Bất dung nạp lactose là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nếu không phát hiện sớm các dấu hiệu bé bị bất dung nạp lactose sẽ dễ khiến bé bị suy dinh dưỡng, còi cọc chậm lớn cũng như các vấn đề hệ lụy sức khỏe về lâu dài. 

Dấu hiệu bé bị bất dung nạp lactose mẹ nên biết 

Bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh là tình trạng cơ thể trẻ không thể tiêu hóa hết đường lactose có trong sữa. Vậy làm sao biết bé bị bất dung nạp lactose? Mời cha mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 5 dấu hiệu sau đây. 

Trẻ đau bụng, đầy hơi, vặn mình khó chịu 

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất trẻ bị bất dung nạp lactose. Trẻ đau bụng, vặn mình, đầy hơi, cơn đau thường xuất hiện quanh vùng rốn, ở nửa dưới của bụng. 

Nguyên nhân thường do cơ thể trẻ không tiết đủ enzym lactase để chuyển hóa hết lượng đường lactose dẫn đến lượng đường dư bị đẩy xuống đại tràng và bị phân hủy giải phóng các axit béo, các khí H2, CO2, CH4. Việc gia tăng axit và khí khiến thành ruột căng ra, tạo nên cảm giác đầy hơi, khó chịu. 

Trẻ bị đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân lỏng, có bọt nhầy  

Quá trình lên men đường lactose dư dẫn đến trẻ gia tăng tần suất đi ngoài, tăng tính lỏng của phân. 

Bên cạnh đó, sự tăng sinh của acid lactic khiến niêm mạc ruột trẻ bị tổn thương. Lúc này cơ thể trẻ sẽ tăng tiết dịch nhầy để bảo vệ niêm mạc ruột. Từ đó gây ra tình trạng phân được đào thải có mùi chua, có bọt nhầy, phân sống, phân lỏng. 

Đi ngoài nhiều lần, phân sống, có bọt nhầy,… là những dấu hiệu bé bị bất dung nạp lactose. 

Trẻ quấy khóc nhiều, khóc dạ đề 

Khóc là cách giao tiếp và truyền đạt cảm giác đói, đau, sợ hãi, nhu cầu của trẻ sơ sinh. Việc bất dung nạp lactose thường khiến thành ruột của trẻ bị căng giãn, tăng tiết khí và nước gây ra những cơn đau co thắt khó chịu, trẻ quấy khóc thường xuyên hay dân gian còn gọi là khóc dạ đề. 

Đường tiêu hóa kém khiến sức khỏe trẻ bị ảnh hưởng, trẻ thường quấy khóc về đêm. 

Trẻ buồn nôn, nôn trớ 

Sau khi bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ thường sẽ có triệu chứng buồn nôn, nôn trớ trong khi ăn hoặc sau khi ăn. Nếu gặp tình trạng này, mẹ nên nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng của trẻ. Đồng thời, khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng của trẻ. 

Đối với trường hợp nặng, mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời. 

Một số dấu hiệu bé bị bất dung nạp lactose khác 

Một số dấu hiệu khác, mẹ có thể nhận biết khi trẻ bị bất dung nạp lactose như: Hậu môn trẻ bị hăm đỏ, trẻ mệt mỏi, bú ít, chán bú, trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống kém, chậm phục hồi niêm mạc ruột,… 

Mẹ cần làm gì khi bé bị bất dung nạp lactose?

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bị bất dung nạp lactose, mẹ nên có những biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt như: 

  • Theo dõi và đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, có phác đồ điều trị hiệu quả. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ phù hợp. 
  • Cho bé bú sữa mẹ, tuy nhiên mẹ nên vắt bớt sữa đầu khi cho bé bú. Bởi vì đường lactose có khá nhiều trong phần sữa này. 
  • Nếu trẻ uống sữa công thức, mẹ nên lựa chọn các loại sữa không chứa lactose. Các loại sữa này trên bao bì thường được ghi nhãn lactofree hoặc free lactose. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm sữa công thức như: Sữa Nan Expert Pro, sữa Enfamil Lactose Free.
  • Bổ sung các lợi khuẩn cho bé bị bất dung nạp lactose thông qua các sản phẩm như Bio Amicus Complete, men vi sinh Biogaia Protectis 0+,… Mẹ có thể tham khảo các dòng sản phẩm này tại Kidsplaza.vn
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế thực phẩm nhiều đường, tăng cường omega 3, axit béo để tối ưu dinh dưỡng trong sữa mẹ. 

Mẹ cần đảm bảo lượng sữa cho bé bú, đồng thời đừng quên vắt bớt lượng sữa đầu để loại bỏ bớt lượng đường lactose. 

Trên đây là bài viết chia sẻ cách nhận biết dấu hiệu bé bị bất dung nạp lactose. Ngay khi phát hiệu các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi thăm khám. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, đảm bảo sức khỏe trẻ phát triển toàn diện. 

Tin liên quan: