơn. Ví dụ nếu bé không chịu đi giày khi ra ngoài, thay vì quát mắng ép buộc trẻ, bạn hãy cho trẻ thấy được lợi ích khi mang giày. Hãy để bé cảm nhận nếu không mang giày, chân bé sẽ bị đau. Như vậy, bé sẽ trở nên hiểu chuyện và nghe lời bạn hơn. Thay vì yêu cầu, bắt buộc con làm việc này việc kia, hãy để con bạn được thực hiện một cách tự nhiên và tự nguyện.

Lời nói của mẹ cần đi đôi với hành động

Nhiều mẹ bảo, cho con đi ngủ, bắt con lên giường mà trẻ không chịu. Nói sao trẻ cũng không đi ngủ, cứ nô ầm ầm làm mẹ phải quát inh ỏi, dùng roi vọt. Thực ra, mẹ không hiểu tâm lý trẻ mà thôi, bởi con luôn luôn nghe lời khi nhận được thông điệp có trọng lượng mà trong đó, ngoài lời nói còn có hành động. Chẳng hạn, mẹ cho con đi ngủ, cùng với lời nói là hành động tắt điện và lên giường. Trẻ thấy điều này sẽ hiểu đây là việc buộc phải làm không thể chống lại và sẽ ngoan ngoãn đi ngủ.

Còn việc mẹ bảo trẻ đi ngủ mà con vẫn nô ầm ầm, chẳng qua mẹ chỉ nói bằng lời, không kèm hành động. Hoặc khi mẹ nhắc con đi ngủ nhưng mẹ vẫn ngồi xem ti vi, lướt điện thoại thì sao trẻ ngủ được. Cho nên, đừng đổ tại sao trẻ bướng bỉnh lì lợm nói không nghe lời. Bố mẹ muốn con làm theo điều mình nói thì hãy đi đôi với hành động nhé!

Bố mẹ hãy nhớ không cư xử bất lịch sự trước mặt con

Giai đoạn 0-3 tuổi, trẻ như một miếng bọt biển có thể thẩm thấu tất cả mọi thứ, từ điều hay thói xấu. Cho nên, bố mẹ hãy là tấm gương để trẻ noi theo. Khi con quan sát thấy bố mẹ luôn luôn có hành động đẹp, trẻ sẽ bắt chước giống như bố mẹ. Còn bố mẹ thô lỗ, cục cằn thì đừng trách tại sao con mình hay thô lỗ, cư xử không đúng mực.

Ở thời điểm này, bố mẹ hãy luôn hành động chuẩn mực, nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền, giúp đỡ người khác, tôn trọng sự riêng tư gõ cửa khi vào…bé sẽ học theo và làm được những điều này rất nhanh. Và thế là mẹ không còn phải khản cổ la hét tìm cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh không chịu hợp tác chào hỏi khi gặp người lớn hay nói lời xin lỗi khi làm sai nữa…

Phớt lờ những đòi hỏi không thoả đáng của trẻ

Bạn không nên đáp ứng nhanh bất kỳ yêu cầu nào của trẻ. Vì lâu dần sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh và khó bảo. Trẻ có thể nhận thức được bố mẹ rất dễ dàng chiều theo mong muốn của mình. Vì vậy, một khi không đòi hỏi được, trẻ sẽ bướng bình vòi vĩnh và la hét. Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh đúng cách là phớt lờ những “yêu sách” của con.

Động viên và khen ngợi con đúng lúc

Cách đối xử của người lớn đối với trẻ con là nguyên nhân dẫn đến sự bướng bỉnh và khó bảo của trẻ. Đối với một đứa trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, bạn nên dành lời khen hơn là trách móc. Hãy động viên con bạn khi bé làm những việc tốt, thậm chí việc đó có nhỏ nhặt. Đừng nên quá gay gắt hay nghiêm túc thái quá khi nuôi dạy trẻ.

Trẻ con luôn muốn được khen ngợi và cổ vũ. Trẻ sẽ có xu hướng hành động tích cực nếu như nhận được sự khen ngợi từ bố mẹ. Bạn cũng có thể tặng cho trẻ những phần thưởng nhỏ để khuyến khích trẻ. Trẻ sẽ trở nên hào hứng để trở thành một đứa trẻ ngoan.

Không cố ép trẻ làm gì đó bằng được

Trẻ nhỏ cũng có tâm tư, sở thích riêng. Vì thế, các bậc phụ huynh không nên ép trẻ làm những điều trẻ không thích. Nếu làm vậy trẻ sẽ có xu hướng nổi loạn, không chịu nghe lời. Bạn hãy chú ý rằng, chính bạn cũng không thích bị kiểm soát hay bị bắt làm những điều mà bạn không thích. Vì vậy, bạn cũng nên tôn trọng trẻ.

Xem thêm>>