Từ nhỏ trẻ nên biết quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ. Không thể thực hiện nghĩa vụ mà không hưởng thụ quyền lợi, hưởng thụ và cống hiến là tương đối, không phiến diện. Có những cha mẹ quá yêu con cái, chỉ cần trẻ thích gì là nghĩ ra trăm phương ngàn kế để mua. Trẻ cần gì là cho cái đó, làm sao để làm vui lòng trẻ, ngăn không cho chúng làm ầm ĩ lên.

Tại sao không nên đáp ứng quá nhiều ham muốn của trẻ?

Cách nghĩ và quan điểm của họ khi làm như vậy rất đơn giản. Trẻ nhỏ thì người lớn có thể nhường. Đương nhiên động cơ của họ và nguyện vọng cũng đều lương thiện nhưng họ không chú ý đến việc là yêu cầu của trẻ có thể là vô cùng. Hôm nay, bạn đáp ứng được yêu cầu của chúng, chúng cảm thấy có yêu cầu là được đáp ứng. Do vậy, ngày mai lại nghĩ ra đưa ra yêu cầu khác. Bạn hôm nay vẫn có thể có cách nghĩ đáp ứng được nhưng ngày mai liệu có cách nào để đáp ứng những yêu cầu khác của trẻ không?

Làm như vậy vô tình đã cho trẻ thói quen được chiều chuộng, hình thành tính cách coi mình là trung tâm và chủ nghĩa cá nhân lón. Dần trong chúng, chỉ có bản thân mà không có người khác. Chúng khó có thể tôn trọng người khác và tôn trọng bề trên. Hơn nữa, có vấn đề gì rất nhỏ là chúng có thể khóc la lớn, ăn vạ người khác. Cuối cùng, khi không được thoả mãn nguyện vọng, trẻ có thể đi từ thất vọng này đến thất vọng khác và trở nên suy sụp.

Tại sao không nên đáp ứng quá nhiều ham muốn của trẻ?

Do vậy, trong nhà ông bà và anh chị em, cha mẹ cần chú ý dạy trẻ một cách có ý thức để trẻ biết được cùng hưởng đồ ăn và quần áo một cách hợp lý như các thành viên khác trong gia đình. Học cách để yêu cầu của bản thân tương ứng với yêu cầu của các thành viên trong gia đình. Gia đình chỉ có một con cần dạy trẻ chia đồ cho cha mẹ một cách hợp lý đồng thời thường xuyên dạy trẻ để trẻ hiểu và biết tuy trong gia đình chỉ có mình trẻ nhưng không có nghĩa là thành viên có đặc quyền duy nhất, là tiểu Hoàng Đế. Có không ít phụ huynh đặc biệt là một số cha mẹ rất khắt khe với bản thân, thường tiết kiệm. Đồ ngon để trẻ ăn, bản thân không ăn, quần áo đẹp để trẻ mặc, bản thân mặc đồ cũ.

Nhưng trẻ không hiểu được sự khổ tâm của cha mẹ, trái lại cho rằng trong nhà có tiền, nuôi dưỡng thói quen hoang phí, chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Thậm chí trước mặt cha mẹ tạo ra một loại đặc quyền.

Những đứa trẻ như vậy sau này lớn lên sẽ không thể hiểu được sự hiếu thuận đối với cha mẹ. Bởi vì, trong lòng chúng không ai cao hơn bản thân, có trẻ thậm chí nói cha mẹ chỉ thích ăn đạm bạc, không thích ăn ngon, không thích mặc quần áo mới mà mặc quần áo cũ.

Cho nên, cha mẹ tốt nhất là để cho trẻ hiểu được tất cả các giá trị của những đồ mà chúng sử dụng từ nhỏ như: quần áo, đồ chơi sách, đồ dùng học sinh và dụng cụ thể dục…dạy chúng phải biết trân trọng, không được có thái độ thờ ơ đối với những thứ bị mất hoặc bị hư hại.

Bởi vì, những vật đó phải qua lao động mới có được. Cha mẹ cũng phải lao động vất vả mới có được. Đây là điều mà người xưa thường nói: “Một bát cơm, một bát cháo có được cũng không dễ dàng”.

(Nguồn: Tham khảo)