Khí hậu chuyển mùa, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến một số bệnh lý ở trẻ em. Trong bài viết này chúng tôi sẽ liệt kê ra một số bệnh thường gặp ở trẻ em khi giao mùa và các biện pháp phòng tránh, điều trị hiệu quả để ba mẹ yên tâm bảo vệ bé trong điều kiện thời tiết thay đổi.

Tại sao bé hay bị ốm khi thời tiết chuyển mùa?

Khi giao mùa, đặc biệt là từ mùa thu sang đông, thời tiết thường có mưa, độ ẩm và nhiệt độ cũng thay đổi nhiều và lên xuống thất thường. Chính vì độ ẩm trong không khí cao đã tạo điều kiện cho các loại vi-rút, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, sinh sôi nhiều và lây lan nhiều trong không khí.

Vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công những ai có sức đề kháng thấp, hệ miễn dịch yếu. Do đó trẻ em là đối tượng có khả năng cao nhất mắc các bệnh lý do virus, vi khuẩn gây nên trong điều kiện thời tiết giao mùa.

Bên cạnh đó sự xâm nhập và tấn công của tổ hợp tác nhân gây bệnh khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và một số bệnh nguy hiểm khác.

cac-benh-thuong-gap-o-tre-em-khi-giao-mua
Các bệnh trẻ thường mắc khi giao mùa

5 bệnh lý trẻ em thường mắc phải khi thay đổi thời tiết

Trong giai đoạn giao mùa, có rất nhiều bệnh do virus gây nên tuy nhiên có 10 bệnh lý phổ biến mà trẻ em dễ mắc phải dưới đây:

1. Bệnh sốt xuất huyết

Trong thời điểm giao mùa, bệnh sốt xuất huyết là bệnh dịch phổ biến và dễ mắc nhất kể cả người lớn hay trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng hoặc nặng quá là tử vong.

Dấu hiệu để nhận biết khi ai đó mắc sốt xuất huyết đó là cơn sốt kéo dài ngày, có lúc sốt cao lên 40 độ C. Bên cạnh đó còn gặp phải các triệu chứng khác như đau đầu, nổi phát ban có thể thêm một số triệu chứng khác như mỏi tay chân, đau bụng, buồn nôn.

Khi trẻ mắc phải sốt xuất huyết mẹ nên cho bé đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và có phương pháp điều trị tốt nhất. Tuy nhiên trong thời điểm dịch bệnh như thế này trước khi đi làm mẹ cần liên hệ với bên thăm khám để được đặt lịch hợp lý và đảm bảo an toàn.

Phòng ngừa: Hiện nay chưa có vắc xin phòng sốt xuất huyết. Bệnh chỉ xuất hiện trong điều kiện thời tiết giao mùa, do đó để phòng ngừa sốt xuất huyết ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, ba mẹ tăng cường cách diệt muỗi, bọ ngựa, loăng quăng. Thường xuyên mặc quần áo dài trong mùa này cho bé, bôi kem xua muỗi đồng thời kết hợp các biện pháp khác.

Sốt xuất huyết thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn chuyển mùa

2. Bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng do thay đổi thời tiết có thể xuất hiện ở bất cứ ai kể cả người lớn. Tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm da dị ứng nhất vì da trẻ em mỏng, nhạy cảm, dễ bị tác động. Bệnh viêm da, dị ứng thời tiết có thể chấm dứt đến khi trẻ được 5 tuổi tuy nhiên một số ít trường hợp vẫn kéo dài đến khi trưởng thành.

Dấu hiệu nhận biết khi bé bị viêm da do thời tiết đó là xuất hiện các nốt đỏ trên da, ngứa ngáy, ho sốt và chán ăn.

Khi thấy bé nổi dị ứng vào giai đoạn này, bố mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để điều trị và thăm khám.Người lớn chủ động phòng ngừa viêm da dị ứng cho bé bằng cách vệ sinh nhà cửa, chăn gối, đồ chơi của bé, che chắc cẩn thận cho bé khi đi ra ngoài.

cac-benh-thuong-gap-o-tre-khi-giao-mua
Bệnh viêm da dị ứng khi chuyển mùa ở trẻ

3. Bệnh sởi

Sởi cũng là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em khi giao mùa. Biểu hiện của bệnh sởi đó là trẻ bị sốt, sổ mũi, ho khan, nổi phát ban. Khi mắc bệnh sởi mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não.

Phương pháp điều trị trong trường hợp bé mắc bệnh sởi đó là mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ, độ ẩm và nhiệt độ an toàn. Bên cạnh đó mẹ cũng để ý đến việc vệ sinh tai, mũi, họng cho bé thường xuyên.

Bệnh sởi ở trẻ em

4. Bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản là một trong những căn bệnh nguy hiểm thường xuất hiện ở trẻ em mà bố mẹ cần chú ý. Trẻ em khi mắc viêm não Nhật Bản thường không dễ phát hiện ra triệu chứng trong thời gian ủ bệnh. Đến lúc bệnh khởi phát thì trẻ sẽ sốt cao từ 38-40 độ C. Bên cạnh đó bé còn xuất hiện các triệu chứng khác như đau đầu, đau bụng, rối loạn nhãn cầu.

Phương pháp điều trị khi bé mắc phải viêm não Nhật Bản đó là khi bé có dấu hiệu sốt cao cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Để phòng ngừa viêm não Nhật Bản cho bé, bố mẹ đưa trẻ đi tiêm vắc xin đúng lịch, vệ sinh sạch sẽ chỗ ở, môi trường xung quanh, không để nước lâu ngày trong chum, vại.,,

Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em

5. Cảm cúm 

Thời điểm thời tiết giao mùa được xem là thời điểm “lý tưởng” để các loại vi rút gây bệnh sinh sôi, phát triển. Chính vì vậy bệnh cảm cúm cũng được xem là bệnh thường gặp ở trẻ em khi giao mùa mà bố mẹ cần lưu ý đến.

Biểu hiện của bé khi bị cảm cúm đó là có thể nóng sốt, đau mỏi cơ bắp, chóng mặt, mệt mỏi…

Cách điều trị khi bé bị cảm cúm đó là thực hiện theo chỉ định của bác sỹ, kết hợp cho bé nghỉ ngơi phù hợp, uống nước thường xuyên.

Phải làm gì khi bé mắc bệnh trong thời tiết giao mùa ?

Ngoài dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé bất cứ lúc nào thì ba mẹ cũng nên có những biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh cho bé cách an toàn nhất.

Trong giai đoạn thời tiết giao mùa như thế này mẹ cần bổ sung cho bé các nguồn thực phẩm tăng sức đề kháng để tạo cho bé hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nguồn thực phẩm đảm bảo sức khỏe cho bé được tốt nhất không thể không kể đến rau củ, cá, trứng, sữa bột, các loại ngũ cốc.

Các căn bệnh hay xuất hiện trong thời điểm giao mùa rất dễ tấn công đến sức khỏe của bé. Ba mẹ nên phòng bệnh hơn chữa bệnh để đảm bảo sức khỏe của bé được đảm bảo an toàn. Hy vọng các chia sẻ trên đây sẽ giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm nhận biết về các bệnh chuyển mùa và có biện pháp chăm sóc bé tốt nhất.

Bài viết liên quan

>>> Lời khuyên đối với một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ 

>>> Con số đáng báo động về chứng bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ