co-nen-danh-tre-khi-tre-khong-nghe-loi-7
Bố mẹ đánh con mỗi khi con lì không nghe lời

Nuôi dạy trẻ là một quá trình không hề dễ dàng đối với tất cả các bậc làm cha, mẹ. Bởi tính cách của con trẻ ở mỗi giai đoạn đều có sự thay đổi, khác nhau khiến bố, mẹ rơi vào trạng thái hoang mang. Trong đó, cungconlonkhon.com nhận được rất nhiều câu hỏi có nên đánh trẻ khi trẻ không nghe lời? Trẻ lì, nghịch ngợm thì ba mẹ phải làm sao?

Có nên đánh trẻ khi trẻ không nghe lời?

Trong một giai đoạn phát triển, trẻ lì không nghe lời khiến cho bố mẹ thường cáu giận. Lúc này, tâm lý của cha mẹ thường sẽ tìm cách giải tỏa bức xúc của bản thân. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì đánh con khi con lì không nghe lời không phải là biện pháp hữu hiệu để trẻ nhận ra sai lầm trong thái độ và hành động của mình. Vậy, cha mẹ hoàn toàn không nên đánh trẻ khi trẻ không nghe lời.

co-nen-danh-tre-khi-tre-khong-nghe-loi-7
Bố mẹ đánh con mỗi khi con lì không nghe lời

Bởi khi đánh trẻ, trẻ sẽ dừng lại ngay lập tức nhưng chúng không nhận thức được vấn đề mà mình mắc phải. Lúc này, cảm giác đau đớn về thể chất và tổn thương lòng tự trọng sẽ khiến trẻ không thể nhìn nhận vấn đề bao quát hơn. Ngoài ra, đánh trẻ khi không nghe lời sẽ gây ra một số hệ lụy như:

  • Hình thành tính cách hung hãn: Khi đánh trẻ, năng lượng tức giận từ bố, mẹ là điều mà trẻ cảm nhận thấy đầu tiên. Nếu điều này lặp lại nhiều lần sẽ in sâu vào tiềm thức của trẻ nguyên tắc nóng giận sẽ giải quyết bằng bạo lực. Lâu dần sẽ gây ra tính cách chống đối xã hội.
  • Gây ra tâm lý sợ bố, mẹ: Nghe có vẻ đơn giản nhưng điều này khiến cho con cái không muốn lại gần bố mẹ, sợ tâm sự và chia sẻ ngay cả với người thân của mình. Càng lạm dụng đòn roi sẽ đưa mối quan hệ giữa bố, mẹ và con cái càng “đi xa”
  • Gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng: Nếu đánh con thường xuyên, con trẻ sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn, lâu dần có thể mắc phải căn bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, nếu bố, mẹ đánh vào chỗ nguy hiểm của trẻ có thể khiến cơ thể bị tổn thương.
co-nen-danh-tre-khi-tre-khong-nghe-loi-3
Mẹ băn khoăn có nên đánh trẻ khi trẻ không nghe lời?

Trong từng giai đoạn, mẹ sẽ thấy tâm lý của các con phát triển khác nhau. Với trẻ dưới 3 tuổi, nếu bị “ăn đòn” và không kèm theo giải thích bằng ngôn ngữ hoặc hành động thì hầu hết trẻ sẽ không hiểu gì. Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên, khi được tiếp xúc với trường lớp, nếu áp dụng phương pháp đánh liên tục sẽ khiến con thu mình trong chính thể giới của bản thân.

Ngoài ra, đối với trẻ dậy thì, tuổi nổi loạn sẽ khiến cái “tôi” lớn dần. Lúc này, nếu sử dụng đòn roi để răn đe sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” tác động lên chính tâm lý của trẻ.

Ba mẹ phải làm gì khi trẻ nghịch ngợm không nghe lời?

Đây cũng là vấn đề mà nhiều bố mẹ đang đi tìm câu trả lời để có thể hoàn thiện hơn trong cách dạy con của mình. Bởi dạy con không chỉ là việc quát mắng, hơn tất cả bố mẹ nên đồng hành, làm bạn với con để cùng con trải nghiệm nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Do đó, khi trẻ trẻ nghịch ngợm không nghe lời mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:

co-nen-danh-tre-khi-tre-khong-nghe-loi
Giải pháp nào với trẻ nghịch ngợm không nghe lời?
  • Kiềm chế cảm xúc cơn nóng giận của bố mẹ, nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ để trẻ hiểu được mọi vấn để có thể thể hiện thông qua lời nói để tìm cách giải quyết.
  • Lắng nghe trẻ, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự chống đối, lì lợm để biết được nguyện vọng của trẻ trong từng tình huống. Nguyên nhân có thể đến từ sự xung đột giữa các mối quan hệ, thiếu thốn tình cảm của bố mẹ,…
  • Tôn trọng ý kiến của trẻ không nên bác bỏ hay phủ định quyết liệt sẽ khiến trẻ nảy sinh nhiều suy nghĩ tiêu cực về bản thân.
  • Phân tích vấn đề để trẻ hiểu được bản chất đúng, sai của sự việc từ đó nhắc trẻ về thái độ thể hiện trong từng tình huống. 
  • Nếu trẻ đã nhận ra lỗi sai của bản thân, hãy đề xuất với trẻ phương án phạt để trẻ có thể ghi nhớ lỗi lầm. Đồng thời, cần định hướng thái độ, hành vi đúng đắn để trẻ phát triển tư duy không bị lệch lạc.
  • Ngược lại, nếu trẻ ngoan cố, không chịu nhận lỗi hoặc liên tục phản kháng và cho rằng bản thân đúng, hãy cho trẻ tự “cách ly” phòng riêng trong khoảng 30p – 1 tiếng để nhận thức lại hành động của mình. Lưu ý, nên đảm bảo vẫn có thể giám sát trẻ trong vòng an toàn.
  • Ngoài ra, trong cuộc sống hằng ngày, ba mẹ nên tâm sư nhiều hơn với con, sẽ hiểu hơn về tính cách và kịp thời “uốn nắn” để tránh những hậu quả không ngờ trong tương lai.
co-nen-danh-tre-khi-tre-khong-nghe-loi-9
Mẹ hãy tham khảo bài viết để giải đáp có nên đánh trẻ khi trẻ không nghe lời?

Qua đây, bố mẹ đã hiểu rằng, đòn roi khi trẻ không nghe lời chỉ là giải pháp bộc lộ sự nóng giận của chính bản thân mình. Giải pháp này không hề mang lại hiệu quả trong cách thức dạy con. Do đó, bố mẹ hãy lưu ý để cải thiện và hoàn thiện phương pháp dạy con tốt hơn nhé!

Xem thêm: