Tuy tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở trẻ em thấp hơn so với người lớn nhưng nó cũng gây ra những hệ lụy không nhỏ đối với chính bản thân trẻ nhỏ và gia đình. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến với các mẹ những nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống bệnh lý trầm cảm ở trẻ em.

=>> Xem thêm: Lời khuyên của chuyên viên tâm lý về căn bệnh tự kỷ ở trẻ

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em

Tùy vào độ tuổi trẻ sẽ có những biểu hiện trầm cảm khác nhau. Các mẹ hãy cùng theo dõi một số dấu hiệu điển hình dưới đây:

Rối loạn giấc ngủ, trẻ hay khóc, giật mình:

Đối với trẻ em thì giấc ngủ là một yếu tố rất quan trọng để phát triển và hoàn thiện cơ thể, giúp trẻ tăng hệ thống miễn dịch và sức khỏe. Khi giấc ngủ bị rối loạn trẻ sẽ có những biểu hiện hay khóc và giật mình về đêm. Khi rối loạn này kéo dài hơn 2 tuần thì không chỉ còn là những rối loạn bình thường nữa, các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi về bệnh lý trầm cảm ở trẻ.

Trẻ chậm phát triển về nhận thức:

Trẻ mắc bệnh lý trầm cảm thướng sẽ có những dấu hiệu chậm phát triển về hành vi và nhận thức. Thường khoảng gần 2 tuổi trẻ sẽ biết nói, biết đứng và bắt đầu những bước đi đầu tiên. Tuy nhiên nếu 3 đến 4 tuổi trẻ không có những biểu hiện và hành vi nào hết thì khả năng trẻ mắc bệnh trầm cảm là rất cao.

Khả năng tập trung và trí nhớ kém:

Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn vàng trong sự phát triển của trẻ, giai đoạn này trẻ dễ dàng có thể tiếp cận và nhớ những thông tin rất nhanh, sự tò mò trong trẻ sẽ kích thích trẻ ham học hỏi và sáng tạo. Tuy nhiên nếu trẻ có những biểu hiện như mất tập trung, hay quên những nhiệm vụ, không quan tâm thiết tha đến vấn đề nào cả thì rất có thể trẻ đang mắc bệnh lý trầm cảm.

Có những dấu hiệu bất thường về tâm lý:

Giai đoạn tuổi thơ của trẻ thường sẽ gắn liền với niềm vui, tiếng cười. Tuy nhiên nếu mắc bệnh lý trầm cảm trẻ sẽ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, buồn bã… lâu dần trẻ sẽ dễ có những bất thường về tâm lý như cáu gắt, quấy khóc… hoặc ở một số trẻ còn có những biểu hiện nhút nhát, sợ sệt hoặc ngần ngại. Những thay đổi tâm trạng là điều bất thường ở trẻ, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều về tính cách của trẻ sau này.

Trẻ có xu hướng ít tiếp xúc và nói chuyện với người khác:

Trẻ ít tiếp xúc với mọi người xung quanh
Trẻ ít tiếp xúc với mọi người xung quanh

Trẻ em thường có gắng che giấu những gì làm tổn thương chúng. Trẻ sẽ giấu kín những vấn đề mà trẻ mắc phải, lâu dần cũng sẽ tạo ra cho trẻ sự cô lập, trẻ không muốn tiếp xúc hay chia sẻ nói chuyện với bất kỳ ai.ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ sau này.

Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở trẻ em

Do yếu tố di truyền:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, ADN là tác nhân dẫn đến bệnh trầm cảm. Khoảng 40% trẻ trầm cảm có liên quan đến ADN. 46% các cặp sinh đôi cùng trúng sẽ đều mắc bệnh trầm cảm. Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh trầm cảm thì khả năng trẻ bị cao hơn gấp 3 lần so vơi trẻ khác.

Do yếu tố môi trường:

Trẻ em thuờng học hỏi và bắt trước rất nhanh. Nếu không có người định hướng những suy nghĩ cho trẻ thì khả năng trẻ trở thành bản sao của ai khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này cũng đúng với bệnh lý trầm cảm. Ở các trẻ có bố hoặc mẹ mắc bệnh lý trầm cảm, việc sinh hoạt hàng ngày với người mang bệnh sẽ dễ làm cho trẻ mắc bệnh hơn. Trẻ sẽ không nghĩ việc bố mẹ luôn nằm trên giường, ít nói, ít giao tiếp xã hội… là điều bất thường. Đây là môi trường không tốt trong việc hình thành tính cách và hành vi của trẻ.

Chấn thương về tâm lý:

Khi trẻ có những chấn động về tâm lý như mất đi người thân yêu nhất, thất bại trong học tập, bị lạm dụng tình dục, trẻ sẽ có những biểu hiện tâm lý bất thường. Trẻ sẽ trở nên khép mình, luôn lo lắng và sợ hãi, ít hoặc không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu không được đối thoại, định hướng tâm lý trẻ rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm

Do bạo lực học đường:

Khi đi học trẻ bị bạn bè bắt nạt nhưng không thể nói với ai, hoặc bản thân trẻ luôn cố gắng giấu đi những vấn đề của mình, cộng với việc thờ ơ thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh khiến trẻ có cảm giác lẻ loi, bị bỏ rơi, mất niềm tin vào cuộc sống, khép mình, nhút nhát, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp sau này của trẻ.

Do áp lực học tập:

Đối với trẻ để có sự phát triển toàn diện thì cần phải dung hòa được 2 yếu tố: học tập và vui chơi. Tuy nhiên rất nhiều trẻ đang phải chịu những áp lực học tập rất lớn, không chỉ là những áp lực ở trường mà còn có những áp lực từ bố mẹ, luôn áp đặt cho trẻ nhưng mục tiêu quá cao, thời gian học tập quá nhiều. Khi trẻ đạt kết quả không như mong muốn bố mẹ sẽ tỏ thái độ tức giận, thất vọng khiến trẻ không còn tin tưởng vào bản thân, xấu hổ, tự ti. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra trầm cảm ở trẻ.

Do sự áp đặt của các bậc làm cha mẹ:

Đa số các bậc phụ huynh luôn tự quyết định và áp đặt trẻ, không chỉ vấn đề học tập mà hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống mà không hỏi ý kiến hay xem xét thái độ của trẻ. Luôn cho rằng đó là những điều tốt đẹp nhất mà không quan tâm đến điều trẻ thực sự cần. Trẻ sẽ thấy mình không được tôn trọng, không có quyền quyết định việc của mình, cảm thấy cha mẹ không hiểu mình, từ đó sẽ gây ra những hệ lụy cho trẻ mà nguy hiểm nhất là trầm cảm dẫn đến tự sát.

Bệnh trầm cảm ở trẻ em thường khó phát hiện hơn so với người lớn, chính vì vậy các bậc phụ huynh cần quan sát kĩ những biểu hiện bất thường của trẻ để giúp trẻ tháo gỡ những gánh nặng trong lòng cũng như giúp trẻ tự tin và mở lòng hơn.

Bố mẹ nên tạo một môi trường sống vui vẻ cho bé
Bố mẹ nên tạo một môi trường sống vui vẻ cho bé

Ngoài việc đảm bảo đầy đủ cho trẻ vật chất và những yếu tố tinh thần thì gia đình luôn phải tạo cho trẻ những thói quen tốt, ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực của bệnh lý trầm cảm.

Giúp trẻ tự tin để trẻ cảm thấy mình có năng lực và thấy bản thân mình quan trọng. Dạy trẻ tìm đến những sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn mà không có sự có mặt của bố mẹ.

(Nguồn: Tham khảo)