Tre-so-sinh-bi-ham-hau-mon-2
Nguyên nhân dẫn đến việc bị hăm da vùng kín ở trẻ em

Trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn là vấn đề đã không còn quá xa lạ với các mẹ bỉm sữa, nhưng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời rất dễ lan rộng ra cả mông và bộ phận sinh dục. Chính vì vậy, các mẹ cần biết phải làm gì và không nên làm gì, khi trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn. Các mẹ hãy cũng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé 

Nguyên nhân dẫn đến việc hăm hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì?

Bị hăm da vùng kín ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh được hiểu là tình trạng vùng da bị ửng đỏ, có mụn nhỏ li ti và khiến bé cảm thấy khó chịu và gây đau đớn. 

Trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn là vấn đề khá phổ biến ở nhóm trẻ em có độ tuổi từ từ 0 đến 24 tháng tuổi, bởi nhóm tuổi này thời gian đóng tã bỉm gần như cả ngày.

Các nguyên nhân chính gây ra việc trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn đó là:

  • Bé bị dị ứng với chất liệu loại tã đang dùng, với giấy ướt để lau và vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng để tạo mùi thơm cho tã giấy.
  • Việc vệ sinh vùng hậu môn cho bé chưa sạch hoặc không thường xuyên, khiến làn da bé ẩm ướt.
  • Bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm, nấm và vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi gặp điều kiện ẩm ướt , bị bẩn do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng rất dễ phát triển. 
  • Làn da của bé quá nhạy cảm.
  • Chất liệu tã thô ráp và chà xát thường xuyên lên vùng da nhạy cảm của trẻ.
  • Một số loại xà phòng hoặc nước thơm cũng có thể gây kích thích cho làn da bé.
  • Sử dụng loại tã bỉm cho bé không vừa với cơ thể hoặc mua phải hàng giả, kém chất lượng, không đảm bảo chất lượng.
Tre-so-sinh-bi-ham-hau-mon-2
Nguyên nhân dẫn đến việc bị hăm da vùng kín ở trẻ em

>>> Có thể bạn quan tâm: Chọn bỉm Merries size nào phù hợp nhất dành cho bé? 

Các biểu hiện bị hăm da vùng kín ở trẻ em các mẹ nên biết 

Khi bé trai hoặc bé gái sơ sinh bị hăm vùng kín, bé sẽ biểu hiện ra ngoài và mẹ cũng rất dễ dàng để có thể nhận ra được điều đó. Bé sẽ có các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn sẽ tỏ ra khó chịu, ngủ không ngon, không được thẳng giấc, thậm chí là bỏ ăn và quấy khóc.
  • Trên da của bé xuất hiện vùng đỏ và cũng sẽ xuất hiện các mụn nhỏ li ti rất dễ có thể nhìn thấy bằng mắt thường và khi các mẹ sờ tay vào vùng bị hăm sẽ có cảm giác nóng hơn so với các vùng da xung quanh còn lại.
  • Phần da bị hăm của trẻ có thể khô hoặc ướt.
  • Đối với các bé bị hăm đỏ hậu môn nặng thì vết hăm này sẽ lan rộng ra hết cả mông và bảo gồm cả bộ phận snh dục của bé. Lúc này da bé sẽ có màu đỏ sậm và những mụn ban đầu có thể mưng mủ và lở loét gây chảy máu hoặc dịch vàng.

Đối với các trường hợp sau thì ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay để phòng biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến đối với bé:

  • Vùng da bị hăm phồng rộp.
  • Các mụn li ti đã trở nặng thành mụn nhọt có chứa mủ.
  • Phần da bé bị lở loét hoặc chảy dịch vàng.
  • Bé quấy khóc, không chịu ăn uống, không thể ngủ ngon, giật mình thường xuyên và đôi khi là khóc thét lên
Tre-so-sinh-bi-ham-hau-mon-3
Biểu hiện trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn tỏ ra khó chịu

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn

Phụ thuộc vào mức độ của tình trạng hậu môn ở trẻ em, mà sẽ có cách cách giải quyết khác nhau mà các mẹ cần lưu ý. Cụ thể như sau:

Đối với những bé bị bị hăm hậu môn nặng

Trường hợp bé bị hăm hậu môn nặng thì việc nên làm là ba mẹ tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà vì có thể sẽ dẫn đến những biến chứng không ngờ tới mà nên đưa ngay tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Sau khi được bác sĩ thăm khám, ba mẹ cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để tình trạng hăm hậu môn ở trẻ sơ sinh mau chóng tốt lên.

Đối với những bé bị bị hăm hậu môn nhẹ

Nếu thấy bé chỉ bị hăm hậu môn nhẹ thì ba mẹ có thể tự điều trị hăm da tại nhà bằng một số phương pháp sau:

  • Để vùng da hậu môn được thông thoáng, các mẹ nên hạn chế đóng tã bỉm cho bé trong thời gian này, thay vì đóng bỉm cả ngày, thì chỉ nên đóng bỉm buổi tối khi đi ngủ cho bé thôi, và thay thường xuyên (sau khi mặc khoảng 2-3h)
  • Vệ sinh vùng hậu môn cho bé thật sạch sẽ sau mỗi lần thay bỉm bằng nước ấm và lau khô để tránh tình trạng vi khuẩn gây hăm có cơ hội tấn công da yếu ớt của bé. 
  • Dùng các loại kem bôi hăm da cho bé đã được kiểm định chất lượng. các mẹ nên bôi đều đặn 2-3 lần/ngày sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ.
  • Để tránh bị nhiễm trùng và nhiễm nấm, các mẹ nên rửa tay sạch trước và sau khi thay bỉm cho bé
  • Dùng các loại tã lót ít dùng chất tạo mùi, ít hoá chất và mềm mại, không thô cứng. Các mẹ có thể tìm mua các loại bỉm uy tín tại KidsPlaza để đảm bảo chất lượng
Tre-so-sinh-bi-ham-hau-mon-1
Những điều mẹ cần làm khi bé bị hăm đỏ hậu môn

Trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn và vùng kín nếu như không được xử lý kịp thời có thể gây ra những đau đớn và biến chứng cho trẻ nhỏ, chính vì vậy các mẹ cần phải chú ý hơn về vấn đề này. Mong rằng thông qua bài viết này đã giúp các mẹ phần nào hiểu hơn những việc mà mình nên làm khi bé bị hăm đỏ hậu môn.

Xem thêm:

>>> Tã dán Merries size S nội địa dùng cho bé mấy kg, có bị hăm không?

>>> Mách mẹ cách nhận biết khi nào cần thay tã dán Moony Natural M

>>> Bỉm dán Moony cho trẻ sơ sinh có tốt không, an toàn cho da không?