Dạy con hành động độc lập

Các bậc cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy trẻ em Nhật Bản rất kỷ luật và tự lập…Vậy, người Nhật dạy con như thế nào? Hãy tham khảo 9 cách dạy con thông minh của người Nhật dưới đây nhé!

Sự khác biệt giữa môi trường sống Nhật Bản và Việt Nam

Trẻ em Nhật Bản được sống trong môi trường an toàn hơn rất nhiều, không có bắt cóc, không có giao thông phức tạp…Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên toàn thế giới.

Ở trong một môi trường như thế nên dễ hiểu tại sao ở Nhật Bản có thế bắt gặp những đứa trẻ rất tự lập, tự chơi và làm việc một mình. Chúng có thể tự bắt xe buýt đến trường, tự đi chợ. Đây lại là điều cực kỳ hiếm ở Việt Nam. Phần lớn phụ huynh ở Việt Nam thường đưa đón con họ mỗi ngày khi tới trường cho đến thời điểm kết thúc trung học cơ sở. Một số vẫn thực hiện đưa đón hàng ngày ngay cả khi con đã là học sinh trung học phổ thông.

Mỗi nền văn hóa khác nhau, bạn không nên xác định học tập hoàn toàn cách dạy con của người Nhật vì thực tế thì nó không phù hợp để áp dụng trực tiếp tại môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên tham khảo phương pháp của người Nhật, tìm kiếm một số điểm phù hợp để áp dụng trong việc nuôi dạy con cái của chính bản thân bạn.

9 cách dạy con thông minh của người Nhật

Dạy trẻ hành động độc lập

Người Nhật thường khuyến khích con em của họ tự mình giải quyết những vấn đề của riêng mình và không can thiệp khi còn có thể. Đây là lý do trẻ em Nhật Bản luôn có khả năng tự lập cao hơn hẳn so với trẻ em Việt Nam.

Dạy con hành động độc lập

Nếu như những đứa bé ngồi chơi với nhau, nếu chúng có sự xung đột, cãi nhau hay tranh giành đồ chơi thì người lớn, ở đây là bố mẹ Nhật sẽ để tự chúng làm hòa với nhau. Bố mẹ sẽ can thiệp nếu như mọi chuyện đi quá xa chẳng hạn như đánh nhau. Trong khi đó, phụ huynh Việt Nam lại có xu hướng can thiệp vào xung đột này ngay từ đầu.

Người Nhật dạy con kỹ năng sống đó là tính kỷ luật

Chắc hẳn quý bạn đã biết, Người Nhật nổi tiếng với tính kỷ luật cao và điều này được giáo dục ngay ở những đứa bé. Cha mẹ Nhật Bản rất hiếm khi áp dụng các hình phạt, cũng như mắng mỏ khi dạy con. Thay vào đó, chính bản thân họ luôn cố gắng làm gương để những đứa con của mình tự động “bắt chước” những hành vi của bố mẹ.

Chính vì vậy, muốn Dạy con theo kiểu Nhật Bản thì bản thân cha mẹ phải là người tuân thủ kỷ luật. Nếu muốn trẻ luôn tôn trọng kỷ luật và tuân thủ những nội quy cần thiết, chính bố mẹ phải là những người đầu tiên làm điều này để noi gương cho trẻ.

Cách nuôi dạy con của người Nhật là Khen hành vi tốt của trẻ

Trong cách dạy con của Người Nhật, họ sẽ không tiếc lời khen con. Nhưng giữa khen và Nịnh sẽ là 2 khái niệm khác biệt. Nếu chỉ khen trẻ chung chung, ba mẹ có thể khiến trẻ tự phụ. Hiểu được điều này, ba mẹ Nhật luôn khen thật cụ thể mỗi khi con làm được một việc gì đó. Chẳng hạn thay vì chỉ khen “con mẹ thật giỏi” thì ba mẹ Nhật sẽ khen “con mẹ tự thay quần áo thật giỏi”, hay “con mẹ cất đồ chơi thật gọn gàng”. Khi được khen cụ thể, trẻ thường có xu hướng lặp lại hành động này vào lần sau để tiếp tục được ba mẹ khen ngợi.

Nuôi con kiểu Nhật là không chỉ trích lỗi lầm của con

Mọi bậc phụ huynh đều có sự kỳ vọng lớn lao vào con cái. Điều này vô tình khiến họ cảm thấy thất vọng khi trẻ không đáp ứng được mong muốn của họ. Đồng thời, đây cũng là lý do khiến nhiều người có thói quen chỉ trích mỗi khi trẻ mắc sai lầm.

Cha mẹ không chỉ trích lỗi lầm của con

Tuy nhiên đối với người Nhật, họ quan niệm rằng sai lầm là điều tất cả mọi người đều không thể tránh khỏi, và chỉ trích lỗi lầm cũng không làm người khác tốt lên. Do vậy khi nuôi con kiểu Nhật Bản, họ cũng hạn chế tối đa việc chỉ trích lỗi lầm của trẻ, mà thường dạy trẻ biết lỗi sai của mình ở đâu để bé khắc phục vào những lần sau.

Cách dạy con của người Nhật là để trẻ vận động thường xuyên

Theo phương pháp dạy con của người nhật thì ngoài dinh dưỡng, tu luyện ý thức thì thể chất cũng phải được nâng cao. Bên cạnh việc phát triển trí tuệ, ba mẹ Nhật cũng chú trọng việc giáo dục thể chất cho con cái. Ngay từ khi trẻ lên 2, người Nhật đã cho trẻ đi bộ đều đặn những đoạn ngắn hàng ngày. Mặt khác, trẻ em Nhật cũng được ba mẹ dắt đi công viên thường xuyên để trẻ được vui chơi và tăng cường sức khỏe.

Phương pháp dạy con của người Nhật là Cân bằng yếu tố cá nhân và cộng đồng

Có thể quý bạn không biết, theo cách nuôi dạy con kiểu nhật thì ngay từ khi còn bé. Các kỹ năng ứng xử với cộng đồng, tập thể là yếu tố luôn được ba mẹ Nhật quan tâm. Thông thường, họ hướng con cái của mình phải biết ứng xử nhẹ nhàng, hòa nhã với mọi người và kiềm chế bản thân để tránh những xung đột không đáng có. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các cá nhân vẫn được coi trọng. Do đó, mẹ Nhật dạy con phải biết nỗ lực để đạt được các mục tiêu của mình một cách lành mạnh.

Nuôi con theo kiểu Nhật: thân thiết với con nhưng không ôm hôn

Người Nhật dành nhiều thời gian bên cạnh con cái. Giữa ba mẹ và trẻ cũng có mối quan hệ vô cùng thân mật. Thế nhưng, họ luôn hạn chế ôm hôn và làm những điều tương tự. Lý do là bởi họ quan niệm cơ thể của trẻ cũng cần được tôn trọng bởi tất cả mọi người.

Cách người Nhật dạy con: Thường xuyên làm đồ ăn cho trẻ

Ở đất nước hoa anh đào, việc trẻ mang theo đồ ăn được chính tay mẹ làm khi đến trường gần như là một điều đương nhiên. Bởi trước khi sinh, phụ nữ Nhật luôn được học về dinh dưỡng, để biết cách nấu những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cho con yêu của mình. Không chỉ ngon, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, bữa ăn của trẻ còn được trang trí dễ thương và đẹp mắt. Đây cũng là một đặc trưng thể hiện sự khéo léo và tỉ mỉ của phụ nữ Nhật Bản.

Cách người Nhật dạy con: Cho phép trẻ tự do giải trí

Nuôi dạy con kiểu nhật là để trẻ tự chủ trong giải trí, tuy nhiên nó trong khuôn khổ của cha mẹ. Trẻ em sẽ được phép tiếp xúc tự do xem giải trí kể cả hình ảnh có bạo lực hay mang tính người lớn . Nhưng cha mẹ sẽ giám sát và chỉ cho con xem ở những kênh truyền hình uy tín hay các kênh youtube đảm bảo. Và họ cho con xem trong khoảng bao nhiêu phút thường 10->20p để trẻ giải trí, sau đó trẻ sẽ tự tắt và không phàn nàn.

Xem thêm>> 8 tình huống xử lý và cách dạy con khi con không nghe lời

7 kiểu cha mẹ trong nuôi dạy con thời hiện đại