tat-vao-mat-be-co-sao-khong-3
Những vị trí không nên đánh trẻ

Có những lần ba mẹ mất kiểm soát và đã tát vào mặt con, lúc tỉnh táo thì ân hận cũng không kịp. Vậy, tát vào mặt trẻ có sao không? Ba mẹ cần phải làm gì khi lỡ đánh con? Ba mẹ nên tìm hiểu những nguy hại đối với con trẻ khi bị tát vào mặt và nhiều vị trí khác trên cơ thể, qua đó tự vấn bản thân, mình làm thế có đúng không? Ngoài phương pháp đòn roi, còn rất nhiều phương pháp khác để giáo dục trẻ.

Tát vào mặt trẻ có sao không?

tat-vao-mat-be-co-sao-khong-1
Tát vào mặt trẻ có sao không?

Làm ba, làm mẹ, có những thời điểm con ương bướng khiến bản thân không kiểm soát được cảm xúc nên ba mẹ đã tát con. Tuy nhiên, khi cơn nóng giận qua đi, nhìn những vết hằn đỏ trên người con, ba mẹ mới thấy ân hận. Ba mẹ muốn biết, tát vào mặt trẻ có sao không? Chúng mang lại rất nhiều hậu quả mà ba mẹ không thể lường trước được.

Ảnh hưởng về tâm lý

Trước hết, không nói đến việc ba mẹ đã dùng bao nhiêu lực tát trong lúc không kìm nén được cơn giận dữ ấy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con. Cái tát vào mặt con của ba mẹ để lại ám ảnh tâm lý lâu dài cho trẻ.

Người xưa có câu nói “Đánh người không đánh mặt”. Mặt là nơi giữ thể diện rất lớn cho con người. Chính vì thế, có rất nhiều quốc gia trên thế giới (bao gồm Việt Nam) Hành động tát vào mặt hay chỉ thẳng vào mặt là một hành động sỉ nhục người khác mà xã hội không chấp nhận, cá nhân con người không chấp nhận. Do đó, việc đánh vào mặt, tức là ba mẹ đã chạm đến tự tôn cao nhất nhất của con người, tự tôn của con cái.

Đừng nghĩ rằng, trẻ còn nhỏ, rồi trẻ sẽ quên dần theo thời gian. Những vết thương ngoài da có thể lành, nhưng vết thương về tinh thần ảnh hưởng rất lâu dài. Vì thế, nếu trẻ thật sự tổn thương về cái tát của ba mẹ thì thời gian có dài bao lâu cũng rất khó để phai mờ.

Chính vì vậy, tát vào mặt trẻ ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tinh thần của con. Một đứa trẻ có thể đang hoạt bát, vui vẻ, chỉ sau khi nhận một cái tát từ ba hoặc mẹ chúng trở nên lầm lì, ít nói, xa cách kể cả với người thân của mình. Do đó, việc hao tổn về tinh thần rất khó để bù đắp, ba mẹ nên lưu ý điều này trong quá trình dạy dỗ con cái.

Tát vào mặt trẻ ảnh hưởng đến sức khỏe

Nếu biểu hiện về mặt tinh thần của trẻ không rõ ràng khiến ba mẹ không nhận biết kịp thời thì trẻ bị tát vào mặt ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh hưởng này đôi khi không đáng kể, nhưng cũng có khi mang lại những nguy hại mà không ai lường trước, chỉ có thể ăn năn, hối hận.

  • Các trường hợp nhẹ khi trẻ bị đánh vào mặt thường là: Sưng đỏ gây đau đớn, ù tai, choáng váng…
  • Các trường hợp nặng khi ba mẹ không kiểm soát được lực thường là: Thủng màng nhĩ, tắc nghẽn mạch máu.

>>> Có thể mẹ quan tâm: 4 lời khuyên vàng dạy con không quát mắng trẻ vẫn nghe lời

Làm gì khi lỡ đánh con?

tat-vao-mat-tre-co-sao-khong-2
Làm gì khi lỡ đánh con? Hãy nói chuyện với trẻ

Không chỉ tát vào mặt mới gây hại đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. Khoa học đã chứng minh, một đứa trẻ nuôi dạy tốt, không đòn roi bao giờ cũng hoạt bát, vui vẻ hơn những đứa trẻ suốt ngày bị la mắng và dùng đòn roi để dạy dỗ. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai cũng có đủ kiên trì để dạy con không la mắng hay đòn roi.

Có những đứa trẻ có tính cách đặc biệt, khó dạy dỗ cũng cần có hình thức phạt, răn đe để uốn nắn con. Nhưng phạt như thế nào? Dùng đòn roi như thế nào và cần làm gì khi lỡ đánh con?

Trước hết, ba mẹ có thể phạt con ngồi yên, chép bài, úp mặt vào tường hoặc không cho xem ti vi, đồ chơi… Việc áp dụng hình phải phải được thực hiện lúc trẻ còn nhỏ, tạo nên thói quen cho đến lớn. Đặc biệt, hình phải phải được thực hiện nghiêm chỉnh, không nhân nhượng.

Dùng loại  roi có thể khiến trẻ đau nhưng không hại đến cơ thể trẻ. Dù đánh con, ba mẹ cũng không nên dùng lời lẽ nặng để chửi mắng con. Bởi vì, vết thương ngoài da dù đau đớn có thể lành, nhưng vết thương tinh thần rất khó bù đắp. Nhất là, những câu chửi mắng như một mũi dao nhọn không cắt ra vết thương nhưng sẽ khiến con đau đớn, khó quên.

Sau khi đánh phạt con, ba mẹ hãy để một thời gian sau đó (Lúc trẻ đã nguôi) để nói chuyện với con về việc đánh phạt ngày hôm đó. Đây là cách xoa dịu tâm lý “ba mẹ không thương mình” của con, đồng thời để con hiểu, ba mẹ vấn yêu thương trẻ dù con hư đốn và trải qua hình phạt.

Những vị trí không nên đánh trẻ

tat-vao-mat-be-co-sao-khong-3
Những vị trí không nên đánh trẻ

Để tiện trả lời cho ba mẹ với những câu hỏi: Tát vào mặt trẻ có sao không? Trẻ sơ sinh bị đánh có ảnh hưởng gì không?…. Ngoài câu trả lời ở trên, chúng tôi cung cấp cho mẹ các vị trí có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên cơ thể nếu bị đánh để phòng ngừa.

  • Phía sau đầu: Đây là vị trí vô cùng non nớt và có vị trí thở. Nếu bị đánh vào đây, có thể dẫn đến suy hô hấp, nhất là đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Tai: Có thể gây thủng màng nhĩ khi đánh vào tai trẻ.
  • Mông: Trước đây, người Việt thường đánh con vào mông vì nghĩ đây là phần nhiều thịt, không ảnh hưởng đến xương hay các cơ quan bên trong. Trên thực tế em bé bị đánh vào mông có thể bị suy thận cấp, vỡ tế bào các mô mềm cục bộ, xuất huyết…
  • Lưng: Trẻ bị bị đánh mạnh vào lưng có sao không? Không chỉ ở trẻ, nếu người lớn bị đánh mạnh vào lưng dẫn đến nguy cơ tổn thương cột sống, đau lưng. Đối với trẻ mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn.
  • Huyệt thái dương: Có thể gây mù.
  • Bụng: Ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, nguy hại đến tính mạng.

Cungconlonkhon.com đã giải đáp câu hỏi, tát vào mặt trẻ có sao không? Hy vọng, sau khi đọc những thông tin chung tôi cung cấp trong bài, ba mẹ nhận thấy được sự nguy hại của việc đánh trẻ, qua đó kìm nén cơn giận của bản thân để không còn tình trạng ăn năn, ân hận khi sự việc đi quá xa, không thể kiểm soát. 

Xem thêm: