Việc đánh giá kĩ năng thực hành của con là việc vô cùng cần thiết để bố mẹ có thể nhận thấy những ưu điểm cũng như hạn chế mà trẻ gặp phải để hoàn thiện các kĩ năng cần thiết của trẻ. Có rất nhiều cách để đánh giá liệu sự phát triển của con bạn có đến tầm so với kỹ năng thực hành đó hay không. Mọi người hãy cùng trả lời các câu hỏi dưới đây:

Liệu con bạn có đạt được mức kỳ vọng thông thường tại trường?

Làm thế nào bạn có thể biết kỹ năng thực hành của con mình?

Đầu tiên, nếu nhìn chung con trai hay con gái bạn học tốt tại trường – đạt được điểm số ổn và cũng đảm bảo những yêu cầu trách nhiệm khác tại trường – như đảm bảo bài tập về nhà – khả năng là những kỹ năng thực hành của cô bé hay cậu bé đang tiến triển tốt đẹp. 

Tất nhiên có khả năng là con bạn làm tốt tại trường và chưa tốt tại nhà, và đó có thể là lý do tại sao bạn đang đọc cuốn sách này. Điều này có thể xảy ra vì rất nhiều lý do – ở nhà không quy củ bằng ở trường, có thể có nhiều căng thẳng ở nhà hơn (ví dụ như anh chị em hay chành chọe nhau), hoặc kỳ vọng vào các chức năng thực hành không phù hợp với sự phát triển của trẻ (quá cao hoặc quá thấp). 

Sự yếu kém trong kỹ năng thực hành của chính bạn thậm chí có thể khiến nhà trở thành một nơi thách thức hơn với trẻ. Để nhận ra nơi con mình đang đứng, bạn cần phải nhận thức được thể loại nhiệm vụ và trách nhiệm điển hình nào được mong đợi ở đứa trẻ ở từng độ tuổi khác nhau. 

Con bạn đang phát triển thế nào so với những đứa trẻ khác?

Có thể hữu ích khi so sánh con bạn với bạn bè hoặc bạn cùng lớp của chúng để có một sự ước đoán sơ qua liệu các kỹ năng thực hành ở chúng có đang tiến triển bình thường hay không. Hãy ghi nhớ rằng dù thế, luôn có rất nhiều cách phát triển bình thường. 

Cũng giống như chúng ta không mong đợi tất cả trẻ em ngay lập tức biết đi lúc mười hai tháng tuổi hoặc biết cách kết hợp các từ ở độ tuổi mười tám tháng, cũng dễ hiểu khi trẻ em phát triển khác nhau ở cùng một thời điểm nhất định nào đó. 

Một vài đứa trẻ năm tuổi có thể tự nhớ việc đánh răng mỗi sáng, nhưng rất nhiều đứa trẻ khác không thể, và không có gì là lạ nếu một đứa trẻ tám tuổi cần được nhắc nhở để thực hiện những việc chăm sóc bản thân này.

Làm thế nào bạn có thể biết kỹ năng thực hành của con mình?

Có hình mẫu rõ ràng về thế mạnh và điểm yếu trong các kỹ năng thực hành của con?

Trong khi các kỹ năng thực hành ở một số trẻ bị chậm trễ, một điều khá phổ biến ở trẻ em (và ở cả người lớn) là có một số kỹ năng mạnh hơn và yếu hơn so với người khác. Chẳng hạn như rất thường xuyên, trẻ em với khả năng kiềm chế phản ứng kém cũng sẽ có khả năng kiểm soát cảm xúc kém. Có những đứa trẻ biểu hiện và hành động trước khi suy nghĩ – chúng có khả năng sẽ nói điều gì đó ngu ngốc cũng như có thể nổi cơn thịnh nộ dù chỉ bị khiêu khích chút ít. 

Những đứa trẻ thiếu linh hoạt cũng sẽ có xu hướng kiểm soát cảm xúc kém – một sự thay đổi trong kế hoạch không lường trước có thể khiến chúng khủng hoảng. Đôi khi trẻ em yếu kém ở cả ba kỹ năng thực hành cùng một lúc (ức chế phản ứng, kiểm soát cảm xúc và linh hoạt): nếu con bạn rơi phải trường hợp này, bạn biết rằng việc bạn biết giữ bình tĩnh khi cố gắng quản lý những thử nghiệm và sự khổ sở trong con hàng ngày thách thức đến nhường nào.

Sử dụng thang điểm đánh giá để nhận ra thế mạnh và điểm yếu của con bạn

Chắc có lẽ đến giờ bạn đã trở nên quen hơn với từng kỹ năng thực hành miêu tả thế mạnh và điểm yếu của chính con bạn một cách khá chính xác. Bạn có thể xác nhận sự đánh giá của mình bằng cách hoàn thành một thang điểm đánh giá về con bạn. Bởi vì các kỹ năng thực hành phát triển tốt trông rất khác nhau ở những độ tuổi khác nhau (mầm non, đầu tiểu học, cuối tiểu học, và cấp hai).

(Nguồn: Tham khảo)